Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh thường gặp ở vùng kín trẻ nhỏ: Dị tật ở bé trai (2)

Thứ hai, 08:18 09/11/2009 | Dân số và phát triển

Giadinh.net - Theo BS Lợi Hồng Sơn, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Việt Đức ở bé trai cũng xuất hiện bệnh ở vùng kín cần phải lưu ý như sau.

 
1. Chít hẹp da bao quy đầu: Đây là một tật thường xuất hiện ở bé trai, tùy mức độ hẹp nhiều hay ít, cần chú ý khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Có thể phát hiện bằng cách vạch bao quy đầu của trẻ xem lỗ có bị hẹp không, hay khi trẻ đi tiểu tia nước bé như cái kim, thậm chí da phần quy đầu phồng lên do nước và chất cặn bã tích lại. Nếu không được xử lý sớm sẽ gây khó khăn cho trẻ khi đi tiểu và gây viêm nhiễm.
 
Cách khắc phục tật này khá đơn giản, khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi, mỗi lần tắm cho trẻ, có thể dùng tay nhẹ nhàng kéo lộn phần da bao quy đầu xuống, cứ thế từ từ mỗi lần một chút có thể khiến bao quy đầu rộng dần và trở lại trạng thái bình thường. Nhưng nếu tình hình không cải thiện, phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể. Bé lớn (5 - 6 tuổi trở lên) vẫn bị tật này, thường phải can thiệp bằng cách cắt da bao quy đầu.
 

Ảnh minh họa.

2. Ẩn tinh hoàn: Bé trai sinh ra đã có 2 tinh hoàn nằm trong bìu, nhưng ở một số trẻ bị dị tật, 1 hoặc cả 2 bên tinh hoàn lại không nằm đúng vị trí đó mà ẩn ở vùng bẹn, thậm chí có thể chui vào ổ bụng. Khi sờ vào bìu của trẻ sẽ không thấy đầy đủ 2 bên.

Nếu sau 1 tuổi sờ vẫn không thấy tinh hoàn trong bìu thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được kê thuốc nhằm đưa tinh hoàn về đúng chỗ. Cũng có thể phải can thiệp phẫu thuật và nên phẫu thuật ở độ tuổi từ 3 - 4.

3. Nước ứ màng tinh hoàn: Đây là bệnh lành tính, rất hay gặp ở bé trai. Thường lúc nằm trong bụng mẹ, trẻ nào cũng có một ống nhỏ, gọi là ống phúc tinh mạc, nối liền từ bụng tới phần bìu, thông xuống tinh hoàn. Khi sinh ra, ống này bị bịt lại nhưng ở một số trẻ ống này vẫn tồn tại gây ra bệnh nước ứ màng tinh hoàn. Quan sát kỹ sẽ thấy 1 hoặc 2 bên bìu của trẻ to, nắn vào thấy một khối nước căng đầy, một vài trẻ khi ra đời có biểu hiện này, sau 1-2 tháng sẽ hết. Tuy nhiên, nếu sau 12 tháng, tình trạng vẫn không được cải thiện, nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa. Nếu không can thiệp sớm, tinh hoàn nằm lâu trong bọc nước sẽ không thể phát triển được.   
 
Võ Thu (ghi)
 
(Còn nữa)
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

Việc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Xuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Top