Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bà đẻ kiêng khem: Tránh mất lòng vì mâu thuẫn nhỏ

Thứ bảy, 13:00 09/10/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Nể người già, nhiều bà mẹ trẻ đành "ngậm bồ hòn làm ngọt", kiêng khem cho yên nhà, nhưng nhiều người vẫn không "phục" theo cách kiêng này.

 
Làm thế nào để kiêng khem một  cách khoa học để mẹ khỏe con ngoan là điều khiến nhiều bà mẹ trẻ đau đầu...

"Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước"

"Em đi học lớp tiền sản ở bệnh viện về, bác sĩ phổ biến nhiều thứ dựa theo khoa học nhưng khác với những gì các cụ ta dạy nhiều quá! Các chị có kinh nghiệm chia sẻ cho em với chứ kiêng khem như kiểu ngày xưa các cụ bảo thì em chết. Em thì em chẳng tin đâu nhưng làm sao thuyết phục được các cụ bây giờ? Nếu làm trái ý trước mặt mẹ chồng thì lại bị mang tiếng là hư, ngang bướng. Mẹ chồng em rất đảm đang, lại nuôi hết con này cháu kia nên nghĩ mình cái gì cũng đúng"... Chị Lê Thu Hoài, 36 tuổi, ở Hà Nội chia sẻ.
 
Không kiêng khem một cách quá cực đoan để bảo vệ sức khỏe
cho mẹ và em bé.

Chị Hoài kể một đoạn đối thoại ngắn khiến chị phải "đau đầu": Mẹ chồng nói - "Phải kiêng tắm gội 1 tháng" còn bác sĩ (BS) bảo: "Đấy là biện pháp ngừa thai hữu hiệu nhất rồi còn gì! Em bé thì được tắm hàng ngày còn mẹ tại sao lại phải kiêng?". Cụ nói: "Phải bịt bông vào tai, đeo khăn, mặc quần áo dài tay" còn BS bảo: "Giữa mùa hè mà mặc như thế nhìn chẳng khác gì sinh vật lạ cả, chẳng biết làm thế để tránh cái gì?". Cụ nói: "Đẻ xong không được nói nhiều, không thì bị nhịu lưỡi" còn BS bảo: "Chẳng có gì liên quan ở đây cả, ăn nói là nhu cầu bình thường của con người". Cụ nói: "Em bé sơ sinh phải bó tay chân thật chặt, không thì nó bị giật mình", còn BS thì cho rằng: "Thế thử bó người bà như thế xem bà có chịu được không?"...

Anh Trần Trung Kiên - Chuyên viên tư vấn tâm lý gia đình - Tổng đài 1088 cho biết: Tổng đài Trung tâm thường xuyên nhận được những cuộc gọi tư vấn, hầu hết của các cô con dâu gọi đến cầu cứu cách ứng xử với những bà mẹ chồng hoặc bậc bề trên khó tính, khắt khe trong việc chăm sóc sản phụ. Người cao tuổi ở thành thị hay nông thôn đều có những kiêng khem "gia truyền". "Tôi có nên làm không?", "Làm thế nào để mẹ tôi không mất lòng?" là những câu hỏi được đề cập nhiều nhất...

Trang bị kiến thức ngay từ trước sinh
 

PGS.TS Nguyễn Hồi Loan Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội.

"Cần thiết nhất là cô con dâu không được đối đầu cãi lý với mẹ chồng. Nếu cảm thấy khó nói trực tiếp sợ mất lòng bề trên, hãy trao đổi qua người chồng. Đây là cầu nối quan trọng trong mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu. Nếu thông tin về việc chăm sóc sản phụ hợp lý thì ít có bà mẹ chồng nào bắt ép con dâu phải kiêng khem quá lâu, quá kỹ. Suy cho cùng, mẹ chồng muốn con dâu tuân thủ chuyện kiêng cữ cũng là vì lo cho sức khỏe của con cháu mà thôi".

Chia sẻ kinh nghiệm thuyết phục gia đình, chị Bùi Thu Hoa (ở đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) cho hay: "Với mình, để xét xem lời khuyên của các cụ có đúng không thì phải tìm cách giải thích nguồn gốc của lời khuyên đó, có như vậy mới tin được là lời khuyên đó có đúng hay sai. Việc của chị em mình là suy xét xem việc kiêng kỵ nào là phù hợp với hoàn cảnh hiện tại mà theo thôi".

Theo BS Lê Thị Kim Dung (Trung tâm y tế lao động, Hà Nội): Chúng ta không phủ nhận những kinh nghiệm quý báu của các cụ lớp trước. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng, có những  kiến thức của các cụ không còn phù hợp. Hơn thế, hiện nay kiến thức là của cả thế giới chứ không riêng gì đất nước mình" - BS Dung khẳng định.

Có những gia đình, sản phụ là người hiểu biết nhưng sợ mất lòng bề trên. Tốt nhất, các ông bố bà mẹ trẻ  nên trang bị những hiểu biết và kiến thức trước khi sinh con một cách kỹ lưỡng. Nếu sợ làm mất lòng mẹ chồng, con dâu nên cùng chồng trao đổi với bà về kiến thức kiêng cữ trước khi sinh nở. Phải có tri thức thì mới bảo vệ được cái lý của mình. Chủ động trong kiến thức, tự chủ kinh tế và phải có chính kiến trong gia đình, cô con dâu sẽ tạo cho mình vị thế khác.

Cũng theo BS Dung, ngoài việc trao đổi với người thân về kiến thức và cách chăm sóc sức khoẻ sau sinh, trong việc giải quyết các vấn đề tâm lý, cần thiết phải trang bị cả những kỹ năng sống. Với những người có kỹ năng sống tốt thì lúc cần mềm dẻo: "Mẹ ơi, bây giờ theo con được biết thì món này con cũng ăn được, mẹ phải cho con kiểm chứng chứ!". Nhưng cũng có lúc phải khẳng định sớm với những điều nguy hiểm như nằm than trong phòng kín, sản phụ phải đưa lý lẽ khoa học: Dù là than gì đi nữa thì nguyên lý của đốt cháy là đốt ôxy và nhả CO2. Điều này càng tai hại nếu trong phòng kín. Hơn thế, da trẻ em rất mỏng, rất nhạy, không thiếu những trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏng hơi than.

Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Trần Trung Kiên: Cần xác định và chuẩn bị vai trò của từng người trong gia đình trước khi gia đình xuất hiện thêm một thành viên mới. Đối với sản phụ, nên cùng nhau trao đổi với mẹ chồng những kiến thức hiện đại. Nếu bà mẹ không nghe, nên mua các sách vở từ trước sinh cho mẹ chồng tham khảo cùng. Nếu quá đà hơn, bà mẹ vẫn khăng khăng, sản phụ nên gọi điện hoặc nhờ đến các chuyên gia sức khoẻ tư vấn trực tiếp cho các thành viên trong gia đình. Còn nếu đã hết cách, khi đã chắc chắn kiến thức của mình đúng, sản phụ nên âm thầm khéo léo làm theo ý mình, dù trước mặt có thể: "Dạ, vâng ạ!" với các cụ.

"Không nên nói các cụ là bảo thủ hay cố chấp, dù rõ ràng là như thế. Bởi, ai cũng muốn tốt cho con cháu mình, chỉ là làm theo cách nào mà thôi! Theo tôi, nếu nhờ các bậc bề trên cùng thế hệ giúp đỡ sẽ thuận lợi cho việc vận động"- anh Kiên chia sẻ.

Quỳnh An

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top