Hà Nội
23°C / 22-25°C

Báo động suy giảm giống nòi

Thứ hai, 08:22 13/09/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - "Con cái theo họ mẹ nên con cô con cậu suy ra chẳng có họ hàng gì"; "Nước tốt không để chảy vào ruộng người"…

Những "lý lẽ" đó đã khiến nhiều thế hệ con cháu có chung ông, bà kết hôn cận huyết thống. Hệ lụy là một số dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có tình trạng này đang đứng trước sự suy giảm trầm trọng giống nòi cả về số lượng và chất lượng.

Suy giảm giống nòi

Theo TS Dương Quốc Trọng, Tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, mô hình can thiệp này triển khai tốt sẽ hạn chế được rất nhiều trẻ sinh ra bị dị tật, nâng cao chất lượng dân số, tránh hậu quả nặng nề cho các thế hệ sau này. Ông cho biết, đây là mô hình ban đầu mang tính thí điểm để cả TƯ và địa phương cùng vừa làm vừa tìm tòi ra một mô hình lý tưởng nhất cho giai đoạn tới. "Sau một năm triển khai, chúng tôi sẽ đánh giá để triển khai mạnh mẽ đề án này trong thời gian tới, trong giai đoạn 2011 - 2020; Với mục đích góp phần nâng cao chất lượng dân số của Việt Nam nói chung và cho các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên nói riêng. " - TS Trọng nói. 

Nhìn đứa con đã hơn 4 tuổi nhưng mới chỉ nặng khoảng 10kg, dù được bú sữa mẹ, được chăm sóc nhưng H'Linh ở xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã không biết được nguyên nhân vì sao con vẫn còi cọc, chậm lớn, cho đến khi được cán bộ chuyên trách (CBCT) dân số lý giải về những hệ lụy của hôn nhân cận huyết thống. Cũng giống như H'Linh, trong xã còn có khoảng 10 đôi vợ chồng nữa là con cô, con cậu lấy nhau. Trong đó, có một đôi đã sinh ra đứa con mắc bệnh thiểu não...
 
Tình trạng hôn nhân cận huyết thống con bác lấy con chú, con chị gái lấy con anh trai và ngược lại không chỉ có ở Đắk Lắk, nó đã tồn tại lâu đời ở các tỉnh Tây Nguyên rộng lớn này. Trong số 5 dân tộc có số dân dưới 1.000 người, cần phải được bảo vệ chất lượng giống nòi thì ở Kon Tum có tới 2 dân tộc. Đó là dân tộc Rơ Măm và dân tộc Brâu với vỏn vẹn còn khoảng trên dưới 400 người.
 
Người Brâu phần lớn đang định canh tại thôn Đắc Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum gần 20 năm trước vốn du canh du cư dọc theo những con suối biên giới Việt - Lào. Nàng La, một người trong thôn Đắc Mế lấy chồng là anh em con chú con bác lý giải cho tập tục theo cách đó: Lấy người trong họ, cùng dòng máu, chung ông bà thì của cải sẽ không bị mất đi đâu cả.
Tục lệ ấy đã dẫn họ đến bệnh tật, tỉ lệ tử vong cao, chất lượng giống nòi suy thoái. Người Brâu, Rơ Măm có nhiều dị tật bẩm sinh, lắm bệnh tật, tình trạng sức khỏe kém, tỉ lệ chết cao. Theo những con số thống kê từ năm 1999 đến 2003, dân tộc dân tộc Brâu chỉ tăng 9 người còn dân tộc Rơ Măm giảm tới 25 người.
 
Theo thống kê gần đây nhất của trạm y tế xã Bờ Y, mỗi năm cộng đồng người Brâu chỉ có thêm nhiều nhất là 10 người, có thời gian thì 3 năm mới thêm được chừng ấy người. Dù được Nhà nước quan tâm, dự án "Hỗ trợ, phát triển dân tộc Brâu" (giai đoạn 2005 - 2010) với đầu tư 6 tỉ đồng được phê duyệt, nhằm đầu tư toàn diện từ sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng đến bảo tồn văn hoá đã được thực hiện; song nếu người dân vẫn giữ hủ tục lạc hậu này thì sự suy thoái về giống nòi, bệnh tật và vòng luẩn quẩn của đói nghèo vẫn sẽ bám riết lấy cuộc sống của họ.
 

Đề án can thiệp nhằm giảm hôn nhân cận huyết thống và tảo hôn được triển khai đã góp phần nâng cao chất lượng dân số cho các dân tộc vùng sâu, vùng xa. Ảnh: Nguyễn Văn Sơn

 
Tăng cường sự hỗ trợ, can thiệp
 

Theo những số liệu thống kê thì năm 1976, dân số Tây Nguyên là 1.225.000 người, gồm 18 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 853.820 người (chiếm 69,7% dân số). Năm 1993 dân số Tây Nguyên là 2.376.854 người, gồm 35 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 1.050.569 người (chiếm 44,2% dân số). Năm 2004 dân số Tây Nguyên là 4.668.142 người, gồm 46 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 1.181.337 người (chiếm 25,3% dân số).

Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, dân số Tây Nguyên là 5.107.437 người. Ước tính số đồng bào dân tộc thiểu số trên thực tế chiếm khoảng 27%.

Với lý lẽ "Con cái theo họ mẹ nên con cô con cậu suy ra chẳng có họ hàng gì"; "Nước tốt không để chảy vào ruộng người"... hôn nhân con cô, con cậu hoặc con chú, con bác được một số dân tộc ở Tây Nguyên khuyến khích. Phần lớn trong số họ chưa từng nghe nói đến Luật Hôn nhân và Gia đình. Nhiều người lấy nhau không đăng ký kết hôn. Hoặc khi đến UBND xã làm thủ tục đăng ký kết hôn, chỉ điền vào tờ khai theo mẫu in sẵn, mỗi người lại mang một họ khác nhau nên chính quyền xã cũng không thể biết họ có quan hệ họ hàng gần gũi.

PGS.TS Đỗ Ngọc Tấn - Vụ trưởng Vụ DS-KHHGĐ, Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết: "Y học đã chứng minh tác hại của những cặp hôn nhân cận huyết thống, trong đó những cặp vợ chồng khỏe mạnh lại có thể sinh con dị dạng hoặc mang bệnh di truyền như mù màu (không phân biệt được màu đỏ và màu xanh), bạch tạng, da vảy cá...". Hôn nhân cận huyết thống là cơ sở cho những gene lặn bệnh lý tương đồng ở những ông bố, bà mẹ kết hợp với nhau và kết quả là sinh ra những đứa con bệnh tật hoặc dị dạng di truyền.

Đứng trước thực trạng trên, với mục tiêu chăm sóc sức khỏe người dân, nâng cao chất lượng dân số, Bộ Y tế đã trình Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể nâng cao chất lượng dân số Việt Nam, giai đoạn 2011- 2020 trong đó có đề án nâng cao dân số của một số dân tộc có nguy cơ suy giảm. Năm 2009, Bộ Y tế đã giao cho Tổng cục DS-KHHGĐ là đơn vị thực hiện, triển khai Đề án can thiệp nhằm giảm hôn nhân cận huyết thống và tảo hôn ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc và Tây Nguyên.
 
Trong đó, tại Tây Nguyên triển khai thí điểm ở Đắk Lắk với 4 xã có tỉ lệ tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tương đối cao: Xã Đác Liêng, Bông Krang (huyện Lắc) và xã Ea Kênh, Ea Phê (huyện Krông Pách). Chị Phạm Thị Minh, CBCT dân số xã Ea Kênh cho biết, xã đã thành lập được gần 10 nhóm tuyên truyền dân số thường xuyên xuống các buôn làng để tuyên truyền với bà con.
 
Ông Nguyễn Trung Thành - Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết, việc can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống không chỉ nâng cao chất lượng dân số mà còn nhằm tăng cường sự cam kết của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội và những người có uy tín trong việc thực hiện các hoạt động của mô hình.
 
Hà Thư
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vượt lũ, lội bùn đưa sản phụ suốt chặng đường 20km đi sinh

Vượt lũ, lội bùn đưa sản phụ suốt chặng đường 20km đi sinh

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Mưa lũ khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn xã Hữu Kiệm (Nghệ An) bị ngập sâu, lực lượng công an xã phải đẩy ca nô đưa sản phụ qua đoạn đường ngập nước và dìu qua khu vực ngập bùn.

Chạy bộ có làm tăng mức testosterone không?

Chạy bộ có làm tăng mức testosterone không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chạy bộ là một trong những phương pháp hiệu quả để thúc đẩy quá trình sản xuất testosterone tự nhiên của cơ thể. Tập trung vào các bài chạy nước rút ngắn, cường độ cao sẽ mang lại lợi ích vượt trội, giúp tăng cường nồng độ hormone quan trọng này một cách đáng kể.

Hướng dẫn cách tính lượng calo cần thiết cho trẻ dậy thì

Hướng dẫn cách tính lượng calo cần thiết cho trẻ dậy thì

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Để hỗ trợ quá trình dậy thì cho trẻ, việc bổ sung đủ năng lượng (calo) đóng vai trò rất quan trọng. Vậy làm sao để biết con mình cần khoảng bao nhiêu calo mỗi ngày?

4 lưu ý trong chế độ ăn giúp tăng sức khỏe tinh trùng

4 lưu ý trong chế độ ăn giúp tăng sức khỏe tinh trùng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nghiên cứu mới cho thấy, chế độ ăn uống, đặc biệt là chế độ ăn Địa Trung Hải có thể tạo ra sự khác biệt thực sự đối với chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản ở nam giới.

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Dấu hiệu ung thư buồng trứng thường không rõ ràng, mơ hồ nên nhiều trường hợp chẩn đoán muộn. Hiểu rõ các đối tượng nguy cơ cao giúp nâng cao nhận thức và phòng ngừa sớm.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Collagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Khi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Top