Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bảo vệ Bác những ngày đầu toàn quốc kháng chiến

Chủ nhật, 10:15 20/09/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Trong thời gian này, để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho Bác Hồ, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã bố trí một số địa điểm ở nội và ngoại thành, như số nhà 112 phố Lò Đúc, biệt thự Cây Liễu (xã Nhân Chính, Từ Liêm); thôn Hậu Ái (xã Vân Canh, Hoài Đức).

 
Tuyến đường đưa Người đi thường xuyên thay đổi. Nơi ở của Người luôn luôn được nghi binh. Có khi Người đến một địa điểm nào đó nhưng nghỉ đêm lại chuyển đến nơi khác.
 
Nơi Bác viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
 
Các địa điểm nghỉ và làm việc của Bác Hồ trong thời gian di chuyển được đồng chí Nguyễn Lương Bằng giao nhiệm vụ cho đồng chí Phan Thị Tấu (tức đồng chí Lê Thị Lịch) và đồng chí Nguyễn Tấn Phúc liên hệ với các địa phương bố trí tìm chọn.
 
Ngày 3/12/1946, theo sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Thường vụ Trung ương Đảng, tổ bảo vệ đã đưa Người về nghỉ và làm việc tại nhà ông Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc, thị xã Hà Đông. Gia đình ông Nguyễn Văn Dương vốn là cơ sở bí mật của đồng chí Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh nhiều năm. Tổ bảo vệ Bác trong thời gian này có đồng chí Trần Đăng Ninh, Nguyễn Văn Lý, Vũ Long Chuẩn, Chu Phương Vương, Trần Đình.
 

Bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường trở lại ATK.

 
Về kỷ niệm đón Bác Hồ về Vạn Phúc, ông Nguyễn Tuấn Liêu, nguyên Giám đốc Học Viện Quan hệ quốc tế (con trai cụ Nguyễn Văn Dương), kể lại: “Vào một buổi sáng cuối tháng 11/1946, ông Nguyễn Văn Phúc (hay còn gọi là Nguyễn Phúc Khánh) ngày ấy là Bí thư chi bộ xã Vạn Phúc, sau này là Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Phú Thọ đến gặp cha tôi trao đổi công việc. Khoảng gần 7h tối ngày 3/12/1946, gia đình tôi vừa ăn cơm tối xong, cha tôi vội chạy lên trên gác tìm anh em chúng tôi và nói: “Các con thu xếp quần áo, sách vở xuống dưới nhà để đội tuyên truyền xung phong về ở”.
 
Nhìn vẻ mặt của bố tôi có gì khác mọi ngày, cử chỉ vội vàng, anh em chúng tôi không hỏi gì thêm, thu dọn đồ đạc. Mọi người chỉ kịp dọn được mấy thứ thì khách đã đến và đi thẳng lên gác. Trong số khách đến hôm đó, tôi không biết có những ai chỉ biết có “ông cụ cán bộ cao cấp”.
 
Khi biết tôi đã rõ “cụ cán bộ cao cấp” là ai, cha tôi gọi mấy anh em tôi lại nói: “Đây là vinh dự lớn cho gia đình ta, dẫu có tiền bạc cũng không quý bằng. Nhưng các con phải tuyệt đối giữ bí mật. Ngay cả cán bộ xã cũng không được biết cụ thể, chỉ được chỉ thị bố trí tự vệ tăng cường canh gác ngày đêm để kiểm soát chặt chẽ người lạ mặt. Nên với anh em họ hàng, các con cũng không được cho ai biết”. Trong những ngày Bác Hồ ở tại nhà tôi, Người làm việc rất miệt mài. Đêm Bác thức rất khuya, có đêm thức trắng. Trong căn gác nhỏ, Bác ngồi trên giường thay ghế, vai khoác áo choàng ngắn bên ngọn đèn dầu nhỏ, chăm chú viết trên chiếc bàn gỗ kê sát giường. Sáng Người dậy rất sớm tập thể dục. Ngày nào Bác cũng vào nội thành Hà Nội để tiếp khách.
 

Nhà ông Nguyễn văn Dương ở Vạn Phúc, Hà Đông 50 năm trước.

 
Đêm 17 rạng 18 và đêm 18 rạng 19/12/1946, hơn 1h sáng tôi tỉnh giấc thì nghe tiếng rì rầm, tiếng xê dịch ghế ngồi trên gác. Tôi làm sao biết được chính lúc đó Thường vụ Trung ương mở rộng đang họp gồm các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp dưới sự chủ tọa của Bác để quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước. Và cũng tại đây, Bác đã viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng... Không! chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” vang vọng núi sông, mãi mãi đi vào lịch sử, trở thành lời thề bất tử của dân tộc ta.
 
Tối 19/12/1946, Bác và những người cùng đi di chuyển đến nơi ở mới. Bác từ trên gác xuống nói với bố tôi: “Hôm đến vì phải giữ bí mật, chưa chào gia đình được, hôm nay tôi phải đi, tôi có lời cảm ơn gia đình đã giúp cơ quan nơi ăn ở, làm việc chu đáo. Gia đình có bát ăn, bát để nên tích cực ủng hộ kháng chiến”. Bố tôi vừa run vừa nuốt từng lời dặn của Người, không ngờ Bác lại gần gũi đến thế. Sau khi hứa gia đình tôi xin vâng lời Bác dạy, bố tôi mạnh dạn hỏi Bác: “Thưa Bác! Pháp nó mạnh như thế, nó có máy bay, xe tăng, đại bác, ta có đánh   được nó không ạ?”. Bác nói: “Nhất định đánh được, còn lâu hay chóng là do ta. Nếu nhân dân ta ai cũng đồng lòng gắng sức thì dù giặc Pháp có máy bay, đại bác mạnh đến mấy cũng phải thua. Ta nhất định thắng”.
 
Sống và làm việc giữa lòng dân
 
Trước tình hình chiến sự căng thẳng, Trung ương Đảng đã chỉ thị lực lượng Cảnh vệ đưa Bác Hồ sơ tán đến địa điểm mới. Đúng 18h45 phút ngày 19/12/1946, tổ bảo vệ đưa người rời Vạn Phúc về xã Xuân Dương (huyện Thanh Oai - Hà Tây (cũ)) bằng xe ôtô do đồng chí Phạm Văn Nền lái. Hai cận vệ là Vũ Long Chuẩn và Nguyễn Văn Lý đã bảo vệ Người và đồng chí Nguyễn Lương Bằng, còn các đồng chí khác đi xe đạp đến tiền trạm trước chuẩn bị mọi mặt cần thiết để đón Người đến địa điểm mới.
 
Mặc dù công tác bảo vệ được chuẩn bị khá chu đáo, song mỗi khi di chuyển địa điểm, Bác đều nhắc nhở các chiến sĩ cận vệ phải làm tốt công tác bảo mật phòng gian. Người căn dặn: “Phải chú ý từ việc rất nhỏ như khi hút thuốc hoặc ăn bánh lương khô xong phải nhặt hết các mẩu thuốc và giấy huỷ đi. Phải cử người đi sau xoá hết dấu vết, phải chú ý không được xáo trộn từng vạt cỏ cành cây”.
 

Nhà ông Nguyễn văn Dương ở Vạn Phúc, Hà Đông 50 năm sau.

 
Địa điểm chuẩn bị cho Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc là nhà đồng chí Trúc, xã đội trưởng xã Xuân Dương. Để bảo đảm bí mật, việc bố trí lực lượng bảo vệ vòng ngoài được tuyển chọn và tổ chức hết sức chu đáo. Công tác tuần tra canh gác ngày đêm được tăng cường với lý do phòng gian giữ làng do du kích địa phương đảm nhiệm. Để giữ bí mật tuyệt đối, hàng ngày Người thường xuyên làm việc trong buồng của ngôi nhà gỗ bốn gian của gia đình anh Trúc. Các đồng chí cận vệ, phục vụ, lái xe thành lập một đội lấy tên là: “Đội thanh niên tuyên truyền xung phong”. Đội này được Bác giao nhiệm vụ làm công tác dân vận để nắm tình hình xung quanh nơi ở có liên quan đến công tác bảo vệ.
 
Tình hình chiến sự ngày càng quyết liệt, thực dân Pháp ngày càng trắng trợn tiến hành các cuộc tấn công và càn quét ra các tỉnh lân cận thủ đô Hà Nội. Ngày 13/1/1947, Trung ương Đảng đã chỉ thị cho lực lượng Cảnh vệ đưa người chuyển đến địa điểm mới tại xóm Lai Cài, thôn Đa Phúc, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (cũ). Người ở và làm việc ở nhà đồng chí Thủ Bạ - Bí thư kiêm Chủ tịch xã.
 
Ngôi nhà của đồng chí Thủ Bạ gồm chín gian bằng tre, ở trên một quả đồi thấp, xung quanh cây cối mọc um tùm che khuất ngôi nhà, từ xa nhìn vào rất khó phát hiện, do vậy rất thuận tiện cho công tác bảo vệ và giữ bí mật. Trong thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc ở đây, Người đã sửa lại các cuốn sách đã viết và các tài liệu đã soạn thảo để cho in và phát hành rộng rãi như cuốn: “Vấn đề du kích”, “Chiến thuật du kích”, “Binh pháp Tôn tử”, “Chính trị viên” và rất nhiều các loại tài liệu khác.
 
Trong thời gian ở đây, công tác bảo vệ được triển khai chu đáo và chặt chẽ. Lực lượng phục vụ và bảo vệ vòng trong có 15 người. Bảo vệ vòng ngoài do một trung đội tự vệ quốc quân đảm nhiệm luôn được bố trí canh phòng cẩn mật và tuần tra xung quanh khu vực 24/24 giờ trong ngày.
 
Tối 2/2/1947, sau một thời gian ở Cần Kiệm, Thạch Thất, trước tình hình địch từ Hà Đông tiếp tục đánh ra vùng nông thôn đến thị xã Sơn Tây, lực lượng Cảnh vệ xin ý kiến của Trung ương cho di chuyển nơi ở và làm việc của Bác về địa điểm mới, tại chùa Một Mái trên núi Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (cũ)). Để giữ bí mật Người đã chỉ thị: “Vào các buổi sáng và buổi tối hàng ngày, các đồng chí trong cơ quan cần thỉnh chuông, gõ mõ như thường lệ của nhà chùa để tránh sự tò mò của mọi người xung quanh”.
 
Ở và làm việc tại chùa Thầy đúng một tháng, Bác quyết định di chuyển đến địa điểm mới. Địa điểm mới này là nhà ông Hoàng Văn Nguyên (bố vợ đồng chí Đỗ Văn Mô - phó Bí thư huyện uỷ, kiêm Chủ tịch Uỷ ban Hành chính huyện Tam Nông) tại xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Đầu tháng Tư, qua nắm tình hình nghi có việt gian, Người quyết định di chuyển ngay sang Tuyên Quang nơi Bác đã ở, làm việc và trực tiếp lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Tám.
 
Sau gần 4 tháng trong điều kiện hết sức khó khăn phức tạp, nhưng được sự chỉ đạo trực tiếp của Thường vụ Trung ương Đảng, lực lượng Cảnh vệ đã bảo vệ an toàn tuyệt đối Chủ tịch Hồ Chí Minh di chuyển từ thủ đô Hà Nội ra các tỉnh lân cận và trở lại chiến khu Việt Bắc.
 
Nguyễn Đức Quý
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Pháp luật - 1 phút trước

GĐXH - Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2 phóng viên thuộc 2 cơ quan báo chí đã bị một nhóm đối tượng lăng mạ, hành hung.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Đời sống - 4 phút trước

GĐXH - Tàu điện không ray là một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray truyền thống mà thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại.

Mua súng về để bắn chim, nam thanh niên bị phạt tù

Mua súng về để bắn chim, nam thanh niên bị phạt tù

Pháp luật - 33 phút trước

GĐXH - Sau khi đặt mua một khẩu súng dạng côn xoay trên mạng xã hội với mục đích dùng bắn chim, nhưng Nguyễn Văn Hưng không ngờ hành vi của mình đã vi phạm pháp luật.

Người đàn ông Hàn Quốc trúng Vietlott chia sẻ cách mua vé giúp mình thu bộn tiền

Người đàn ông Hàn Quốc trúng Vietlott chia sẻ cách mua vé giúp mình thu bộn tiền

Xã hội - 49 phút trước

GĐXH - Mới đây, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) đã tiến hành trao thưởng giải Jackpot 2 của sản phẩm Power 6/45 cho người chơi may mắn đến từ Hàn Quốc.

Những đối tượng học sinh nào được nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10 công lập ở Hà Nội?

Những đối tượng học sinh nào được nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10 công lập ở Hà Nội?

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Hôm nay (ngày 24/4), học sinh diện tuyển thẳng của Hà Nội nộp hồ sơ tại trường THCS đang học. Nếu không sử dụng quyền tuyển thẳng, học sinh phải tham dự kỳ thi để được xét tuyển vào trường công lập.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Tư ngày 24/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Ngày 22/4, đã có 196 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024, trong đó có tên nhiều trường ‘hot’

Ngày 22/4, đã có 196 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024, trong đó có tên nhiều trường ‘hot’

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH – Tính đến ngày 24/4 đã có khoản 196 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ năm 2024. Dưới đây là danh sách chi tiết và mới nhất.

Nửa đêm, nhóm thanh niên Hải Dương dùng hung khí đuổi đánh người đi đường cướp xe máy

Nửa đêm, nhóm thanh niên Hải Dương dùng hung khí đuổi đánh người đi đường cướp xe máy

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Sau khi phát hiện anh Trung cùng bạn đi xe máy, nhóm thanh niên bất ngờ truy đuổi, dùng tuýp sắt đánh khiến nạn nhân bỏ chạy và cướp xe máy...

Cách tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ mới nhất, lái xe nên tham khảo

Cách tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ mới nhất, lái xe nên tham khảo

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Việc tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ sẽ giúp cho chủ sở hữu phương tiện nắm bắt được các thông tin liên quan đến giấy tờ xe cũng như lịch sử vi phạm giao thông nếu người đó đã từng vi phạm. Dưới đây là các cách tra cứu giấy phép lái xe đơn giản, lái xe nên tham khảo.

Clip: Xe con va chạm ô tô tải, 4 người thương vong

Clip: Xe con va chạm ô tô tải, 4 người thương vong

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Vụ tai nạn giữa xe con với ô tô tải vừa xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh khiến 4 người thương vong.

Top