Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh tay - chân - miệng tăng đột biến: Bệnh viện, người dân đều lo

Chủ nhật, 08:00 30/09/2018 | Y tế

GiadinhNet - Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong vòng một tuần qua, cả nước ghi nhận gần 4.800 trường hợp mắc tay-chân-miệng. So với tuần trước, số mắc tăng 32%, số trường hợp nhập viện tăng 34,5%. Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận gần 48.000 trường hợp mắc tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có khoảng 23.500 trường hợp nhập viện.


Bệnh nhi mắc tay-chân-miệng tại Khoa Nhiễm – Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM). Ảnh: TL

Bệnh nhi mắc tay-chân-miệng tại Khoa Nhiễm – Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM). Ảnh: TL

Gia tăng nhanh chóng bệnh nhi mắc tay – chân – miệng

Ở miền Bắc, bệnh tay – chân – miệng vẫn phân bố rải rác, không ghi nhận ổ dịch lớn. Tại Hà Nội, trong tuần ghi nhận 46 trường hợp. Lũy tích từ đầu năm 2018 đến nay đã có gần 1.600 trường hợp mắc. Hầu hết các trường hợp mắc nhẹ (độ 1) tự khỏi và không có tử vong. Tình trạng này tương tự ở các viện chuyên ngành Nhi khoa hoặc các viện có khoa Nhi đông bệnh nhân như Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện E, Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Bạch Mai...

Tuy nhiên, ở miền Nam và các tỉnh miền Trung, bệnh tay – chân – miệng đang có diễn biến rất phức tạp. Đặc biệt là tại các tỉnh Đông Nam Bộ (TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương…) đang được coi là vùng trong giai đoạn cao điểm dịch bệnh tay - chân - miệng.

Tại tỉnh Khánh Hòa, chỉ trong tháng 9/2018 đã có 145 ca mắc tay – chân - miệng, tăng gấp đôi so với tháng 8. Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa, trong tháng 8 và tháng 9, Bệnh viện đã ghi nhận 23 ca mắc bệnh tay - chân - miệng ở thể nặng (mức độ 2B) và 6 ca ở mức độ rất nặng (mức độ 3). Tất cả đều dưới 6 tuổi. Nhiều ca bệnh diễn tiến quá nhanh, buộc phải chuyển vào Bệnh viện Nhi đồng (TPHCM) để tiếp tục điều trị.

Tại Bến Tre, từ đầu tháng 9 đến nay, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu đã tiếp nhận 671 bệnh nhân mắc bệnh tay – chân - miệng, 190 ca nội trú. Một tuần nay, số bệnh nhân mắc bệnh này nhập viện cũng tăng cao gấp 2 - 3 lần so với hồi đầu tháng. Mới nhất, ngày 21/9, một bệnh nhi mắc bệnh-tay-chân miệng đã tử vong ở đây. Khi khám, các bác sĩ không phát hiện có nổi mụn nước - dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Tuy nhiên, 13 giờ sau khi phát bệnh nặng, em đã tử vong.

Ngày 28/9, Sở Y tế TPHCM cho biết, trong 2 tuần giữa tháng 9, số ca tay - chân - miệng nhập viện TPHCM có hiện tượng gia tăng nhanh. Đồng thời, số ca nhập viện từ các tỉnh cũng tăng nhanh chóng so với trước đó. Trong số những ca bệnh nhập viện vào các bệnh viện tuyến cuối của thành phố như: Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 có đến gần 60% là các ca bệnh đến từ các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ và một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Số liệu giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, trong tuần 38 (từ 13-20/9) có 289 ca bệnh tay – chân - miệng nhập viện, tăng 47% so với trung bình 4 tuần trước (194 ca), tăng 130% so với tuần cùng kỳ 2017 (124 ca).

Con số này đang tiếp tục gia tăng báo động, khi cao điểm trong tuần này, có ngày khoa Nhiễm – Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM) phải điều trị cho tới 222 ca mắc tay - chân - miệng. Những ngày gần đây, số lượng bệnh nhi vào khoa không giảm, xấp xỉ 200 ca, trong đó có 25 – 30 ca nặng phải theo dõi rất sát. Lượng bệnh nho nhập viện, nhất là các ca nặng vẫn đang tiếp tục tăng. Đã có 10 trẻ phải thở máy và 4-5 trẻ phải lọc máu.

Phát hiện virus Ev71 quay lại tấn công khiến trẻ diễn tiến nặng

Tại hành lang khoa Nhiễm – Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM), chị T.L (ở quận Bình Tân, TP HCM) cho biết, con trai chị 19 tháng tuổi, cháu không sốt hay nổi mụn nước trên tay chân. Nhưng cách đây vài ngày, cháu thường xuyên nôn trớ sau ăn. Đưa cháu đi khám tại bệnh viện tư gần nhà, bác sĩ nói cháu bị viêm amidan và cho thuốc uống. Nhưng nửa đêm cháu thức dậy, quấy khóc, nôn trớ quá nhiều nên gia đình vội vàng đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 1. Cháu được chẩn đoán mắc tay - chân - miệng dạng khá nguy hiểm do virus Ev71.

Thống kê của Viện Pasteur TPHCM, từ đầu năm đến nay đã có 6 trẻ tại khu vực phía Nam tử vong do bệnh tay - chân - miệng gồm: 2 trường hợp ở tỉnh Tây Ninh; các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Bến Tre mỗi địa phương 1 trường hợp tử vong.

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM) cho biết, nếu như những năm trước kết quả điều tra dịch tễ cho thấy số trẻ mắc-tay-chân-miệng do virus Ev71 rất thấp, nhưng gần đây, hơn 50% trẻ mắc virus Ev71 – loại virus lây lan rất nhanh và diễn tiến nặng, sốt cao, vì thế số bệnh nhân nhập viện ngày càng tăng. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã có 1 ca tử vong do bệnh này.

Đại diện Sở Y tế TPHCM cho hay, tháng 8, tháng 9 hàng năm là thời điểm gia tăng số ca tay - chân - miệng theo mùa. Tuy nhiên, trong mùa dịch bệnh năm nay đã bắt đầu thấy sự xuất hiện trở lại của chủng virus Ev71 đã gây ra vụ dịch tay – chân - miệng lớn trên cả nước năm 2011 (hơn 70.000 trường hợp mắc khiến 150 người tử vong, trong đó TPHCM có 30 ca).

“Điều này có thể là nguyên nhân làm số ca bệnh gia tăng nhanh chóng tại các tỉnh thành trong cả nước, trong đó có TPHCM trong những tuần gần đây”, đại diện Sở Y tế TPHCM cho biết.

Còn Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM Phan Trọng Lân cho hay, qua điều tra dịch tễ, năm 2018 có sự phổ biến của virus Ev71, chiếm 25% tổng ca mắc. Virus này khiến bệnh nhân mắc tay - chân - miệng có thể bị các biến chứng như thần kinh, tim mạch, phù phổi, sốc, suy tim và tử vong nhanh. Đặc biệt, có sự biến đổi chủng gene của virus EV71 từ C5 sang C4. Đây cũng là chủng gene virus gây nên dịch bệnh tay-chân-miệng ở nước ta vào năm 2011.

Các chuyên gia lưu ý, nếu trẻ có các triệu chứng như sốt cao khó hạ kéo dài hơn 2 ngày, nôn ói nhiều thì phải đưa trẻ đi khám. Một dấu hiệu khác của bệnh tay-chân-miệng mà các bậc cha mẹ ít để ý, đó là trẻ giật mình trong lúc thiu thiu ngủ. Nếu thấy trẻ giật mình trên 2 lần trong 30 phút kèm sốt cao khó hạ trên 2 ngày thì phải lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế.

“Khó mà có thể quen dần nét mặt thất thần lo lắng của phụ huynh khi con nằm lại trong phòng cấp cứu, rồi nhiều gương mặt cảm xúc giống nhau lo lắng chia sẻ với nhau chờ đến giờ vào thăm. Mặt mũi “dân chống dịch” (nhân viên y tế - PV) thì… te tua tơi tả, căng hơn khi bệnh vô liên tục; nói to hơn vì ai cũng bận có thể không nghe kịp, vì trong phòng nhiều tiếng khóc; cập rập hơn khi có bé cần làm gấp, luồn lách, bước nhanh hơn vì gấp và chật; tư duy nhanh hơn khi cần phối hợp hội chẩn, mượn thuốc, xin dụng cụ, bàn giao bệnh… Cũng những câu nói quen thuộc khi ra ca trực, đêm qua em không ăn tối được bác, chỉ vội ăn cái bánh bao hay cây xúc xích; đêm qua em đi lại suốt đêm thầy ơi. Nhưng ẩn sau đó là sự hài lòng vì đêm trực “bình yên chỉ có chạy liên miên như vịt” giúp được nhiều bé và nghỉ ngơi tiếp tục chiến đấu…”.

(Trích Facebook cá nhân BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1TP HCM)

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Y tế - 1 giờ trước

Trong 3 ngày, 18 đến 21/7, Trung tâm y tế M’Đrắk, xã M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 64 trường hợp nhập viện với triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Trong đó, phần lớn các bệnh nhân có liên quan đến việc ăn bánh mì tại một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông sau khi tắm biển lên bờ có biểu hiện khó thở, tím tái rồi bất tỉnh may mắn được cứu sống nhờ sơ cứu kịp thời.

Ra mắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ nhân viên y tế trong khám chữa bệnh

Ra mắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ nhân viên y tế trong khám chữa bệnh

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ứng dụng AI trong y tế thì 20 năm tới, chỉ bằng kết quả xét nghiệm, chiếu chụp, các bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán chính xác hơn, nhanh hơn trong quá trình khám chữa bệnh.

Vụ lật tàu trên Vịnh Hạ Long: Sức khoẻ các nạn nhân giờ ra sao?

Vụ lật tàu trên Vịnh Hạ Long: Sức khoẻ các nạn nhân giờ ra sao?

Y tế - 1 ngày trước

Liên quan đến vụ tàu du lịch bị lật trên Vịnh Hạ Long, hiện sức khỏe 10 người may mắn được cứu sống đang điểu trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh và Bệnh viện Bãi Cháy đã cơ bản ổn định.

Vietnam Medipharm Expo 2025 góp phần thúc đẩy phát triển y dược Việt Nam

Vietnam Medipharm Expo 2025 góp phần thúc đẩy phát triển y dược Việt Nam

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam - Vietnam Medipharm Expo 2025 sẽ diễn ra từ 31/7 đến 02/08/2025 với sự tham gia của hơn 400 doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, trưng bày các sản phẩm – dịch vụ chuyên ngành y dược tại 450 gian hàng.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Hiện tại, sức khỏe của 2 bệnh nhi vẫn đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ với sự hỗ trợ thuốc vận mạch để duy trì tuần hoàn và thở máy hỗ trợ hô hấp.

Người đàn ông 62 tuổi không còn khả năng điều trị do thói quen nhiều người hay gặp khi bị chó cắn

Người đàn ông 62 tuổi không còn khả năng điều trị do thói quen nhiều người hay gặp khi bị chó cắn

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân đã bước sang giai đoạn toàn phát của bệnh dại – giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, tiên lượng rất xấu và hầu như không còn khả năng điều trị khỏi.

Ngồi trong xe ô tô đang di chuyển, 2 bé ở Ninh Bình bất ngờ co giật, mất ý thức

Ngồi trong xe ô tô đang di chuyển, 2 bé ở Ninh Bình bất ngờ co giật, mất ý thức

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau khoảng 1 giờ di chuyển bằng ô tô, cả hai anh em đều có dấu hiệu bất thường nên lập tức được đưa đi cấp cứu.

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội mới ban hành Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 Cách mạng tháng Tám thành công, Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn.

Top