Bài học về sự chủ quan
GiadinhNet - Thực hiện Chương trình mục tiêu DS-KHHGĐ là quốc sách của nhiều quốc gia. Indonesia là quốc gia khu vực Đông Nam Á, từng rất thành công trong chương trình DS- KHHGĐ vào thập kỷ 90 (thế kỷ 20).
Tuy nhiên đất nước này cũng có nhiều thăng trầm khá tương đồng với Việt Nam, dẫn đến thực tiễn trong thập kỷ 90 Việt Nam học tập chương trình KHHGĐ Indonesia, nhưng hiện nay thì chương trình KHHGĐ Indonesia lại đang học tập Việt Nam.
Từ bài học của nước bạn
Chương trình mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ của Indonesia do Uỷ ban KHHGĐ Quốc gia (BKKBN) điều hành được xem như một trong những câu chuyện nhân khẩu học thành công nhất thế giới thế kỷ 20.
Trong vòng 30 năm kể từ cuối thập kỷ 60, tỷ lệ sử dụng phương tiện tránh thai tại đất nước này tăng từ dưới 5% lên hơn 50%, tổng tỷ suất sinh (TFR) giảm còn một nửa. Từ trung bình 6 con vào những năm 60 (thế kỷ 20) giảm xuống 2,3 con (gần đạt mức sinh thay thế) vào cuối những năm 1990. Chương trình KHHGĐ của Indonesia đã đạt được những kỳ tích trong kỷ nguyên Tổng thống Suharto kéo dài 31 năm (1967-1998), được cộng đồng Quốc tế ghi nhận với Giải thưởng Dân số LHQ năm 1989 dành cho Tổng thống Suharto.
Mặc dù vậy chương trình KHHGĐ của Indonesia cũng gặp phải những thách thức lớn, với việc giải thể cơ quan chuyên trách thực hiện chương trình KHHGĐ. Khi ấy tổng tỷ suất sinh khi đã sắp đạt mức sinh thay thế (2,3 con) đã tăng lên mức 3,1-3,3 con. Đứng trước tình hình mức sinh tăng cao trở lại, Chính phủ Indonesia đã phê chuẩn kế hoạch xây dựng lại tổ chức bộ máy chuyên trách về công tác KHHGĐ.
Ủy ban Điều phối công tác KHHGĐ Indonesia đã phân tích và xác định nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là Chính phủ đã buông lỏng sự cam kết lãnh đạo, đầu tư giảm sút, đội ngũ cán bộ dân số cơ sở biến động lớn. Từ năm 2007, Chương trình KHHGĐ của Indonesia đã được hồi sinh, nhờ Chính phủ đã dũng cảm sửa chữa những sai lầm xảy ra trong giai đoạn cải cách 1998- 2006.
Indonesia là một trong số ít quốc gia đầu tiên thực hiện chương trình KHHGĐ ngay từ năm 1945 sau khi giành được độc lập nhưng lúc đó do Hiệp hội cha mẹ - một Tổ chức phi Chính phủ thực hiện.
... đến thực tế của Việt Nam
Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ của Việt Nam đã được các bạn Indonesia đánh giá: “Hết sức thành công là do Chính phủ Việt Nam đã kiên trì, kiên định thực hiện và đang là tấm gương cho nhiều chương trình DS-KHHGĐ học tập trong giai đoạn hiện nay” (đánh giá của Đoàn nghị sỹ Indonesia sang thăm và làm việc với Tổng cục DS-KHHGĐ). Mặc dù vậy, hiện nay Chương trình DS-KHHGĐ Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đang đứng trước những thách thức lớn và có thể xảy ra tình trạng khó khăn tương tự như Chương trình DS-KHHGĐ của Indonesia.
Theo Tổng cục Thống kê, sau thời gian nước ta đạt mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ), mức sinh hiện nay đã tăng lên mức 2,4 con/phụ nữ và rất khác biệt giữa các vùng miền. Trong tổng số 63 tỉnh/thành, 18 tỉnh có mức sinh (tổng tỷ suất sinh - TFR ) ở mức thấp (dưới 2,0 con) và 18 tỉnh đạt mức sinh thay thế (TFR lớn hơn 2,0 và nhỏ hơn 2,2), 18 tỉnh chưa đạt mức thay thế và 9 tỉnh ở mức sinh rất cao. Hiện có 7/63 tỉnh đã đạt mức sinh thay thế vào năm 2009 (1/4/2009) nhưng đến nay mức sinh đã tăng cao vượt mức thay thế. Còn 3/6 vùng chưa đạt mức sinh thay thế: Miền núi phía Bắc và trung du Bắc bộ, Tây Nguyên, Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung.
Theo kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên - thanh niên Việt Nam (Savy 2), giới trẻ đang ở trong tình trạng dậy thì sớm, kết hôn muộn hơn. Tuổi quan hệ tình dục lần đầu giảm còn 18,1 tuổi. Trong khi đó, tuổi kết hôn cao (26,6 tuổi). Hiện có đến 35% nhu cầu tránh thai của vị thành niên/thanh niên chưa được đáp ứng. Theo số liệu mới nhất của Bộ Y tế, khoảng 3,2% trong tổng số ca có thai là vị thành niên, và khoảng 2,3% trong tổng số ca phá thai thuộc lứa tuổi này. Hiện Việt Nam vẫn được coi là nước có tỷ lệ phá thai cao trên thế giới.
Để duy trì mức sinh thay thế như mục tiêu đề ra thì tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các phương tiện tránh thai (PTTT) hiện đại khoảng 75%. Tương đương chúng ta phải duy trì tổng số cặp vợ chồng sử dụng PTTT bình quân năm khoảng 13-14 triệu cặp. Tuy nhiên các nguồn vốn về PTTT hiện khá hạn chế. Việc không có đủ PTTT đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của người dân sẽ dẫn đến tình trạng có thai ngoài ý muốn gia tăng, góp phần tăng tỷ lệ tai biến sản khoa, tử vong bà mẹ và trẻ em; giảm sự bền vững của Chương trình.
Khó khăn khi kinh phí bị cắt giảm
Trước năm 2010, hầu hết các PTTT tại Việt Nam (chi phí khoảng 8,4 triệu USD/năm) là do các tổ chức quốc tế viện trợ. Tuy nhiên từ năm 2010, Việt Nam không còn được viện trợ các sản phẩm này nữa. Ngân sách Nhà nước đầu tư mua PTTT ngày càng khó khăn, không đủ đáp ứng yêu cầu cấp miễn phí và tiếp thị xã hội (TTXH) cho các đối tượng.
Trong 4 năm (2012-2015), dự kiến mức đầu tư ngân sách Trung ương để mua PTTT là 440 tỷ đồng (khoảng 110 tỷ/năm). Thực tế 3 năm 2012-2014, vốn ngân sách Trung ương chi là 254 tỷ đồng (khoảng 84 tỷ/năm) chỉ bằng 57,8% mức đầu tư dự kiến. Đây là nguồn chủ lực của Chương trình, chỉ đáp ứng phần lớn cho đối tượng cấp miễn phí theo quy định và chưa tính đến PTTT cho TTXH. Nguồn vốn huy động khác về PTTT rất hạn chế. Thói quen được bao cấp các PTTT và dịch vụ tránh thai của người dân chưa chuyển biến đáng kể.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.Việc dư thừa nam giới, thiếu phụ nữ ở độ tuổi kết hôn sẽ dẫn tới tan vỡ cấu trúc gia đình, một bộ phận nam giới sẽ phải kết hôn muộn và nhiều người không có khả năng kết hôn. Dự báo Việt Nam sẽ thiếu khoảng 2,3 - 4,3 triệu phụ nữ vào năm 2050.
Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp. Tuổi thọ bình quân đạt khá cao (73 tuổi), nhưng tuổi thọ bình quân khoẻ mạnh chỉ đạt 66 tuổi, xếp thứ 116/182 nước. Các tố chất về tầm vóc thể lực của người Việt Nam còn hạn chế, chiều cao, cân nặng, sức bền còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Tỷ lệ dân số biết đọc biết viết cao nhưng số năm đi học trung bình thấp. Tình trạng nam nữ thanh niên tảo hôn, kết hôn cận huyết thống ở một số dân tộc ít người cũng để lại những hậu quả, làm suy giảm chất lượng dân số các thế hệ tương lai.
Tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ chưa ổn định, hiện có nhiều mô hình khác nhau ở tuyến huyện và tuyến xã, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành chương trình DS-KHHGĐ.
Bước vào giai đoạn 2016-2020, chính sách về dân số của chúng ta cần được tiếp tục hoàn thiện. Mục tiêu ưu tiên của công tác dân số chuyển từ DS-KHHGĐ sang thực hiện đồng bộ về Dân số và Phát triển. Để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, chúng ta cần kiên định, kiên trì thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về DS-KHHGĐ, đồng thời sớm hoạch định kế hoạch, giải pháp thích ứng trong những năm tới.
Cái giá của sự chủ quan, lơ là ở Indonesia
Chương trình DS- KHHGĐ của Indonesia đã phải đối mặt những thách thức lớn với việc giải thể cơ quan chuyên trách thực hiện Chương trình DS- KHHGĐ. Tổng tỷ suất sinh khi đã sắp đạt mức sinh thay thế (2,3 con) đã tăng lên mức 3,1-3,3 con. Đứng trước tình hình mức sinh tăng cao trở lại, Chính phủ Indonesia đã phê chuẩn kế hoạch xây dựng lại tổ chức bộ máy chuyên trách về công tác này.
Ủy ban Điều phối công tác DS- KHHGĐ Indonesia đã phân tích và xác định nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là Chính phủ đã buông lỏng sự cam kết lãnh đạo, đầu tư giảm sút, đội ngũ cán bộ dân số cơ sở biến động lớn. Chính phủ Indonesia đã dũng cảm nhận ra sai lầm và quyết tâm sửa chưa với việc thành lập lại cơ quan chuyên trách thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Từ năm 2007, Chương trình DS-KHHGĐ của Indonesia đã được hồi sinh, nhờ Chính phủ đã dũng cảm sửa chữa những sai lầm xảy ra trong giai đoạn cải cách 1998- 2006. Hiện nay theo số liệu so sánh quốc tế của LHQ công bố, Tổng tỷ suất sinh của Indonesia năm 2012 là 2,3 con (Việt Nam là 2,0 con).
Còn tại Việt Nam, giai đoạn 2016-2020, Chương trình mục tiêu DS-KHHGĐ có thể sẽ gặp nhiều thách thức. Bài học kinh nghiệm đã phải trả giá nói trên của Indonesia chính là cảnh tỉnh cho những Chương trình mục tiêu DS-KHHGĐ của những nước bị buông lỏng sự cam kết, sự lãnh đạo chỉ đạo, sự biến động về tổ chức, giảm đầu tư, thay đổi cơ chế quản lý.
TS. Nguyễn Quốc Anh
(Nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, thông tin và dữ liệu - Tổng cục DS-KHHGĐ)

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?
Dân số và phát triển - 7 giờ trướcNhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 3 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.