Báo động nạn tảo hôn ở Xã Cư San, M'DRăk, Đắk Lắk: Lấy vợ từ thuở 15
GiadinhNet - Nhiều năm nay, dù được tuyên truyền tích cực, song tình trạng tảo hôn ở xã Cư San, huyện M'DRăk, tỉnh Đắk Lắk vẫn diễn ra khá phổ biến.
Giàng Seo Nụ và Ma Thị Cở (ở thôn 7) cưới nhau năm 1989. Khi đó, chồng mới 15 tuổi, còn vợ 14 tuổi. Cuộc sống của họ gặp vô vàn khó khăn, thu nhập chính chủ yếu trông vào 2 sào lúa nước. Hai người phải chật vật làm thuê, làm mướn để trang trải sinh hoạt. Tuy nhiên, dù nghèo khó nhưng chuyện sinh đẻ thì "khá giàu"- đến 8 đứa con!
![]() |
Anh Nụ lấy vợ từ lúc mới 15 tuổi, đến nay gia đình này đã có
8 đứa con. Ảnh: Võ Thảo |
Lấy chồng sớm, sinh đông con, khoảng cách giữa các lần sinh gần nhau nên người vợ phải dành phần lớn thời gian để chăm sóc con nhỏ. Chuyện ăn uống, chi tiêu trong gia đình một mình anh Nụ phải gánh vác. Do người mẹ không có kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, thêm vào đó, ăn uống bữa no, bữa đói nên lũ trẻ xanh xao, gầy ốm. Chuyện học hành thì dang dở. Hai đứa con đầu là Giàng Thị Ba và Giàng Seo Tỏa không được đi học, cũng "noi gương" bố mẹ lập gia đình từ khi mới 14 tuổi. 6 đứa còn lại, có đến 3 đứa chưa đi học. Nhưng trò chuyện với chúng tôi, anh chồng có vẻ vẫn chưa thấm thía nỗi khổ cực vì đông con: "Mình đã được cán bộ dân số vận động đi đình sản, nhưng để xem đã, chưa vội gì!".
Xã Cư San có gần 100% là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, dân tộc Mông chiếm 70%. Những năm gần đây, tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra khá phổ biến. Trong hai năm 2009- 2010, xã có đến 11 cặp vợ chồng tảo hôn. Nguyên nhân chính là do nhiều đôi trẻ yêu nhau, lỡ có bầu. Dù hai gia đình không đồng ý nhưng các em vẫn về ở với nhau; một số thì bố mẹ bắt cưới khi chưa đủ tuổi kết hôn.
Chuyện tảo hôn đã tác động không nhỏ đến việc phong trào xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống ở địa phương. Hiện nay, xã Cư San vẫn còn 591 hộ nghèo (chiếm hơn 49% số hộ trong toàn xã), chủ yếu tập trung ở những gia đình kết hôn sớm, sinh đông con, hơn 25% trẻ em bị suy dinh dưỡng, số học sinh học hết lớp 12 chỉ đếm trên đầu ngón tay... Ông Nguyễn Thành Vinh, Bí thư Đảng ủy xã Cư San cho biết: "Toàn xã có 1.158 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhưng mới chỉ có 50% chị em sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Khó khăn lớn nhất trong việc tuyên truyền, tư vấn về KHHGĐ, phòng tránh tảo hôn là do bất đồng về ngôn ngữ".
Bên cạnh đó, quyết định sử dụng các biện pháp tránh thai ở đây chủ yếu là do người chồng. Nhưng hầu như các ông chồng đều muốn sinh đông con, đặc biệt là con trai. Vì thế, ngoài vấn nạn tảo hôn thì tình trạng gia tăng dân số tự nhiên cao, tỷ lệ trẻ em sinh ra là con thứ 3 trở lên chiếm hơn 19% mỗi năm... đang là một thách thức đối với xã Cư San.
![]() |
Tư vấn kế hoạch hóa gia đình ở xã Cư San. |
Hàng năm, công tác tuyên truyền về Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân gia đình ở địa phương này cũng được triển khai nhưng chưa thường xuyên, liên tục. Thỉnh thoảng, cán bộ tư pháp cũng đến truyền thông trong các buổi họp của thôn. Tuy nhiên, các ban, ngành, đoàn thể chưa phát huy được vai trò của mình trong việc tuyên truyền chính sách dân số nói chung và phòng tránh tảo hôn nói riêng.
Để làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn ở địa phương, cần tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho đội ngũ cán bộ dân số cơ sở. Đặc biệt là phát huy vai trò của cộng tác viên là người đồng bào dân tộc tại chỗ. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông qua loa truyền thanh xã, phát tờ rơi, họp tổ, họp nhóm để tư vấn, phân tích tác hại của tảo hôn trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Phát huy tốt vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong việc tuyên truyền chính sách dân số, phòng tránh tảo hôn...
Công tác tuyên truyền phòng tránh tảo hôn đang là một yêu cầu cấp bách đối với xã Cư San, huyện M'Drắk. Vì vậy, đây là nhiệm vụ không chỉ có ngành dân số, mà cần sự vào cuộc đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể để góp phần nâng cao nhận thức cho người dân trong việc kết hôn đúng tuổi quy định và thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ.
Thành lập điểm truyền thông về hậu quả của tảo hôn
Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Krông Ana và UBND xã Ea Na, xã Đray Sap thuộc huyện Krông Ana tổ chức ra mắt thành lập các điểm truyền thông, tư vấn về hậu quả của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống tại 2 địa phương này. Mục tiêu nhằm tăng cường sự cam kết của các cấp Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và những người có uy tín tại các xã, tạo môi trường thuận lợi triển khai mô hình can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống ở địa phương. Đồng thời, nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi thích hợp cho những người có uy tín trong cộng đồng, các bậc cha mẹ, những người trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên, thanh niên về các nội dung chính của: Luật Hôn nhân và gia đình, quy định về đăng ký kết hôn và khai sinh, tầm quan trọng và các nội dung chăm sóc SKSS/KHHGĐ; hậu quả của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống; quyền, trách nhiệm và lợi ích trong việc thực hiện Luật hôn nhân và gia đình. |

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng
Dân số và phát triển - 13 giờ trướcXuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.