Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé 11 tháng tuổi ở Hòa Bình mắc Kawasaki: Đây là bệnh gì, mức độ nguy hiểm như thế nào?

Thứ ba, 07:55 17/03/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Bệnh gây tổn thương nhiều nơi đặc biệt là động mạch vành và cơ tim. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các tổn thương thực tổn tại tim và nhiều biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Chiều 16/3, thông tin từ Trung tâm Sản Nhi (Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ) cho biết, đơn vị này vừa điều trị thành công cho một bệnh nhi 11 tháng tuổi (trú tại Lương Sơn, Hòa Bình) mắc bệnh Kawasaki. Đây cũng là ca bệnh Kawasaki đầu tiên được điều trị khỏi tại Trung tâm Sản Nhi.

Theo đó, bệnh nhi được đưa đến khoa Cấp cứu, Trung tâm Sản Nhi ngày 10/3 trong tình trạng sốt cao, viêm kết mạc không có nhử nhèm; môi đỏ, nứt và chảy máu; lưỡi có màu dâu tây; vùng mặt, cổ xuất hiện ban da; hạch góc hàm 2 bên kích thước 1,5cm kèm theo bong da ở đầu chi, hậu môn và vùng sinh dục.

Bé 11 tháng tuổi ở Hòa Bình mắc Kawasaki: Đây là bệnh gì, mức độ nguy hiểm như thế nào? - Ảnh 1.

Các bác sĩ khám cho bệnh nhi. Ảnh BVCC

Qua khai thác bệnh sử được biết, khi ở nhà, bệnh nhi bị sốt liên tục trong 6 ngày và đã được cho dùng thuốc hạ sốt dạng uống và dạng đặt, tuy nhiên tình trạng sốt cao không giảm. Bệnh nhi liên tục quấy khóc kèm theo ban đỏ phần da ở mặt và cổ nên được gia đình đưa đi khám.

Tại Trung tâm Sản Nhi, sau khi thực hiện các xét nghiệm, bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh Kawasaki và được áp dụng ngay phác đồ điều trị tích cực bằng Aspirin liều cao, truyền IVIG liều 2g/kg trong 10h.

Sau 3 ngày điều trị, tình trạng sốt của trẻ giảm, tình trạng toàn thân ổn định, các chỉ số trong giới hạn bình thường và có kế hoạch được xuất viện. Sau điều trị, bệnh nhi tiếp tục được quản lý và theo dõi tại khoa Cấp cứu.

Mẹ bệnh nhi chia sẻ, lúc đầu, khi được bác sĩ thông báo con mắc bệnh Kawasaki, chị thực sự rất hoang mang, lo lắng vì chưa từng được nghe tên bệnh và cũng không biết bệnh có nguy hiểm không, có thể điều trị khỏi được không. Hiện tại, khi con đã ổn định, chị mới thực sự yên tâm.

Kawasaki là bệnh gì?

ThS.BS Nguyễn Đức Long, Trưởng Khoa Cấp cứu cho biết, Kawasaki là bệnh sốt có mọc ban cấp tính kèm theo viêm lan tỏa hệ mạch máu nhỏ và vừa chưa rõ căn nguyên, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Đây được coi là bệnh hiếm với tỷ lệ mắc từ 50-100/100.000 trẻ.

Bé 11 tháng tuổi ở Hòa Bình mắc Kawasaki: Đây là bệnh gì, mức độ nguy hiểm như thế nào? - Ảnh 2.

Các dấu hiệu của bệnh. Ảnh minh họa

Theo BS Bùi Thu Phương, Khoa Nhi (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), Kawasaki là bệnh được đặt theo tên một bác sĩ Nhật Bản Kawasaki Tomisaku, người có công phát hiện bệnh này lần đầu vào năm 1961. Hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới, bệnh trở thành nguyên nhân hay gặp nhất gây nên bệnh tim ở trẻ em.

Trên thế giới, Hàn Quốc và Nhật Bản là 2 nước có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Tỷ lệ trẻ trai mắc bệnh cao hơn gái với tần suất trung bình là 1,5:1, lứa tuổi hay gặp là < 5 tuổi.

Tại Nhật Bản, bệnh xảy ra quanh năm nhưng có xu hướng tăng cao vào mùa Đông Xuân. Tại Việt Nam, sự phân bố bệnh theo mùa không rõ rệt, gặp nhiều trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 6 và tháng 9 đến tháng 10.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Theo Ủy ban Quốc gia về Kawasaki của Nhật và Hội Tim mạch Mỹ, bệnh có một số biểu hiện như:

- Sốt cao liên tục ít nhất 5 ngày (là dấu hiệu bắt buộc)

- Viêm đỏ kết mạc mắt 2 bên không có nhử

- Biến đổi đầu chi: Phù nề, đỏ tím, bong da

- Biến đổi khoang miệng: Môi đỏ, lưỡi đỏ nổi gai

- Ban đỏ đa dạng toàn thân

- Hạch góc hàm hay dưới cằm có đường kính 1,5 cm; chắc và không hóa mủ

Bệnh gây tổn thương nhiều nơi đặc biệt là động mạch vành và cơ tim. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các tổn thương thực tổn tại tim và nhiều biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, khi thấy con có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bố mẹ cần cho con đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời nếu phát hiện bệnh, tránh biến chứng xấu có thể xảy ra.

N.Mai

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Y tế - 2 giờ trước

May mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Đi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Rất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

Sống khỏe - 13 giờ trước

Một số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 1 ngày trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 1 ngày trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Top