Bệnh nhân ung thư vú có nguy cơ bị ung thư buồng trứng không?
Nghiên cứu cho thấy, ung thư vú và ung thư buồng trứng có thể liên quan đến nhau thông qua một số yếu tố nội tiết tố và di truyền. Do đó, nếu bạn hoặc người trong gia đình đã mắc các bệnh ung thư này nên chủ động khám tầm soát định kỳ để giảm nguy cơ phát triển và phát hiện bệnh sớm.
1. Mối quan hệ giữa ung thư vú và ung thư buồng trứng
Ung thư vú và ung thư buồng trứng có mối liên hệ với nhau thông qua một số yếu tố khác nhau, bao gồm đột biến gene làm tăng nguy cơ mắc cả hai bệnh ung thư. Nếu một người được chẩn đoán mắc một trong những bệnh ung thư này, sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh kia.
Theo BSCKI Hoàng Trọng Điểm, chuyên khoa Ung bướu, ung thư vú và ung thư buồng trứng là hai căn bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú bao gồm: tuổi cao, tiếp xúc với các chất sinh ung thư, hút thuốc lá, uống rượu, thừa cân, béo phì, ít vận động và một số yếu tố di truyền .
Yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư vú bao gồm: tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, tiền sử có kinh sớm, mãn kinh muộn, thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai hoặc hormone nội tiết estrogen thay thế…

Ung thư vú có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng.
Đối với ung thư buồng trứng, các yếu tố được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở các trường hợp phụ nữ có kinh nguyệt không đều; phụ nữ qua thời kỳ mãn kinh hoặc sinh đẻ ít; dùng thuốc kích thích rụng trứng, dùng liệu pháp thay thế hormone hậu mãn kinh; người bị ung thư vú.
Nếu bị ung thư vú, người phụ nữ cũng có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tiền sử gia đình mắc một số loại ung thư khác như ung thư đại trực tràng và ung thư vú có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Điều này là do những bệnh ung thư này có thể do đột biến di truyền ở một số gene gây ra hội chứng ung thư gia đình làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
Cần lưu ý, một số yếu tố nguy cơ sinh sản đối với ung thư buồng trứng cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú. Nguy cơ ung thư buồng trứng sau mắc ung thư vú cao nhất ở những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú.
TS.BS Lê Hồng Quang - Trưởng khoa Ngoại vú, Bệnh viện K khuyến cáo: Việc phát hiện sớm ung thư vú rất quan trọng vì nó giúp tăng khả năng chữa khỏi và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi phát hiện sớm, người bệnh có nhiều cơ hội để tiếp cận với các phương pháp điều trị hiệu quả và phòng ngừa những biến chứng khác.
2. Nội tiết tố và gene di truyền ảnh hưởng đến cả hai loại ung thư
Nghiên cứu cho thấy, ung thư vú và ung thư buồng trứng có thể liên quan đến nhau vì nhiều lý do. Các yếu tố nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến cả hai bệnh ung thư và cũng có một số đột biến gene, đáng chú ý nhất là BRCA1 và BRCA2, làm tăng nguy cơ mắc cả hai bệnh ung thư.
Yếu tố nội tiết tố: Có nhiều loại ung thư vú khác nhau và nhiều loại ung thư đáp ứng với hormone. Nếu ung thư vú dương tính với thụ thể hormone, hormone estrogen sẽ thúc đẩy ung thư. Buồng trứng sản xuất hormone này.
Những người bị ung thư vú dương tính với thụ thể hormone có thể dùng thuốc kháng estrogen (liệu pháp nội tiết tố) hoặc chọn cắt bỏ buồng trứng để ngăn chặn sự phát triển của ung thư.
Yếu tố di truyền: Các gene phổ biến nhất làm tăng nguy cơ ung thư vú (cũng như ung thư buồng trứng) là gene BRCA1 và BRCA2. Ngoài ra, những tiến bộ trong phân tích gen cũng đã tìm thấy một số gene khác có thể làm tăng nguy cơ mắc cả hai loại ung thư.
Mặc dù mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng cùng lúc là không phổ biến, nhưng việc mắc bệnh này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh kia, đặc biệt đối với những người bị đột biến gene.
Do đó, những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng nên được theo dõi và sàng lọc bệnh ung thư khác trong suốt quãng đời còn lại để giảm nguy cơ phát triển hoặc phát hiện và điều trị kịp thời ở giai đoạn sớm.

Phụ nữ nên tầm soát ung thư vú và ung thư buồng trứng định kỳ.
3. Nên tầm soát ung thư vú và ung thư buồng trứng định kỳ
Ung thư vú và ung thư buồng trứng có hiệu quả điều trị tốt nếu được phát hiện sớm. Càng phát hiện muộn thì hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống càng kém. Hiện nay, nhờ những tiến bộ của y học giúp tăng hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Vì vậy tầm soát ung thư chính là cách phát hiện bệnh sớm và gia tăng tỷ lệ điều trị thành công, nhất là những phụ nữ có nguy cơ cao.
Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tự khám vú thường xuyên và khám tầm soát ung thư định kỳ.
Thời điểm phụ nữ nên tầm soát ung thư buồng trứng là giai đoạn mãn kinh, sau 50 tuổi nên tầm soát định kỳ hàng năm tại cơ sở y tế chuyên khoa.
Ngoài ra, nếu tiền sử gia đình cho thấy có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao, phụ nữ có thể cân nhắc tư vấn và xét nghiệm di truyền để dự đoán có khả năng mắc một trong các đột biến gene liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư buồng trứng hay không.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 49 phút trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 1 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 6 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Người đàn ông 49 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh tuyến giáp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị u tuyến giáp đi khám trong tình trạng có khối to vùng cổ, cảm giác nuốt vướng khi ăn, đôi lúc cảm thấy khó thở và dễ mệt mỏi.

Bí quyết đảm bảo sức khỏe khi đi du lịch dịp 30/4 - 1/5 sắp tới
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để nghỉ ngơi, khám phá những vùng đất mới sau những ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chuyến đi thật trọn vẹn, nên lên kế hoạch chu đáo và đừng quên chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình trong suốt chuyến đi. Dưới đây là một số bí quyết giúp giữ gìn sức khỏe khi đi du lịch dịp nghỉ lễ sắp tới:

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.