Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bài học từ kinh nghiệm của khu vực

Thứ tư, 08:33 03/03/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - "Vấn đề DS/SKSS không chỉ giới hạn ở lĩnh vực dân số và y tế mà nó còn là nhân tố quan trọng đóng góp môi trường cho sự phát triển nguồn vốn con người".

Giáo sư Adrian C.Hayes, Đại học Quốc gia Australia nhấn mạnh tại hội thảo "Các động thái dân số và ảnh hưởng đối với xã hội Việt Nam: Bài học từ kinh nghiệm của khu vực" do Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức ngày 2/3 tại Hà Nội.

Tránh giảm quá sâu

Đây là vấn đề được các giáo sư, các chuyên gia trong lĩnh vực dân số cả trong và ngoài nước đề cập rõ nét, nhằm góp ý hoàn thiện cho dự thảo Chiến lược DS/SKSS Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

Góp ý cho Chiến lược DS/SKSS giai đoạn 2011 - 2020 của Việt Nam, Giáo sư (GS) Adrian C.Hayes chỉ ra áp lực của sự gia tăng dân số đến các vấn đề xã hội như lao động, việc làm, an sinh xã hội... Ông cũng cho rằng, với đà tăng dân số, số dân của Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục tăng lên trong giai đoạn 2011 - 2020. Bên cạnh đó, Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề về mức sinh, cơ cấu dân số vàng, già hóa dân số, tỉ số giới tính khi sinh, di cư và đô thị hóa...
 

Các đại biểu tại hội thảo (Ảnh: TG).

Ở một góc độ khác, GS Gavin W.Jones - Viện Nghiên cứu châu Á, Trường ĐH Quốc gia Singapore cho hay, Việt Nam đang ở trong thời điểm quá độ dân số. Theo ông, với mức sinh thay thế đã đạt được như hiện nay, Việt Nam cần có kế hoạch đối phó với việc tăng dân số trở lại - tất yếu do đà tăng dân số, thường sau khi đã đạt mức sinh thay thế khoảng 30 -  40 năm. Đồng thời, liên hệ với kinh nghiệm các nước trong khu vực, ông cũng lưu ý mục tiêu về mức sinh phải phù hợp, ở một số nước khi tổng tỉ suất sinh (số con của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ - TFR) giảm quá nhanh hoặc xuống mức quá thấp dẫn đến già hóa dân số, thiếu hụt dân số trong độ tuổi lao động. Giáo sư Gavin dẫn chứng những nước đã trải qua tình trạng tăng dân số đáng kể do đà tăng dân số như Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam có thể mong muốn giảm TFR xuống 1,8 thậm chí 1,6 sau đó tăng lên 2,1. Nguy cơ ở đây, theo ông là khi TFR giảm xuống 1,8 hoặc 1,6 thì thường rất khó hay không thể tăng lại hoặc không thể ngăn tỉ suất này tiếp tục giảm sâu hơn. Bài học này đã nhìn thấy ở nhiều nước châu Âu và Đông Á. "Tuy nhiên, nhiều nước Đông Á vẫn rất chậm trễ trong thay đổi chính sách hạn chế sinh đẻ khi những chính sách này không còn cần thiết nữa" -  ông nói.

Nắm lấy cơ hội vàng

Đưa ra kinh nghiệm để ứng phó với vấn đề già hóa dân số, ông Gavin cho biết, một số nước trong khu vực đã có chính sách tận dụng lao động lớn tuổi. Tuổi về hưu ở khối nhà nước của Nhật Bản là 60 - 65 tuổi, Singapore là 62 - 65 tuổi.
Theo Giáo sư Adrian C.Hayes, nói về chất lượng dân số là nói đến việc cải thiện nguồn vốn con người - nguồn nhân lực - ở các góc độ về y tế, chăm sóc SKSS, cuộc sống... nhằm tận dụng nguồn nhân lực này để phát triển kinh tế. Việc cải thiện nguồn nhân lực giúp họ có cơ hội học hành, tham gia và hưởng lợi từ các kết quả phát triển của kinh tế - xã hội, từ đó nâng cao được chất lượng cuộc sống của họ.

Cùng quan điểm, GS Gavin chỉ ra việc tận dụng cơ cấu dân số vàng trong việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước. "Kinh nghiệm của các nước châu Á cho thấy, việc tận dụng cơ hội này đã đóng góp tới 2/3 “phép màu” kinh tế họ đạt được trong thời gian qua. Đây cũng là kinh nghiệm để Việt Nam có thể đạt được sự phát triển vượt bậc" - ông nói. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo, cơ hội cũng có thể sẽ trở thành thảm họa nếu một số lượng lớn thanh niên không được đào tạo đầy đủ, gia nhập một thị trường lao động không đủ sức sử dụng họ. Đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến bất mãn, bất ổn chính trị và bất ổn xã hội. Còn nếu được tận dụng hợp lý thì đây chắc chắn là cơ hội để phát triển kinh tế nhanh chóng.

Việc tăng cường chăm sóc SKSS được các chuyên gia, các nhà khoa học đánh giá là giải pháp đồng bộ cho việc nâng cao chất lượng dân số. Ở góc nhìn cụ thể, ông Adrian cho rằng, nó đồng nghĩa với tăng cường sức khỏe cho phụ nữ, trẻ em và giúp các gia đình không rơi vào cảnh đói nghèo. Bà Saramma Thomas Mathai - Điều phối viên Khu vực, cố vấn kỹ thuật về sức khỏe bà mẹ của UNFPA cho rằng, chăm sóc SKSS tốt đã giảm tỉ suất chết mẹ, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường sinh sản, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và là một trong những giải pháp tốt giúp Việt Nam tiến nhanh đạt được Mục tiêu Thiên niên kỷ đúng thời hạn. Đặc biệt, ông Bruce Campbell - Trưởng đại diện UNFPA cho rằng, các ý kiến từ Hội thảo này đã giúp Việt Nam có cơ hội tránh khỏi những sai lầm của các nước trong khu vực từ các vấn đề về dân số.

Thay mặt Bộ Y tế, TS Nguyễn Bá Thủy, Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao những đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực dân số cho Chiến lược DS/SKSS giai đoạn 2011 - 2020, đặc biệt là việc tận dụng cơ cấu dân số vàng, giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, giải pháp ứng phó già hóa dân số... Thứ trưởng Nguyễn Bá Thủy  cũng chia sẻ những khó khăn và thuận lợi trong bối cảnh, quá trình xây dựng Chiến lược. Thứ trưởng cũng đề nghị Ban biên tập, Tổ soạn thảo tiếp thu các báo cáo của chuyên gia và các ý đóng góp của các đại biểu để hoàn thiện dự thảo Chiến lược một cách tốt hơn nữa.

Giải pháp cho tỉ số giới tính khi sinh

Đề cập đến tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam hiện nay, GS Gavin và GS Adrian đều đánh giá đây là tỉ số cao, đáng lo ngại. Cả hai ông đều cho rằng tâm lý trọng nam, muốn có con trai để nối dõi cùng các công nghệ khám thai hiện đại cộng với mức sinh thấp cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn giới tính của một số người. Các nước có tỉ số giới tính khi sinh cao như Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Tuy nhiên, theo ông Gavin, để đảm bảo hiệu lực thi hành không dễ dàng.

Nói về vấn đề này, TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam tăng cao bất thường trong vài năm trở lại đây và tỉ số hiện nay tương đương với Trung Quốc cách đây 20 năm. Đến nay, mới có Hàn Quốc đã thành công việc đưa tỉ số này về mức bình thường của tự nhiên. Còn tại Trung Quốc, tỉ số này hiện nay là 122,8 trẻ trai/100 trẻ gái. Để đưa tỉ số này về được ngưỡng tự nhiên, theo TS Dương Quốc Trọng, cần có phân tích gắn với văn hóa, phong tục tập quán - gắn với nguyên nhân trực tiếp của người dân Việt Nam, thì chúng ta mới có những giải pháp phù hợp.

 
Hà Thư
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Học chế pháo theo hội nhóm trên mạng, trẻ suýt mất bàn tay

Học chế pháo theo hội nhóm trên mạng, trẻ suýt mất bàn tay

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh nhi bị chảy máu nhiều, dập nát bàn tay phải và tổn thương nông các vùng cơ thể do chế pháo nổ theo hướng dẫn trên mạng.

Vượt lũ, lội bùn đưa sản phụ suốt chặng đường 20km đi sinh

Vượt lũ, lội bùn đưa sản phụ suốt chặng đường 20km đi sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mưa lũ khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn xã Hữu Kiệm (Nghệ An) bị ngập sâu, lực lượng công an xã phải đẩy ca nô đưa sản phụ qua đoạn đường ngập nước và dìu qua khu vực ngập bùn.

Chạy bộ có làm tăng mức testosterone không?

Chạy bộ có làm tăng mức testosterone không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chạy bộ là một trong những phương pháp hiệu quả để thúc đẩy quá trình sản xuất testosterone tự nhiên của cơ thể. Tập trung vào các bài chạy nước rút ngắn, cường độ cao sẽ mang lại lợi ích vượt trội, giúp tăng cường nồng độ hormone quan trọng này một cách đáng kể.

Hướng dẫn cách tính lượng calo cần thiết cho trẻ dậy thì

Hướng dẫn cách tính lượng calo cần thiết cho trẻ dậy thì

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Để hỗ trợ quá trình dậy thì cho trẻ, việc bổ sung đủ năng lượng (calo) đóng vai trò rất quan trọng. Vậy làm sao để biết con mình cần khoảng bao nhiêu calo mỗi ngày?

4 lưu ý trong chế độ ăn giúp tăng sức khỏe tinh trùng

4 lưu ý trong chế độ ăn giúp tăng sức khỏe tinh trùng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nghiên cứu mới cho thấy, chế độ ăn uống, đặc biệt là chế độ ăn Địa Trung Hải có thể tạo ra sự khác biệt thực sự đối với chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản ở nam giới.

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Dấu hiệu ung thư buồng trứng thường không rõ ràng, mơ hồ nên nhiều trường hợp chẩn đoán muộn. Hiểu rõ các đối tượng nguy cơ cao giúp nâng cao nhận thức và phòng ngừa sớm.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Collagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Khi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Top