Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé 2 tuổi tử vong vì mẹ chủ quan khi con bị ngã từ trên giường xuống đất

Chủ nhật, 19:33 19/08/2018 | Sống khỏe

Sáng sớm tỉnh dậy chị Xiaobo thấy đầu con sưng nhưng lại nghĩ đó cũng là chuyện bình thường nên không kiểm tra kĩ.

Chị Xiaobo, 32 tuổi sống tại một vùng quê của Trung Quốc. Mặc dù con mới chỉ 2 tuổi nhưng chị Xiaobo đã đi làm từ lâu vì gia đình nghèo, mẹ chồng cô còn mắc bệnh thấp khớp và huyết áp cao phải điều trị nhiều tiền thuốc mỗi ngày. Mọi công việc ở nhà chị đều nhờ bố chồng. Chị thậm chí phải làm thêm giờ vào mỗi buổi sáng sớm còn chồng chị thì làm thêm giờ buổi tối. Vì thế hai vợ chồng rất ít khi gặp nhau. Do thường hay đi về khuya nên chồng chị Xiaobo ngủ ngoài phòng khách để không ảnh hưởng tới con. Trong phòng chỉ có Xiaobo ngủ cùng con gái.

Ngày hôm đó như thường lệ khi đang ngủ cùng con gái 2 tuổi cô đột nhiên nghe thấy tiếng "bịch" mạnh. Xiaobo giật mình tỉnh giấc thì thấy con gái đang khóc lớn vì bị ngã xuống đất. Cô nhanh chóng bế con dậy, xoa xoa đầu và ru con ngủ tiếp.

Sáng sớm hôm sau trước khi đi làm, Xiaobo nhìn thấy đầu con gái bị sưng nhưng nghĩ đây không phải là lần đầu tiên con bị ngã và sưng như thế nên chỉ nhắc bố chồng hãy để ý đến bé rồi cô đi làm.

Tuy nhiên, khi đang làm việc tại công ty, Xiaobo nhận được cuộc gọi của bố chồng nói rằng con gái 2 tuổi nôn mửa cả ngày, người cứ mệt lả như buồn ngủ. Cô vội vã trở về nhà thì thấy con gái nằm trên giường, hơi thở rất yếu. Cô đã nói với bố chồng cần đưa con bé tới bệnh viện.

Sau khi nhập viện các bác sĩ kiểm tra thì phát hiện rằng hộp sọ của bé 2 tuổi đã bị vỡ và xuất huyết nội sọ. Phải được phẫu thuật ngay lập tức. Thế nhưng chỉ 1 giờ sau đó, các bác sĩ bước ra khỏi phòng mổ và thở dài: "Xin lỗi gia đình, chúng tôi đã cố gắng hết sức. Gia đình hãy chuẩn bị".

Chỉ nghe tới đây thôi, Xiaobo cũng như mọi người lập tức ngã khuỵ. Bà mẹ trẻ bất chợt ân hận vì sự chủ quan của mình lúc đêm. Các bác sĩ cũng cảnh báo thêm, chuyện trẻ bị ngã từ trên cao xuống là thường xuyên, tuy nhiên nếu thấy trẻ có biểu hiện buồn ngủ, người mệt lả sau đó cần phải lập tức nhập viện, không được trì hoãn một giây nào.

Việc trẻ nhỏ gặp nạn nguy hiểm sau khi bị ngã từ trên giường xuống đất không phải là trường hợp đầu tiên. Trước đó cũng tại Trung Quốc, bé 8 tháng tuổi cũng bị tụ máu , di chứng nặng nề sau khi ngã từ trên giường xuống đất. Hay câu chuyện tương tự của bà mẹ Paige Ferguson: "Mọi thứ bắt đầu khi con trai tôi, Colton, bị ngã từ trên một chiếc giường chỉ cách mặt đất 0,61m. Đầu thằng bé đã bị sưng lên sau khi ngã. Thằng bé đã khóc và hoảng sợ vì việc này.

Chúng tôi đã đưa thằng bé đi kiểm tra để đảm bảo không có gì nghiêm trọng. Chúng tôi đã mong rằng bác sĩ nói rằng thằng bé sẽ ổn thôi và đó chỉ là một việc thương nhẹ. Tuy nhiên, mọi thứ không phải như vậy.

Các bác sĩ thông báo rằng hộp sọ của con đã bị chấn thương nghiêm trọng và con có thể không qua khỏi. Thậm chí nếu con có thể sống sót thì con cũng không thể nói chuyện hoặc đi lại bình thường"

Mọi thứ thật mơ hồ, con có thể qua khỏi, cũng có thể không. Bây giờ con vẫn đang phải chiến đấu cho mạng sống của mình. Mọi thứ thật kinh khủng giống như một cơn ác mộng".

Làm thế nào để hạn chế việc bé ngã đập đầu xuống đất?

Tiến sĩ – bác sĩ Châu Nghi Đông từ khoa Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Nhi thuộc Đại học Y khoa Trùng Khánh (Trung Quốc) cho biết: “Việc trẻ dễ bị va đập hay vấp ngã là do tỷ lệ cơ thể chưa cân đối, phần đầu lớn hơn dễ khiến bé mất thăng bằng. Trẻ được 3 tháng tuổi đã có thể bò quanh nhà, nếu cho con chơi trên giường hoặc bàn ghế mẹ phải thật cẩn thận.

Với trẻ độ tuổi tập đi, những bước chập chững ban đầu trẻ rất dễ bị ngã đập đầu xuống đất. Để con được an toàn mẹ nên chọn không gian rộng rãi, tránh đồ vật cồng kềnh hoặc sắc nhọn có thể khiến bé bị thương. Tuyệt đối không để sàn nhà ướt trơn trượt dễ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ, ngoài ra các ổ điện cũng nên để xa tầm tay bé.

Một điều quan trọng là cha mẹ nên bỏ ngay thói quen tung hứng hoặc kiệu bé trên vai. Bởi nếu xảy ra sai sót nhỏ, hành động này cũng đe dọa tới sức khỏe, bé có nguy cơ gặp chấn thương thậm chí tử vong".

Điều gì xảy ra với trẻ khi bị đập đầu xuống đất?

“Sau khi ngã, phản ứng đầu tiên của trẻ là khóc to. Tại vị trí va chạm có dấu hiệu sưng và nổi cục lớn, mẹ nên chườm lạnh trong vòng 15 phút để giảm bớt tình trạng sưng tấy. Theo dõi bé trong vòng 1-2 ngày nếu trẻ có biểu hiện bình thường, tinh thần ổn định, ăn uống tốt thì sức khỏe không có điều gì đáng lo ngại”, bác sĩ Châu cho biết.

Nếu vết thương rỉ máu, mẹ nên cầm máu và sát trùng vết thương ngay lập tức cho bé. Thông thường, những vết thương hở sẽ tự lành trong vòng 2-3 ngày nên không cần quá lo lắng. Bác sĩ Châu cũng đưa ra lời khuyên cho các bậc cha mẹ, nếu sau 3 ngày vết thương bầm tím, trẻ mất ý thức hoặc hộp sọ bị biến dạng bất thường ngay lập tức phải đưa trẻ tới cơ sở y tế kiểm tra.

Mức độ nguy hiểm mẹ nên biết để đưa bé tới gặp bác sĩ kịp thời

Mức độ 1: Sau khi ngã, bé nôn ói (có thể do quá sợ hãi, đau đớn) nhưng tinh thần vẫn thoải mái, có ý thức. Ở mức độ này mẹ không cần lo lắng quá nhiều vì không có tổn hại tới sức khỏe của trẻ.

Mức độ 2: Nếu thấy trẻ cáu giận, hay khóc, bỏ ăn, thường xuyên kêu đau đầu kèm hiện tượng nôn mửa, máu chảy qua đường tai hoặc mũi mẹ nên đưa bé tới bệnh viện ngay.

Mức độ 3: Trẻ ý thức chậm hơn trước, mất tập trung, nói lắp, nôn mửa… thì rất có thể não bộ bị tổn thương. Mẹ đừng chủ quan xem nhẹ mối nguy hiểm mà hãy đưa bé tới gặp bác sĩ.

Một vài trường hợp, trẻ vấp ngã đập đầu xuống đất bị chấn thương sọ não nhưng chưa có biểu hiện bất thường khi thăm khám. Bác sĩ sẽ cho bé về nhà theo dõi trong vài ngày sau đó tái khám. Nếu trong thời gian theo dõi trẻ không có biểu hiện bất thường thì về lâu dài sức khỏe không có gì đáng lo ngại.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị ngã từ trên giường xuống đất?

Đa số khi thấy con ngã, nhiều bà mẹ liền một phát lao đến, ngay lập tức bế con dậy. Tuy nhiên, hành động bản năng này lại có thể đẩy bé vào tình trạng nguy hiểm.

Cách thức xử lý đúng khi con ngã phải là:

- Quan sát trong vài giây đầu xem con thế nào, cú ngã có thực sự mạnh….

- Để ý xem bàn tay, bàn chân, cánh tay, đầu con có bị sưng, bầm tím hay xước không.

- Để ý tình trạng cảm xúc của con: Con ngủ sâu sau khi ngã, trông tỉnh táo, linh hoạt hay có vấn đề gì khác không?

Trẻ bị ngã đập đầu xuống đất có nguy cơ bị chấn thương sọ não mẹ cần đặc biệt quan tâm theo dõi và điều trị kịp thời.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 2 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 9 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 11 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 14 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Top