Bệnh nhân COVID-19 nặng một năm trước: 'Ngỡ trở về là bình tro cốt nhưng hồi sinh nhờ thầy thuốc'
Một năm sau ngày vượt “cửa tử” vì mắc COVID-19 và chuyển biến nặng, bà Lương Thị Hà (Quận 12, TP.HCM) vẫn vẹn nguyên niềm hạnh phúc.
Nhớ như in một chiều mưa sụt sùi giữa tháng 7 năm 2021, bà Lương Thị Hà lên cơn ho nên đã đi xét nghiệm và nhận được kết quả đã nhiễm COVID-19. Lúc đó, mường tượng về căn bệnh toàn thân, bà giật thót.
Bà Hà bồi hồi nhớ lại: "Nhà tôi có người thân mắc COVID-19 trước đó. Tôi đưa cơm cho người thân, dù rất cẩn thận nhưng vẫn bị lây. Mang trong mình nhiều bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch mà lúc đó lại đang là cao điểm dịch COVID-19 ở TP.HCM nên càng lo lắng hơn".
Chỉ vài ngày sau khi mắc bệnh, ngực bà Hà nặng như có đá đè. Từng hơi thở cũng như nặng nhọc, khó khăn hơn. Bà được đưa đến các khu cách ly tập trung rồi chuyển sang một bệnh viện khác nhưng bệnh ngày càng chuyển nặng, phải thở oxy.
Sau đó, bà Hà được chuyển lên Bệnh viện Dã chiến số 3 (khu tái định cư Bình Khánh thuộc phường An Khánh, TP. Thủ Đức). Lúc ấy dù rất mệt nhưng bà nhớ nhất là bàn tay ấm của các thuốc vỗ về mình và thủ thỉ vào tai, hãy cố gắng lên. Hãy trút bỏ lo âu và tin vào thầy thuốc để vượt qua "cửa tử"...
Bệnh viện Dã chiến số 3 từ bệnh viện chỉ có chức năng thu dung ca nhiễm không triệu chứng đã áp dụng mô hình điều trị 3 tầng. Bệnh viện đã triển khai đơn vị hồi sức tích cực để kịp thời xử trí các ca bệnh trở nặng.
Nhớ về những ngày đầu đến Bệnh viện Dã chiến số 3, bà Hà kể: "Là bệnh viện được điều trị cả bệnh nhân nặng nên tôi cũng an tâm nhưng thấy bản thân mình hơi thở đã yếu đi, toàn thân không cử động được nên trong lòng tôi cứ trỗi dậy ý nghĩ coi như mình sẽ chết. Mình sẽ trở về là bình tro cốt thôi chứ nặng thế này mà khỏi được thì chỉ có là giấc mơ, là cổ tích...".
Người phụ nữ bồi hồi nhớ lại: "Tôi đã mấy lần thều thào với bác sĩ hãy cho tôi về để tôi chết chứ triền miên thở máy thế này sự sống khó mà tồn tại được. Ở thêm ngày nào cơ cực thêm cho nhân viên y tế ngày đó, hãy tập trung cứu nhiều bệnh nhân nhẹ. Nhưng các thầy thuốc lại động viên, chăm chút tôi như ruột thịt của mình, bảo còn một tia hy vọng cũng phải chiến đấu để giành lại sự sống...".
Sau hơn 30 ngày thở máy thì bệnh tình của bà Lương Thị Hà dần có những tiến triển tích cực, bà đã có thể cử động và nói chuyện nhiều với các thầy thuốc.
"Sau một tháng miên man, tỉnh lại tôi cứ ngỡ mình đang mơ. Cho đến khi các y bác sĩ lại vỗ về lên người mình, xoa bóp chân tay cho mình, gắn máy oxy, kiểm tra các chỉ số sinh tồn cho mình thì tôi mới tin mình vẫn còn sống mà lại còn vượt qua được giai đoạn nguy kịch. Niềm hạnh phúc bừng lên, xúc động đến trào nước mắt..." - Bà Hà bộc bạch.
Tỉnh táo trở lại cũng là quãng thời gian bà Hà từng ngày chứng kiến mỗi cuộc bàn giao ca trực, quần áo của y bác sĩ ướt sạch. Có đến hàng chục nhiệm vụ phát sinh, trong nỗi lo âu và tự nguyện của thầy thuốc, ví như massage, dỗ dành bệnh nhân vào giấc ngủ, bón thuốc, dìu đỡ đi vệ sinh… lòng bà Lương Thị Hà lại trỗi dậy lòng cảm kích vô hạn.
Bà thổ lộ rằng: "Từ "cõi chết" trở về mới thấu hiểu về giá trị của sự sống. Căn bệnh này không có người thân ở bên cạnh chăm sóc được nên tất cả mọi thứ đều dồn lên y bác sĩ. Bản thân tôi và nhiều bệnh nhân khác bị nặng, lâu ngày gần như nằm một chỗ nên hay bứt rứt. Thầy thuốc như hiểu được điều đó nên lại nhẹ nhàng dỗ dành vào giấc ngủ, tỉnh dậy thì được đấm bóp khắp người.... Có đêm cả phòng cấp cứu rầm rập bước chân của các y bác sĩ tranh thủ từng phút vì bệnh nhân. Thế nên đã có hàng nghìn bệnh nhân nặng vượt qua được "cửa tử" trở về với đời sống bình thường như một giấc mơ có thật".
Theo nhiều thầy thuốc từng điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng ở Bệnh viện Dã chiến số 3, có hôm sau ca trực họ uống hết cả lít nước vì khát khô họng. Trung bình mỗi thầy thuốc kiêm nhiệm ít nhất 5 nhiệm vụ như: Điều trị chuyên môn; Làm liệu pháp tâm lý, dỗ dành người bệnh; Vệ sinh cá nhân; Đút cơm, cháo…
Sau khoảng 40 ngày thở máy, ngồi dậy, tự đi đứng và không phải thở oxy nữa, bà Lương Thị Hà xúc động cầm tờ thông báo được chuyển lên phòng bệnh nhân nhẹ. Đôi chân như bị níu lại bởi những nhịp điệu thân quen. Cố kìm lòng nhưng rồi sau vài câu nói, bà Hà khóc òa lên trong sung sướng. Bà tâm tình rằng: "Suốt bao ngày đinh ninh ngày về là bình tro cốt. Thế mà giờ đi đứng như người bình thường thì không niềm vui nào diễn tả nỗi. Điều kỳ diệu không phải thần thánh ban cho mà đó là sự tận tụy của thầy thuốc...".
Sau đúng một tháng rưỡi điều trị, đầu tháng 9/2021 bà Lương Thị Hà được xuất viện. Bà bảo: "Về đến nhà mình, hàng xóm ai cũng ngỡ ngàng bởi họ đều nghĩ tôi không thể vượt qua được vì bệnh quá nặng. Tôi đã nói với mọi người, chính các thầy thuộc đã hồi sinh cuộc đời tôi. Những ngày tháng 7/2022 này đối với tôi thật đặc biệt vì tròn một năm từ "cõi chết" trở về...".
Giờ đây, dù dịch bệnh đã được kiểm soát tốt nhưng những ngày tháng được thầy thuốc cận kề giành giật sự sống trở thành một phần cuộc đời bà Hà, thành những ngày tháng không thể nào quên với bà.
Từng túc trực nhiều tháng điều trị, cấp cứu bệnh nhân COVID-19 nặng ở Bệnh viện Dã chiến số 3, BSCKI Lý Quốc Công chia sẻ: "Bệnh nhân Hà năm ngoái rất nặng. Chúng tôi phải vất vả để cứu chữa. Còn nói về gian khó của một năm trước thì không thể kể hết. Khi đó đến ăn cũng phải ăn thật nhanh để lao vào phòng cấp cứu".
"Con COVID-19 này nó rất lợi hại, mình phải nhanh mới chặn được nó. Bệnh nhân chuyển biến nặng khi ấy ngày một tăng nên tập thể thầy thuốc chúng tôi từng ngày động viên nhau hãy vững vàng. Mỗi khi mệt mỏi, lại nhìn vào phòng cấp cứu để vượt qua, bởi ở đó bao sự sống đang cần mình, từng phút. Mọi hạnh phúc riêng tư đều gác lại, triền miên cứu chữa người bệnh. Một năm đã trôi qua, nhìn những sự sống hồi sinh như hôm nay, với những thầy thuốc như chúng tôi đó là món quà vô giá" - vị bác sĩ bộc bạch.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 4 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.