Áp lực “cố đẻ lấy đứa con trai cho đỡ tủi”
GiadinhNet - Hai năm trở lại đây, khu Hố Dầu (phường Bãi Tắm, thị xã Chí Linh, Hải Dương) đã có người sinh con thứ ba và sẽ có thêm một số gia đình dự tính sinh thêm con. Điều đáng nói, những trường hợp này đều là gia đình sinh con một bề là gái và phần lớn ở các hộ khá giả. Theo ông Hà Tuấn Hoa – Bí thư Chi bộ khu Hố Dầu, tâm lý chuộng con trai còn ăn sâu trong tư tưởng của nhiều người, dù 15 năm liền nơi đây không có người sinh con thứ ba.
Quyết tâm phải có con trai “nối dõi”
Ông Phạm Bá Thụy, Trưởng khu Hố Dầu cho biết, địa bàn có hơn 100 hộ dân, trong số đó có 20 hộ sinh con một bề là gái. Thu nhập của các hộ chủ yếu từ chăn nuôi gà đồi, gà cám, lợn, trâu, trồng trọt, buôn bán.
Mặt bằng nhận thức của người dân ở đây khá cao. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, 15 năm liền khu Hố Dầu không có người sinh con thứ ba, mọi người đều yên tâm nuôi dạy con cái tốt. Tuy nhiên, gần đây khi thu nhập người dân ổn định, khấm khá hơn, đã có vài hộ sinh con tiếp để tìm kiếm con trai. “Nắm bắt được tâm lý của những gia đình này, chúng tôi đến vận động, có người nghe thì cứ nghe nhưng họ vẫn âm thầm mang thai để sinh con”, chị Tuyết - một cộng tác viên dân số khu Hố Dầu cho biết.
Như chị N.T.D giấu chuyện mang thai với lý do “béo lên”, khi sinh liên tiếp thêm hai con nữa thì phân trần: “Cháu không muốn đẻ tiếp nhưng tâm lý nhà cháu lại muốn”. Chồng chị D cũng tâm sự rất thật với cộng tác viên dân số rằng: “Thôi ăn đói, ăn no không quan trọng, cố đẻ lấy thằng con trai chứ mỗi lần đi uống rượu, hàng xóm có con trai cứ câu ra, câu vào cũng tủi thân lắm”. Ở những gia đình sinh con gái một bề là khác, nhiều anh chồng là con một đều thể hiện mong muốn sẽ giục vợ đẻ thêm để kiếm con trai: “Bọn em sẽ đẻ con trai, không được lại đẻ tiếp”... Mong muốn, quyết tâm phải có con trai nối dõi không chỉ xuất hiện ở Hố Dầu mà ở rất nhiều những địa bàn khác của thị xã Chí Linh.
Bà Hồ Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Chí Linh cho biết: Đối tượng sinh con thứ ba hiện nay phần lớn là những gia đình khá giả, cố kiếm cậu con trai hoặc có cả trai, cả gái mà vẫn muốn sinh thêm con trai nữa. Theo bà Hà, thực tế nhiều người muốn sinh con thứ ba và muốn đó là con trai, họ có thể làm được. Họ lựa chọn giới tính ngay từ trước khi mang thai như tìm các loại sách, các mẹo mách nhau ăn gì để sinh con trai, tính ngày rụng trứng, siêu âm để biết thời điểm trứng rụng. Thậm chí, áp dụng cả phương pháp dân gian như thụ thai tháng nào thì có con trai hay gái… Trong mấy tháng đầu của chu kỳ mang thai, chỉ cần một câu nói nhỏ nhẹ của kỹ thuật viên siêu âm: “giống bố”, “giống mẹ” là người mẹ có thể biết thai nhi đang mang là trai hay gái. Nếu không phải là con trai thì thai 14 tuần cũng phá được ở những cơ sở tư nhân.
Tâm lý “khát” con trai còn ăn sâu trong tư tưởng
Chia sẻ về những khó khăn trong công tác truyền thông chuyển đổi hành vi để người dân coi con trai cũng như con gái, bà Hồ Thị Thu Hà cho biết: Trong những buổi gặp gỡ, nói chuyện với người dân, nhiều người cao tuổi vẫn có thái độ rất “kiên định” với việc phải có con trai. Theo bà Hà: “Khi trao đổi, có những bác nói thẳng rằng, các cô nói thế thôi vì các cô có lương công tác, chúng tôi bây giờ 70 tuổi, không có thu nhập và cũng không có con trai thì trông cậy vào đâu? Nếu có hai con gái thì khi chúng tôi chết, con gái tôi có đem ảnh tôi đặt giữa nhà chồng nó được không? Các ông, các bác còn ví dụ có những dòng họ, con gái thành đạt có thể đưa tiền về đóng góp nhưng không bao giờ được ghi tên vào gia phả dòng họ. Thậm chí, họ còn nhấn mạnh: Các cô giỏi các cô thử mang ảnh bố các cô về nhà chồng đi”.
Bà Hà trăn trở: “Chúng tôi xác định, dù khó khăn cũng vẫn phải làm, bởi những việc công tác dân số làm ngày hôm nay phải 15 - 20 năm sau mới thấy được kết quả. Chúng tôi vẫn chia sẻ với các đồng chí lãnh đạo, mong rằng lúc đó không phải nghe người dân trách các anh, các chị đã làm gì để hôm nay con cháu chúng tôi khổ thế này?”.
Trăn trở của những người làm công tác DS-KHHGĐ tỉnh Hải Dương cũng là trăn trở của tất cả những người làm công tác DS- KHHGĐ trên cả nước. Hiện tỉ số giới tính khi sinh (GTKS) ở Chí Linh nói riêng và toàn tỉnh Hải Dương vẫn ở mức cao: 118 và 118,3 bé trai/100 bé gái. Theo đánh giá của những người làm công tác DS-KHHGĐ ở Hải Dương, việc lạm dụng kỹ thuật siêu âm để chẩn đoán giới tính thai nhi và nạo phá thai với lý do giới tính đang diễn ra phức tạp chưa được kiểm soát gây khó khăn trong việc ổn định tỉ số GTKS theo quy luật tự nhiên. Tỉnh Hải Dương đã nỗ lực và có rất nhiều giải pháp nhưng tỉ số GTKS cũng chỉ giảm xuống 0,6 điểm phần trăm so với năm trước và chưa phải là dấu hiệu bền vững.
Tình trạng mất cân bằng GTKS ở Việt Nam có xu hướng tăng cao từ năm 2008, đến năm 2013 là 113,8 trẻ trai/100 trẻ gái. Năm 2014, với những nỗ lực của toàn ngành Dân số và cả xã hội, tỉ số GTKS đã giảm xuống còn 112,2 nhưng chưa phải là xu hướng giảm có tính bền vững mà sẽ có nguy cơ gia tăng bất cứ lúc nào. Các chuyên gia về dân số cũng nhận định, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, chúng ta sẽ phải đối mặt với thực trạng từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ là người Việt Nam để kết hôn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng, sự phát triển của khoa học kỹ thuật có thể giúp biết giới tính thai nhi. Nhưng đây không phải là lý do chính dẫn đến tình trạng mất cân bằng GTKS. Bằng chứng là khoa học kỹ thuật ở miền Nam phát triển không kém miền Bắc, thậm chí một số mặt còn vượt, nhưng mất cân bằng GTKS chủ yếu ở miền Bắc, đặc biệt là Đồng bằng sông Hồng. Lý do chính ở đây được Thứ trưởng nhấn mạnh một phần là do tâm lý nhiều người còn rất “khát” con trai.
Nâng cao vai trò của nam giới
“Tại Việt Nam, nguyên nhân cốt lõi của vấn đề mất cân bằng GTKS không chỉ nằm ở việc lựa chọn giới tính thai nhi mà chính là do sự bất bình đẳng giới và xem thường giá trị của phụ nữ. Hiện tượng lựa chọn giới tính trước khi sinh trở nên nghiêm trọng hơn bởi các quan niệm truyền thống trong gia đình, đặc biệt là hệ thống gia đình phụ hệ cũng như thiếu quyền tự chủ của người phụ nữ về mặt tài chính và xã hội... Khi mà phụ nữ và các em gái được tiếp cận với chăm sóc y tế, giáo dục, cơ hội việc làm một cách bình đẳng như nam giới thì họ sẽ có thể phát triển tốt và làm được những gì mà nam giới làm, thậm chí họ có thể làm tốt hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ có phụ nữ thì không thể giải quyết được vấn đề, mà cần có sự hợp tác của nam giới. Nam giới phải được khuyến khích để trở thành những tác nhân thay đổi văn hóa - xã hội góp phần giảm tình trạng mất cân bằng GTKS”.
(Bà Ritsu Nacken - Quyền Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc Việt Nam)
Hà Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 10 giờ trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 17 giờ trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 1 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMột nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.