Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bình nước nhựa nắp trượt chứa hơn 900 nghìn loại vi khuẩn, bẩn ngang nắp bồn cầu, an toàn nhất lại là loại khiến nhiều người bất ngờ

Chủ nhật, 23:11 18/04/2021 | Sống khỏe

Với nhiều người, bình nước cá nhân là không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày để bổ sung nước khi đi tập thể dục, đi học, đi làm... Nhưng bạn có chắc rằng bình nước của mình hoàn toàn sạch sẽ, không có vi khuẩn?

Bình nước để uống hàng ngày có thể ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn mà bạn không hề hay biết! Treadmill Reviews, một trang web về đồ thể thao quốc tế đã tiến hành đo đạc thực tế trên bình nước của một số vận động viên và nhận thấy rằng các kiểu dáng bình nước thể thao khác nhau đều chứa mức độ vi khuẩn khác nhau.

Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 12 chai nước cho thấy các bình đựng nước uống cá nhân bằng nhựa có thể tái sử dụng đều mang một số lượng đáng kinh ngạc các tế bào vi khuẩn sống: khoảng hơn 300 nghìn vi khuẩn trên mỗi cm vuông (CFU/cm2).

Nhóm nghiên cứu thậm chí còn tuyên bố: “Uống nước từ bình nước kiểu nắp vặn thậm chí còn tệ hơn nhiều lần so với việc liếm đồ chơi của chó”. Cụ thể từng loại bình nước có kiểu dáng khác nhau như sau:

Bình nước loại nắp trượt thuận tiện nhất - nhiều vi khuẩn nhất

Một số người thích sử dụng bình nước dạng nắp trượt vì nó dễ sử dụng. Nhưng loại này chứa một lượng vi khuẩn đáng kinh ngạc, khi bạn mở nắp chai, vi khuẩn sẽ văng ra nơi khác cùng với chất lỏng trên miệng chai, và hàm lượng vi khuẩn vượt quá 900.000 CFU/cm2!

Bình nước nhựa nắp trượt chứa hơn 900 nghìn loại vi khuẩn, bẩn ngang nắp bồn cầu, an toàn nhất lại là loại khiến nhiều người bất ngờ - Ảnh 1.

Bình nước dạng bơm - nhiều vi khuẩn hơn việc uống nước thô

Theo nhóm thí nghiệm, số lượng vi khuẩn trên bình nước bơm (loại bóp) là gần 162.000 CFU/cm2. Mặc dù chúng không dễ bị nhiễm vi khuẩn như chai nước nắp trượt, nhưng những chai nước này lại chứa nhiều vi khuẩn như nước thô (chưa qua xử lý).

Bình nước nhựa nắp trượt chứa hơn 900 nghìn loại vi khuẩn, bẩn ngang nắp bồn cầu, an toàn nhất lại là loại khiến nhiều người bất ngờ - Ảnh 2.

Bình nước nắp vặn - tệ hơn cả bát ăn của động vật

Còn chiếc bình nước nắp vặn mà mọi người thường dùng thì sao? Nhóm thí nghiệm chỉ ra rằng loại chai nước này chứa tới 159.060 CFU/cm2, tuy tốt hơn hai loại chai nước trên nhưng số lượng vi khuẩn tương đương với một chiếc bát đựng thức ăn cho thú cưng.

Bình nước nhựa nắp trượt chứa hơn 900 nghìn loại vi khuẩn, bẩn ngang nắp bồn cầu, an toàn nhất lại là loại khiến nhiều người bất ngờ - Ảnh 3.

Bình nước ống hút thực sự sạch nhất?

Kết quả thật bất ngờ. Nhóm nghiên cứu tuyên bố rằng chai nước ống hút chứa một phần nhỏ vi khuẩn chỉ 25 CFU/cm2. Các chuyên gia giải thích rằng khi uống nước từ chai ống hút, nước sẽ chảy xuống đáy ống hút khiến vi khuẩn khó tụ lại.

Bình nước nhựa nắp trượt chứa hơn 900 nghìn loại vi khuẩn, bẩn ngang nắp bồn cầu, an toàn nhất lại là loại khiến nhiều người bất ngờ - Ảnh 4.

E. coli tìm thấy trong miệng chai có thể gây viêm phổi, nhiễm trùng máu

Nhóm thí nghiệm đã tìm thấy những loại vi khuẩn riêng biệt trong mỗi loại bình nước cá nhân. Vi khuẩn có hại trên chai nước nắp vặn chiếm 99% và phần lớn là Escherichia coli (E. coli - loại vi khuẩn có trong phân người). E. coli có thể gây viêm phổi, nhiễm trùng máu và các bệnh khác, thậm chí có thể phát triển tình trạng kháng thuốc kháng sinh.

Còn loại chai nước nắp trượt có hàm lượng vi khuẩn cao nhất, chứa một lượng lớn cầu khuẩn Gram dương, có thể gây nhiễm trùng da, viêm phổi và nhiễm độc máu.

Nhưng điều kỳ diệu là mặc dù các chai nước ống hút có phát hiện vi khuẩn nhưng hầu hết chúng đều vô hại.

Bình nước nhựa nắp trượt chứa hơn 900 nghìn loại vi khuẩn, bẩn ngang nắp bồn cầu, an toàn nhất lại là loại khiến nhiều người bất ngờ - Ảnh 5.

Một thói quen nhỏ để tránh sự phát triển của vi khuẩn trong bình nước

1. Không để nước trong bình đến ngày hôm sau

Nhiều người thích để dành lượng nước chưa uống hết cho ngày hôm sau, làm như vậy sẽ chỉ sinh sôi vi khuẩn trong chai nước mà thôi. Theo nghiên cứu, vi khuẩn có thể tăng lên hơn 1.000 con trong một giờ ở môi trường kín. Để tránh vi khuẩn phát triển, tốt nhất bạn nên đổ nước không uống hết đi.

2. Sử dụng bình nước bằng thép không gỉ

Bình nước inox hiển nhiên là lựa chọn tốt hơn bình nước nhựa. Bề mặt kim loại nhẵn không có khe hở và không dễ sinh vi khuẩn.

3. Làm sạch mỗi ngày

Vệ sinh bình nước thật sạch sau khi sử dụng hàng ngày là điều quan trọng. Các chuyên gia gợi ý, bạn nên dùng nước sạch hoặc nước rửa chén để vệ sinh, có thể cho thêm một chút thuốc tẩy pha loãng để khử trùng, tiệt trùng kỹ lưỡng.

 BIE 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con

Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Trẻ bị đau nhức ở vùng chẩm, tự vỡ mủ và hoại tử da đầu. Gia đình tự điều trị kháng sinh tại chỗ nhưng không hiệu quả, khiến tình trạng ngày càng nặng thêm.

6 loại bài tập nam giới nên bắt đầu càng sớm càng tốt

6 loại bài tập nam giới nên bắt đầu càng sớm càng tốt

Sống khỏe - 13 giờ trước

Nam giới bắt đầu thực hiện các bài tập thể dục sớm từ độ tuổi 20 rất quan trọng, để xây dựng nền tảng vững chắc cho sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như phòng ngừa bệnh tật trong tương lai.

Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm

Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.

Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân

Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Nghĩa cử cao đẹp của nam bệnh nhân và quyết định dũng cảm của gia đình đã làm nhiều người cảm phục, nhận sự tri ân của các bác sĩ.

Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều

Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều

Sống khỏe - 20 giờ trước

Trong xã hội hiện đại, chúng ta thường dành nhiều thời gian để ngồi hơn (ngồi làm việc hoặc ngồi trên ghế sofa với các thiết bị công nghệ)… có thể tới hơn 8 giờ mỗi ngày, dẫn tới chứng đau lưng dưới. Vậy cách nào để khắc phục tình trạng này?

Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày

Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm giun đũa chó cho biết có tẩy giun thường xuyên nên không nghĩ mình bị nhiễm giun mà chỉ đơn thuần bị bệnh dạ dày.

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế - 21 giờ trước

Nhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Mẹ và bé - 21 giờ trước

Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.

Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh

Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh

Sống khỏe - 21 giờ trước

Thời tiết giao mùa với nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh dễ phát triển.

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Sống khỏe - 1 ngày trước

Sau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?

Top