Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bình Phước nỗ lực giảm thiểu hôn nhân cận huyết thống, mở rộng mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân

Chủ nhật, 13:23 18/07/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tại Bình Phước, mở rộng mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, mô hình "Can thiệp giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống" ở vùng sâu, vùng xa đang được triển khai có hiệu quả.

Lợi ích từ khám sức khoẻ tiền hôn nhân

Ở các nước phát triển, khám sức khỏe tiền hôn nhân là một việc làm bắt buộc. Bởi đây là một việc làm mang lại lợi ích lớn không chỉ về sức khỏe sinh sản nói riêng mà còn cả thể chất lẫn tinh thần cho cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng tương lai.

Đây là những việc rất cần thiết, để giúp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm nhiều căn bệnh nguy hiểm, tránh được các hệ lụy không đáng có trong cuộc sống vợ chồng và tương lai của con cái sau này.

Trong khoản 1, điều 23 của Pháp lệnh Dân số cũng có nêu "Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nam, nữ kiểm tra sức khoẻ trước khi đăng ký kết hôn". Từ năm 2003, Tổng cục DS-KHHGĐ đã triển khai thí điểm thành công mô hình cung cấp kỹ năng, kiến thức cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên trước khi bước vào cuộc sống gia đình. Từ năm 2013, đã có 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước triển khai các hoạt động mô hình với tên thống nhất là "Mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân".

Bình Phước nỗ lực giảm thiểu hôn nhân cận huyết thống, mở rộng mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân - Ảnh 1.

Đối với các tỉnh vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, việc tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân lại càng gặp nhiều khó khăn. Ảnh: T. L

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cặp đôi trong độ tuổi kết hôn, độ tuổi sinh sản chưa thực sự coi trọng vấn đề này. Đối với các tỉnh vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, việc tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân lại càng gặp nhiều khó khăn. Một phần do nhận thức chưa thấy hết tầm quan trọng và những nguy cơ khi không tư vấn, sàng lọc trước sinh; một phần do phong tục tập quán lâu đời nên việc tuyên truyền, vận động chưa phát huy hiệu quả và đạt được chỉ tiêu đề ra, dẫn đến vẫn có những đứa trẻ sinh ra bị hội chứng Down, dị tật bẩm sinh, tăng động, tự kỷ…

Để nâng cao chất lượng sinh sản, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Bình Phước liên tục tổ chức các lớp tập huấn tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân cho các cán bộ chuyên trách dân số, y tế của 2 thị xã Phước Long, Bình Long, huyện Đồng Phú, TP. Đồng Xoài và 20 xã, phường trên địa bàn tỉnh.

Các học viên thực hành mô hình tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân để vận dụng tại cơ quan, đơn vị cơ sở nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản, những thay đổi về cơ thể, tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên, thanh niên. Từ đó giúp các đối tượng là vị thành niên, thanh niên nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, quan hệ tình dục an toàn, từng bước nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Hiệu quả từ mô hình già làng, trưởng bản và "cô đỡ"

Nhiều năm qua, ghi nhận thực tế tại các vùng núi dân tộc thiểu số cho thấy, vai trò của già làng trưởng bản và các cô đỡ thôn bản đang được coi là mô hình hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng dân số cũng như làm thay đổi phong tục tập quán của đồng bào. 

Các cô đỡ thôn bản không phải chỉ có nhiệm vụ "đỡ đẻ" mà còn hoạt động "đa năng" trên nhiều lĩnh vực. Từ tư vấn, hướng dẫn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ về sức khoẻ sinh sản) trong đó có việc tư vấn khám sức khoẻ tiền hôn nhân), đến việc vận động nuôi con bằng sữa mẹ. Thời gian gần đây, khi tình hình dịch COVID-19 bùng phát, các cô đỡ thôn bản còn tham gia với chính quyền địa phương tuyên truyền, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng dịch.

Bình Phước nỗ lực giảm thiểu hôn nhân cận huyết thống, mở rộng mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân - Ảnh 2.

Tuyên truyền về việc chống tảo hôn là rất cần thiết ở trường học, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: T.L

Không chỉ nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em, cô đỡ thôn bản còn giúp bà con đẩy lùi và xoá bỏ tập tục tập quán kết hôn cận huyết thống. Ở xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, Bình Phước đang từng bước đẩy lùi và xoá bỏ tập tục này.

Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân nội tộc, là hôn nhân giữa các cặp vợ chồng trong cùng một họ hàng, hay nói cách khác là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ. Trên thực tế là hôn nhân giữa con cô - con cậu; con dì - con già; con chú - con bác.

Gia đình chị Thị Bru và anh Điểu Wat ở thôn 1, xã Đường 10, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước là một trong số nhiều trường hợp điển hình cho hệ luỵ xuất phát từ tình trạng hôn nhân cận huyết thống.

Ngày lấy chồng, chị Bru không đăng ký kết hôn nên các con chị sinh ra không có giấy khai sinh và đều không được đến trường do nghèo khó. Cả 5 lần mang thai, chị Thị Bru không đi khám, không chích ngừa uốn ván, sinh tại nhà và các con chưa từng được tiêm chủng. Vì lo làm quanh năm mà cũng không đủ trang trải cuộc sống gia đình không có tiền, bản thân chị không biết ngừa thai, không có điều kiện cho con đi học.

Trước thực trạng này, ngành dân số Bình Phước đã đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng dân số giúp người dân tiếp cận, áp dụng các biện pháp tránh thai và tự nguyện làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh, sơ sinh; mở rộng mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, mô hình "Can thiệp giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống" ở vùng sâu, vùng xa đã được triển khai có hiệu quả.

Theo đó, đội ngũ cộng tác viên dân số - KHHGĐ thôn, ấp đến xã tuyên truyền vận động, tư vấn cụ thể cho người dân thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Chị Thị Bru được cộng tác viên dân số hướng dẫn các biện pháp tránh thai bằng bao cao su, thuốc uống tránh thai, đặt vòng, tuyên truyền tờ rơi… Nội dung, hình thức tuyên truyền hiện cũng được đổi mới sáng tạo và thiết thực hơn, gắn với lồng ghép dịch vụ KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Bình Phước nỗ lực giảm thiểu hôn nhân cận huyết thống, mở rộng mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân - Ảnh 3.

Cán bộ y tế, dân số hướng dẫn chị em dân tộc thiểu số các biện pháp tránh thai, đảm bảo sức khoẻ sinh sản. Ảnh: T.L

Bác sĩ Trần Đức Hoà, Trưởng phòng Dân số -KHHGĐ, Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng cho biết: "Công tác dân số trên địa bàn huyện Bù Đăng đạt kết quả tốt đẹp đặc biệt duy trì ổn định mức sinh, biện pháp tránh thai, nâng cao chất lượng dân số, hôn nhân cận huyết thống đạt kết quả đáng kích lệ. Phòng Dân số chủ động tăng cường tuyên truyền nâng cao chất lượng công tác dân số - KHHGĐ trên địa bàn huyện".

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030. Chương trình trên được thực hiện trên cả nước với mục tiêu chung nhằm phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh nhằm nâng cao chất lượng dân số góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

Chương trình phấn đấu đến năm 2030, 90% cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn và giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống. Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát (sàng lọc trước sinh) ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 70% năm 2030.

Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh) ít nhất 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 90% năm 2030. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có điểm, cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc trước sinh; sàng lọc sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn đạt 90% năm 2030.

Hôn nhân cận huyết thống đã và đang xảy ra trong cộng đồng các dân tộc ít người ở Tây Nguyên và các tỉnh vùng núi phía Bắc. Trẻ em sinh ra từ các cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh - Thalassemia.

Ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên phổ biến nhất là hôn nhân con cô - con cậu, tức là hôn nhân giữa con của anh hoặc em trai với con của chị hoặc em gái. Hôn nhân cận huyết thống còn phổ biến ở nhiều vùng, nhiều dân tộc. Đáng báo động nhất là một số dân tộc vùng cao, vùng sâu như Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê đê, Chu Ru, đặc biệt là các dân tộc Si La (Điện Biên, Lai Châu), Lô Lô, Pu Péo (Hà Giang), Rơ Mân, Brâu (Kon Tum) là những dân tộc chỉ có dân số dưới 1.000 người đang có nguy cơ suy giảm giống nòi do tình trạng hôn nhân cận huyết.

Minh Nhật

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Một nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Rối loạn cương dương bắt đầu ở độ tuổi nào, có chữa khỏi không?

Rối loạn cương dương bắt đầu ở độ tuổi nào, có chữa khỏi không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều nam giới lo lắng về vấn đề rối loạn cương dương do những năm gần đây, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa.

Top