Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bạn không nên tiếp diễn 10 thói quen nguy hiểm này trong cuộc sống hằng ngày nữa

Thứ tư, 15:36 02/12/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Đôi khi, chỉ một cái liếm muỗng trong khi nấu ăn cũng mang lại nguy hiểm cho sức khỏe của bạn đấy.

Hãy xem bạn còn duy trì những thói quen nguy hiểm nào và nhanh chóng bỏ đi kẻo bệnh bạn nhé:

1. Để ví tiền ở túi quần phía sau

Bạn không nên tiếp diễn 10 thói quen nguy hiểm này trong cuộc sống hằng ngày nữa - Ảnh 1.

Bất cứ ai mang ví đều cho rằng nơi thuận tiện nhất để giữ nó là trong túi sau quần jean của bạn. Tuy nhiên, trong khi thói quen này có vẻ thuận tiện thực chất không lành mạnh chút nào. Ngồi trên ví của bạn ngay cả trong khoảng thời gian 15 phút ngắn ngủi cũng có thể khiến cột sống của bạn thay đổi và dây chằng cột sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

Điều này lâu dài sẽ tạo ra sự bất đối xứng có thể phá vỡ sự liên kết bình thường của cột sống bạn. Ngồi trên ví trong thời gian dài có thể gây đau lưng mãn tính, đau thần kinh tọa và vẹo cột sống chức năng.

2. Bẻ khớp tay

Bạn không nên tiếp diễn 10 thói quen nguy hiểm này trong cuộc sống hằng ngày nữa - Ảnh 2.

Bạn có thể bị sưng tay hoặc yếu tay nếu bẻ khớp tay thường xuyên.

3. Liếm muỗng trong khi nấu ăn

Bạn không nên tiếp diễn 10 thói quen nguy hiểm này trong cuộc sống hằng ngày nữa - Ảnh 3.

Một nghiên cứu cho thấy 73% người thừa nhận có làm điều này! Nếu bạn đang nấu thứ gì đó sôi trên bếp hoặc nướng trong lò, vi khuẩn và virus có thể bị phá hủy bởi nhiệt độ cao. Nhưng nếu đó là một món không đun nấu như trộn hoặc làm bánh, bạn có thể bị truyền vi khuẩn như virus cúm hoặc vi khuẩn liên cầu khuẩn, theo MSN.

4. Mang đồ điện tử lên giường ngủ

Bạn không nên tiếp diễn 10 thói quen nguy hiểm này trong cuộc sống hằng ngày nữa - Ảnh 4.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ của chúng ta. Tuy nhiên thực tế, một cuộc thăm dò do Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia thực hiện cho thấy ước tính 89% người lớn và 75% trẻ em có ít nhất một thiết bị điện tử trong phòng ngủ.

Không chỉ thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn khiến chúng ta tăng cân và gây ra mệt mỏi vào ban ngày. Nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập và công việc, mức độ căng thẳng cũng tăng theo. Tách bản thân khỏi các thiết bị điện tử trong ít nhất một giờ trước khi đi ngủ có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ và giữ gìn sức khỏe của bạn.

5. Cắn móng tay

Bạn không nên tiếp diễn 10 thói quen nguy hiểm này trong cuộc sống hằng ngày nữa - Ảnh 5.

Thói quen này có thể gây tổn thương răng cũng như phần da bao quanh móng, gây viêm nhiễm. Bạn cũng có thể mắc các bệnh do vi khuẩn trên móng tay xâm nhập vào cơ thể gây ra.

6. Ngoáy mũi

Bạn không nên tiếp diễn 10 thói quen nguy hiểm này trong cuộc sống hằng ngày nữa - Ảnh 6.

Thói quen khó chịu này là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu mũi! Nó cũng làm tăng nguy cơ nhiễm Staphylococcus kháng Methicillin - một bệnh nhiễm trùng khủng khiếp và thậm chí có thể dẫn đến lệch vách ngăn mũi. Nghiên cứu cho biết hầu hết mọi người ngoáy mũi 4 lần một ngày, theo MSN.

7. Ăn quá nhanh

Bạn không nên tiếp diễn 10 thói quen nguy hiểm này trong cuộc sống hằng ngày nữa - Ảnh 7.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhanh và nhai thức ăn của bạn quá nhanh có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe. Ăn nhanh có thể dẫn đến tăng cân với tốc độ nhanh và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ.

Những người ăn nhanh cũng có nhiều khả năng ăn quá nhiều vì phải mất khoảng 20 phút kể từ khi bạn bắt đầu ăn cho não để truyền tín hiệu đầy đủ. Vì vậy, bạn có thể không kịp có cảm giác no mặc dù đã ăn đủ.

8. Ăn vặt

Bạn không nên tiếp diễn 10 thói quen nguy hiểm này trong cuộc sống hằng ngày nữa - Ảnh 8.

Các món ăn nhanh và ăn vặt chứa rất ít chất dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều calo, đồng thời đường trong các món này đi vào máu rất nhanh. Những món này có liên quan nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như béo phì, tiểu đường và bệnh tim.

9. Chấm thức ăn đang cắn dở vào nước chấm dùng chung

Bạn không nên tiếp diễn 10 thói quen nguy hiểm này trong cuộc sống hằng ngày nữa - Ảnh 9.

Đừng chấm thức ăn đang cắn dở vào nước chấm dùng chung, đặc biệt nếu bạn chấm bằng tay! Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, mỗi lần chấm như vậy đã làm cho nước chấm bị nhiễm vi khuẩn nhiều hơn gấp 5 lần bình thường, tương đương với 1.000 vi khuẩn/ml nước chấm.

10. Chứng ghiền nặn mụn gãi da

Bạn không nên tiếp diễn 10 thói quen nguy hiểm này trong cuộc sống hằng ngày nữa - Ảnh 10.

Có những người có sở thích, thói quen nặn mụn, gãi da, gãi đầu hoặc cào mụn trên trán, hoặc gãi ở móng tay, mà thực sự không bị mụn hoặc ngứa ngáy khó chịu. Chứng ghiền nặn mụn gãi da thực chất là một bệnh lý tâm thần, có thể được điều trị bằng liệu pháp nhận thức hành vi.

Lily (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 8 giờ trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 18 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 20 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 22 giờ trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Top