Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh viện E: Cải tiến chất lượng xuất phát từ cải tiến tư duy

Thứ bảy, 09:20 27/01/2018 | Y tế

GiadinhNet - Lãnh đạo Bệnh viện E xác định, nếu không cải tiến chất lượng khám chữa bệnh, không thay đổi thì chắc chắn sẽ thụt lùi. Sự thay đổi đó phải được bắt đầu từ chính tư duy làm việc của toàn thể cán bộ, nhân viên.

Thương hiệu viện E

Bệnh nhân Đ.T.T là bệnh nhân đầu tiên trong cả nước được ứng dụng công nghệ 3D hiện đại vào phẫu thuật tim mạch tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E (ảnh do Bệnh viện cung cấp).
Bệnh nhân Đ.T.T là bệnh nhân đầu tiên trong cả nước được ứng dụng công nghệ 3D hiện đại vào phẫu thuật tim mạch tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E (ảnh do Bệnh viện cung cấp).

Cách đây 6 tháng, bà Đ.T.T (ở TP Nam Định) phát hiện bị thông liên nhĩ. Gần đây, bà thường xuyên bị cơn tức ngực trái, khó thở, sụt cân nhanh, hay mệt mỏi, gầy yếu, chỉ xấp xỉ 35kg. Đi khám tại Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện E), các bác sĩ kết luận bà T phải phẫu thuật do lỗ thông lớn, có nhiều lỗ (dạng sàng) gây ảnh hưởng nặng lên tim, phổi. Bác sĩ còn phát hiện bệnh nhân bị hẹp nặng động mạch vành nuôi cơ tim cần phải can thiệp. Nếu theo cách thức cũ, bệnh nhân sẽ được mổ mở bắc cầu động mạch vành và vá lỗ thông liên nhĩ trong tim, phải cưa mở toàn bộ xương, gây nhiều rủi ro vì tình trạng xương ức của bệnh nhân cao tuổi, gầy yếu thường mỏng, dễ vỡ, khó liền trong thời kỳ hậu phẫu.

GS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E là người trực tiếp tiến hành ca mổ này. Các bác sĩ đã quyết định áp dụng công nghệ mới, động mạch vành hẹp sẽ được tái thông bằng biện pháp không mổ, đặt stent qua da, sau đó phẫu thuật nội soi toàn bộ sử dụng công nghệ 3D chỉ qua các lỗ nhỏ thành ngực đóng lỗ thông liên nhĩ trong tim.

Được biết, Trung tâm Tim mạch là cơ sở y tế đi đầu trong cả nước về kỹ thuật vá thông liên nhĩ nội soi toàn bộ. Kỹ thuật này đã được Bệnh viện E đại diện giới y khoa Việt Nam đưa đi giới thiệu ra thế giới và được đồng nghiệp quốc tế đánh giá cao. Với hệ thống máy nội soi 3D hiện đại nhất bệnh viện vừa được nhà nước đầu tư (giá thành bằng khoảng một căn hộ chung cư cao cấp ở Hà Nội) được đưa vào sử dụng đã giúp cho ca mổ thành công tốt đẹp. Bệnh nhân hồi phục rất nhanh sau mổ. Chưa đầy 1 ngày sau mổ tim đã tỉnh táo ra bệnh phòng và xuất viện sau 5-6 ngày. Các dấu vết để lại chỉ là các vết sẹo nhỏ 1-1,5cm ở các góc khuất cơ thể.

GS.TS Lê Ngọc Thành khẳng định, đây là lần đầu tiên công nghệ 3D được ứng dụng ở Việt Nam trong phẫu thuật tim mạch kết hợp với kỹ thuật vá thông liên nhĩ nội soi toàn bộ qua 4 lỗ trocart nhỏ ở thành ngực do các bác sĩ Trung tâm Tim mạch thực hiện. Công nghệ 3D khiến phẫu thuật trở nên rất “thật”, giúp phẫu thuật viên tiến hành thao tác thuận lợi, rút ngắn thời gian mổ và hạn chế rủi ro. Đặc biệt, chi phí điều trị và phẫu thuật áp dụng công nghệ 3D của bệnh nhân không tăng thêm so với mổ nội soi toàn bộ thông thường. Tại Trung tâm Tim mạch, công nghệ 3D áp dụng cho nhiều bệnh lý khác: Sửa chữa một số dị tật tim bẩm sinh, sửa van, thay van tim, lấy các khối u trong tim, phẫu thuật bệnh lý lồng ngực…

Đây là một trong số nhiều kỹ thuật mới, tiên tiến trong khám chữa bệnh mà Bệnh viện E đã thực hiện trong thời gian qua. Năm 2017, Bệnh viện đã phẫu thuật tạo hình van động mạch chủ bằng phương pháp Ozaki; can thiệp mạch, kỹ thuật Hybrid đặt stent động mạch chủ ngực… Rất nhiều kỹ thuật được áp dụng thường quy tại Bệnh viện này. Nhiều kỹ thuật được coi là “made in viện E”. Ngoài tim mạch được đánh giá là top đầu cả nước, tại Bệnh viện E, phẫu thuật cột sống cũng được coi là mũi nhọn với nhiều kỹ thuật mới. GS.TS Lê Ngọc Thành phấn khởi chia sẻ, hiện bệnh nhân ở các tuyến khác chuyển về Bệnh viện E rất nhiều, thậm chí cả bệnh viện cùng tuyến Trung ương. Đây là điều chưa từng có. Năm qua, tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú và khám ngoại trú so với năm 2016 tăng từ 7-33%.

Theo GS.TS Lê Ngọc Thành, Bệnh viện đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ để đứng vững và hoàn thành nhiệm vụ cao cả là chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thời gian gần đây, Bệnh viện được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện để phát triển một cách toàn diện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chuyên môn kỹ thuật, đào tạo cũng như giao tiếp ứng xử. Nhiều khoa phòng, trung tâm mới được thành lập như: Trung tâm Tim mạch, cơ xương khớp, tiêu hóa, ung bướu; khoa Phẫu thuật thần kinh, khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và nam học, khoa Nội Nhi tổng hợp... Các bác sĩ của Bệnh viện đã làm chủ nhiều kỹ thuật tiên tiến có tầm cỡ quốc gia và quốc tế về phẫu thuật và can thiệp tim mạch, phẫu thuật thần kinh, sọ não, chấn thương chỉnh hình, nội soi can thiệp tiêu hóa, phẫu thuật và điều trị sản phụ khoa... Đội ngũ nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, tâm huyết…

Thay đổi từ tư duy

Theo lãnh đạo Bệnh viện E, phải thay đổi để phát triển, bởi nếu giẫm chân tại chỗ thì sẽ tụt hậu. Trước hết là thay đổi từ tư duy của lãnh đạo, đến nhân viên, ngay cả hộ lý.

Minh chứng là sự thay đổi này, theo chia sẻ của GS.TS Lê Ngọc Thành, là phong cách ứng xử của nhân viên y tế với bệnh nhân. Theo GS.TS Lê Ngọc Thành, để thái độ ứng xử của nhân viên y tế với người bệnh được tốt, trước hết nhân viên phải ứng xử tốt với nhau. “Nhiều người nói xây dựng bệnh viện xanh – sạch – đẹp là để cho bệnh nhân, nhưng với tôi hoàn toàn không phải chỉ như thế mà 50% là cho bệnh nhân, còn 50% là cho nhân viên trong viện. Nếu nhân viên không có điều kiện sống tốt, không đảm bảo được sức khỏe thì lấy đâu ra sức phục vụ người bệnh. Thay đổi cho cả nhân viên để họ có môi trường làm việc tốt, yên tâm, yêu mến bệnh viện, coi viện là nhà. Có như vậy họ mới có thể phục vụ tốt người bệnh, coi người bệnh là người thân”, GS.TS Lê Ngọc Thành nói. Ngoài thay đổi phong cách, thái độ ứng xử, nhân viên Bệnh viện E cũng được “thấm nhuần” học tập. GS.TS Lê Ngọc Thành nói tiếp: “Viện tôi ưu tiên học hỏi làm người trước, làm nghề sau. Bởi con người tốt thì nghề sẽ tốt”.

Vì coi bệnh viện là nhà, nên lãnh đạo Bệnh viện E đã thay đổi viện từ điều tưởng như “rất nhỏ, rất phụ”: Nhà vệ sinh. Từ cuối năm 2016, bệnh viện đã đầu tư chỉnh trang, cải tạo hệ thống nhà vệ sinh công cộng của khu nhà Khoa Khám bệnh, Khoa Tai - Mũi - Họng, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Tài chính kế toán. Đặc biệt, Bệnh viện tiếp tục triển khai xây dựng mới hệ thống nhà vệ sinh công cộng hiện đại, đạt tiêu chuẩn gần khu vực nhà D, gồm có 5 buồng tắm nóng lạnh, 4 buồng vệ sinh (nam, nữ), hệ thống bồn rửa tay, vòi nước cảm ứng, máy làm khô tay… Tổng mức đầu tư cho hệ thống nhà vệ sinh này là khoảng 600 triệu đồng.

GS.TS Lê Ngọc Thành cho rằng: “Chuyện vệ sinh ở viện trước đây được coi là chuyện nhỏ, nhưng thực sự không phải. Đã đến lúc cần xóa bỏ tâm lý nhà vệ sinh trong bệnh viện là nỗi ám ảnh đối với bệnh nhân và người nhà… Thậm chí, còn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh từ nhà vệ sinh bệnh viện bẩn và có mùi hôi”.

Bà Nguyễn Thị Hòa (56 tuổi, quê ở Thanh Hóa) đang trông người bệnh ở Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện E) bày tỏ: “Mùa đông, lại được tắm nóng lạnh ở nhà vệ sinh công cộng trong bệnh viện, tôi thấy rất thuận tiện, thân thiện và sạch sẽ”. Nhiều người nhà bệnh nhân chia sẻ, khi chưa có dịch vụ này, họ rất khổ sở vì phải đi ra bên ngoài để tìm kiếm chỗ tắm giặt. “Nhiều hôm bí quá, tôi đành phải thuê nhà nghỉ 1 giờ với giá gần 100.000 đồng để được tắm. Giờ thì ngay trong bệnh viện đã có dịch vụ tắm nóng lạnh, chắc chắn người nhà bệnh nhân sẽ bớt vất vả hơn rồi”, ông Lê Tiến Thọ, bố một bệnh nhân điều trị tại viện chia sẻ.

Phấn đấu thành bệnh viện hạng Đặc biệt

Theo GS.TS Lê Ngọc Thành, trong thời gian tới, cùng với sự đầu tư tích cực của Bộ Y tế về hoàn thiện khu khám bệnh và điều trị ngoại trú, tới đây khởi công Trung tâm Ung bướu và hoàn thiện khu kiểm soát nhiễm khuẩn và tiền lâm sàng, nhà lưu trú người nhà bệnh nhân… Hy vọng trong tương lai gần, Bệnh viện E sẽ là bệnh viện đa khoa Trung ương hạng Đặc biệt để đáp ứng được yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân trong cả nước, vươn ra khu vực và tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện. Hiện Bệnh viện E được Bộ Y tế giao cho là bệnh viện hạt nhân của 10 bệnh viện vệ tinh.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top