Bác sĩ kể những ngày cuối của hotgirl Hải Phòng 26 tuổi qua đời vì ung thư dạ dày
Cô gái trẻ nhập viện khi ung thư dạ dày đã ở giai đoạn muộn và qua đời sau 3 tuần điều trị.
Sự ra đi của cô gái trẻ Đ.H.T., một hotgirl tại Hải Phòng do ung thư dạ dày khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối. Cách đây hơn 2 tháng, T. vừa chia sẻ khoảnh khắc vui vẻ bên bạn bè nhân sinh nhật tuổi 26.
T. trút hơi thở cuối cùng vào lúc 17h35 chiều 18/9. Chiều nay, gia đình đã tổ chức lễ viếng và lễ an táng cho cô tại nghĩa trang quê nhà. Khi biết tin, hàng chục ngàn người đã để lại lời chia buồn với gia đình T.

T. vừa tổ chức sinh nhật tuổi 26 vào tháng 7 vừa qua
Trực tiếp điều trị cho T., BS Nguyễn Thanh Hùng, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai chia sẻ, T. phát hiện ung thư dạ dày cách đây hơn 1 năm, sau đó đã phẫu thuật cắt u tại một BV ung bướu.
Tuy nhiên sau phẫu thuật, T. thuê nhà tại một chung cư cao cấp tại Hà Nội sống 1 mình, không cho bố mẹ lên thăm, bản thân cô cũng không đi khám lại định kỳ mà tự uống thuốc.
Gần đây, bạn BS Hùng cũng là người cho T. thuê nhà thấy sức khoẻ cô ngày càng kém, da vàng nên cùng BS Hùng động viên cô vào BV Bạch Mai thăm khám.

T. điều trị tại BV Bạch Mai 3 tuần
“Khi vào viện, bạn ấy đã bị đau nhiều, thể trạng rất yếu, cơ thể suy kiệt, da vàng. Biết tình trạng bệnh đã rất nặng, không thể can thiệp được gì nên tôi đã yêu cầu gọi bố mẹ lên để trao đổi. Sau đó bệnh nhân được nhập viện để làm chụp chiếu, xét nghiệm”, BS Hùng thông tin.
Kết quả chụp chiếu cho thấy, khối u từ dạ dày đã di căn nhiều bộ phận, hạch toàn bộ ổ bụng chèn ép gây tắc mật. Bệnh nhân cũng bị rối loạn đông máu, thiếu máu trầm trọng.
“Với các trường hợp tắc mật, nếu không được dẫn thông, trong thời gian rất ngắn các chất độc sẽ lên não khiến bệnh nhân hôn mê rồi tử vong”, BS Hùng nói.
T. chính thức nhập viện ngày 28/8. Ngay lập tức bác sĩ chỉ định truyền máu, truyền yếu tố đông máu, dẫn lưu mật để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, nếu chậm trễ, tắc mật sẽ gây hôn mê gan.

Những ngày cuối điều trị ở BV, T. phải trải qua nhiều đau đớn
BS Hùng đã trực tiếp trao đổi với bố mẹ T. rất nhiều về tình trạng của con, thông báo chỉ có thể chăm sóc giảm nhẹ, không can thiệp được gì nhưng T. có nguyện vọng ở lại BV điều trị với hy vọng “còn nước còn tát” nên gia đình đồng thuận.
BS Hùng cho biết, do vào viện đã ở giai đoạn cuối nên T. đau nhiều, dùng các thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng nên mỗi ngày phải tiêm 1-2 ống morphine trong suốt 7-10 ngày cuối cùng. Đến chiều qua (18/9), khi tình trạng T. quá nặng, gia đình mới xin cho con về.
BS cũng chia sẻ rất tiếc về trường hợp bệnh nhân T., nếu được điều trị đa khoa đến nơi đến chốn ngay từ đầu thì cơ hội sống rất cao.
Theo Vietnamnet

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này
Bệnh thường gặp - 52 phút trướcGĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, sốt phát ban và sởi đều là những bệnh do virus gây ra. Sốt phát ban thường lành tính và tự khỏi, sởi lại có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi hay viêm não nếu không xử lý kịp thời. Chẩn nhầm bệnh có thể dẫn đến điều trị sai vì vậy, nhận diện đúng dấu hiệu từng bệnh giúp chẩn đoán đúng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện vì men gan cao cho biết, vì lo lắng uống nhiều loại thuốc để trị cảm cúm sẽ gây hại cho gan nên đã tự ý ngưng thuốc điều trị viêm gan B.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết
Sống khỏe - 18 giờ trướcĂn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Sống khỏe - 23 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.