Bí quyết giúp sữa mẹ về nhiều sau sinh, áp dụng ngay nếu mẹ thiếu sữa cho con
Nghiên cứu đã chứng minh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất đối với trẻ, không có một loại thực phẩm nào tốt hơn sữa mẹ và người mẹ nên cho con bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết cách để sữa về nhiều sau sinh.
1. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất đối với trẻ
Trong những năm đầu đời, sữa mẹ là nguồn thức ăn đầy đủ nhất, thích hợp nhất đối với trẻ. Trong sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp, phù hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ.
Trong sữa mẹ có kháng thể , giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn. Do tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ nên trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh.
Không chỉ là biện pháp tiết kiệm hiệu quả về kinh tế, nuôi con bằng sữa mẹ còn giúp gắn bó tình mẫu tử, đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho việc phát triển hài hoà của trẻ. Đồng thời, khi cho con bú cũng giúp bà mẹ giảm căng thẳng và giúp nhanh lấy lại vóc dáng.

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ.
Sữa non được ví như một liều "vaccine tự nhiên" đầu đời, có các thành phần tạo miễn dịch thụ động cho trẻ. Trẻ được bú sữa non trong những ngày đầu tiên giúp đào thải phân su nhanh, tránh vàng da, giúp tăng cường miễn dịch, giảm nhiễm khuẩn, giảm mức độ nặng khi trẻ bị nhiễm bệnh.
Sữa mẹ có lợi ích vượt trội nhưng không phải bà mẹ nào cũng có sữa nhiều sau sinh, điều đó có thể do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vậy có cách nào để giúp sữa mẹ về nhiều sau sinh không? Đây cũng là câu hỏi của nhiều sản phụ muốn cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.
2. Bí quyết giúp sữa mẹ về nhiều sau sinh
Theo ThS. Chu Thị Thanh Loan, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cơ chế tiết sữa là cơ chế thần kinh thể dịch. Khi cho con bú nhiều thì cơ thể người mẹ sẽ tiết ra chất hormone trong cơ thể, đó là prolactin giúp tái tạo sữa và oxytocin làm xuống sữa.
Vì vậy, việc cho con bú đều đặn, thường xuyên, mẹ được nằm cạnh con, cho con bú theo nhu cầu là biện pháp giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú.
Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp mẹ có lượng sữa nhiều và chất lượng sữa tốt.
Theo ThS. Chu Thị Thanh Loan, để tăng cường lượng sữa cho con bú, các bà mẹ cần lưu ý như sau:
- Thứ nhất là tinh thần cần phải lạc quan, luôn có niềm tin mình sẽ có đủ sữa cho con bú. Cần cố gắng duy trì giấc ngủ 8 giờ/ngày, nên ngủ trưa, tranh thủ lúc con ngủ mẹ cũng nên nghỉ ngơi.
- Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng các nhóm dinh dưỡng bao gồm:
- Chất đạm (protein): thịt, cá, trứng, sữa...
- Tinh bột: cơm, gạo, khoai, mì, phở…
- Chất béo: mỡ động vật, dầu thực vật, lạc, vừng…
- Vitamin và khoáng chất: các loại rau, củ, quả tươi...
- Đảm bảo uống đủ nước từ: nước lọc, nước canh, nước hoa quả… Duy trì lượng trung bình từ 2-2,5 lít nước/ngày. Uống nước rải rác trong ngày. Nên uống nước vào lúc trước và sau mỗi bữa bú để giúp tái tạo sữa trong quá trình cho con bú sau đó nữa.
- Việc duy trì em bé bú liên tục theo nhu cầu, ngậm vú đúng cách cũng rất quan trọng giúp kích thích sữa tái tạo và duy trì nguồn sữa mẹ.
- Biện pháp massage bầu ngực cũng rất hiệu quả giúp kích thích sữa về nhiều.
- Các bà mẹ nên hút hoặc vắt sữa khi em bú không hết để duy trì lượng sữa luôn dồi dào, luôn luôn mới và có nhiều sữa cho bé bú hơn.

Dinh dưỡng vô cùng quan trọng giúp mẹ có lượng sữa nhiều và chất lượng sữa tốt.
Để có đủ sữa cho con bú, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người mẹ ngay trong thời kỳ mang thai cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái để tăng cân tốt, đó là nguồn dự trữ mỡ để sản xuất sữa sau khi sinh.
Khi cho con bú, cần phải ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc. Khẩu phần ăn của người mẹ cao hơn mức bình thường. Có thể ăn các món ăn cháo chân giò, ý dĩ, vừng… có tác dụng kích thích bài tiết sữa nhưng không nên lạm dụng mà cần ăn đầy đủ các thực phẩm khác. Nên hạn chế các thức ăn nhiều gia vị như ớt, hành, tỏi vì có thể gây mùi khó chịu khiến trẻ dễ bỏ bú.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 19 giờ trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.