Bộ GD-ĐT giải thích về yêu cầu bắt buộc các trường THCS và THPT dạy 2 buổi/ngày
Đại diện Bộ GD-ĐT đã có những lý giải về thông tin sẽ bắt buộc các trường THCS và THPT dạy học 2 buổi/ngày.
Những ngày qua, dư luận xôn xao trước thông tin tới đây Bộ GD-ĐT sẽ bắt buộc các trường THCS và THPT tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, thay vì chỉ áp dụng đối với cấp tiểu học như trước nay.
Để làm rõ thông tin này, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ GD-ĐT về vấn đề này:
Phóng viên: - Thưa ông, mới đây ông có chia sẻ về việc Bộ GD-ĐT tính toán tới đây sẽ áp dụng việc dạy học 2 buổi/ngày đối với cấp THCS và THPT tại một buổi kiểm tra, khảo sát của Bộ. Ông có thể giải thích rõ hơn về hướng triển khai này?
TS Thái Văn Tài: Nói bắt buộc theo nghĩa áp dụng đại trà với các trường là không đúng tinh thần mà chúng tôi muốn chia sẻ. Trong định hướng của Chương trình phổ thông tổng thể 2018, kế hoạch dạy học có nêu rõ: Đối với cấp tiểu học dạy học 2 buổi/ngày, còn THCS và THPT hướng đến việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Và từ “hướng đến” được tính khi các trường đảm bảo về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.
Hiện nay, các điều kiện đảm bảo dạy học ở các cơ sở giáo dục đã được nâng lên rõ rệt

TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ GD-ĐT. Ảnh: Thanh Hùng
Qua khảo sát thực tế của Bộ GD-ĐT, trường THCS và THPT với tỷ lệ đảm bảo điều kiện 1 phòng học/1 lớp và giáo viên đảm bảo đủ định mức khá cao. Hiện, trên toàn quốc, trên 60% số trường THCS và trên 80% số trường THPT đủ điều kiện về cơ sở vật chất để dạy học 2 buổi/ngày. Vì vậy, chúng ta phải xét đến việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đúng nghĩa của nó.
Chính sách vĩ mô hướng đến chất lượng giáo dục. Do đó, việc “bắt buộc dạy học 2 buổi/ngày” là muốn nói đối với những trường đã đủ điều kiện về cơ sở và giáo viên. Bởi với những trường hoàn toàn đủ điều kiện đáp ứng mà không tổ chức thì rất phí sự đầu tư của nhà nước, trong khi học sinh phải đi học ở khắp các nơi.
Như vậy, nhằm thực hiện việc khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và đúng với chủ trương của Chương trình phổ thông 2018 và Luật Giáo dục, Bộ GD-ĐT hướng đến việc hướng dẫn tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với THCS và THPT với những trường đủ điều kiện.
Sắp tới Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn về việc tổ chức dạy học buổi thứ hai trong ngày. Buổi thứ hai này tránh trường hợp giống như Thông tư 17 trước đây mà các trường hiện nay đang làm theo hướng dạy kiến thức hay dạy thêm, học thêm.
Vì vậy, Bộ GD-ĐT sẽ hướng dẫn việc dạy học sao cho đúng tinh thần dạy học để phát triển năng lực học sinh. Thay vì trước đây với thời lượng như thế, học sinh học 1 buổi và đến tận 5 tiết; tới đây sẽ giãn ra ở 2 buổi và đáp ứng một số nội dung theo nhu cầu người học và thực tiễn cuộc sống đặt ra như: Năng lực số, AI, hướng nghiệp để các em chọn ngành nghề đúng,...
Như vậy, buổi thứ hai này chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu của học sinh mà không phải nặng về kiến thức.
- Đối với các nhà trường đủ điều kiện, Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ triển khai việc dạy học 2 buổi/ngày từ khi nào, thưa ông?
Trong tháng 5 này, Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn việc dạy học 2 buổi/ngày để cho các trường đủ điều kiện chuẩn bị sẵn sàng cho năm học sau. Qua thống kê cho thấy, tỷ lệ trường học đáp ứng điều kiện khá lớn và nếu “đóng cửa trường” thì quá lãng phí. Trong khi nếu để học sinh đi học thêm ở các trung tâm bên ngoài thì chúng ta lại không quản lý được nội dung giảng dạy.

Yêu cầu học 2 buổi/ngày đối với trường THCS và THPT đang nhận được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh
- Không ít phụ huynh băn khoăn, lo ngại khi tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, lại quay trở về “kịch bản cũ” rằng trường tổ chức liên kết với các trung tâm bên ngoài và phụ huynh tốn kém thêm. Ông nghĩ sao về điều này?
Việc quản lý dạy học theo nhu cầu của người học được thực hiện theo Nghị định 24 năm 2021 của Chính phủ. Theo đó, HĐND các tỉnh phải xác định nội dung nào được đưa vào dạy học trong nhà trường theo nhu cầu của người học, tức quản lý về mặt nội dung và kinh phí. Như vậy, không phải nội dung nào cũng được đưa vào.
Bộ cũng sẽ hướng dẫn các trường tổ chức các tiết học ở buổi thứ hai theo nhu cầu người học như: Dạy học Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai; dạy các nội dung về năng lực số (AI, STEM,...); hướng nghiệp,...
Các tiết học theo nhu cầu người học là một dạng dịch vụ nhưng được kiểm soát, quản lý bởi Nghị định 24 của Chính phủ và Nghị quyết của HĐND các tỉnh.
Vì vậy, khi tổ chức, cơ sở vật chất của trường, nội dung do nhà trường giám sát, giảm trừ các yếu tố chi phí đầu vào nên chắc chắn sẽ thấp hơn rất nhiều so với học sinh đi học ở ngoài.
Phụ huynh, học sinh cũng lưu ý là các tiết học ngoài số giờ chính khóa ở buổi thứ hai này cũng không bắt buộc học sinh phải tham gia. Tức tinh thần là tạo điều kiện để học sinh có cơ hội học tại trường chứ không hề bắt buộc. Các tiết ngoài số giờ chính khóa được dạy ở buổi thứ hai cũng không phải xếp học sinh theo lớp niên khóa mà theo nhu cầu người học. Trong trường hợp, học sinh không có nhu cầu, không đăng ký thì khi hoàn thành xong số tiết chính khóa vào buổi chiều, các em có thể rời trường về nhà sớm.

Nam sinh có điểm tốt nghiệp cao nhất trong lịch sử Đại học Bách khoa TPHCM
Giáo dục - 8 giờ trướcHọc ngành nổi tiếng nhất là Khoa học và kỹ thuật máy tính, Lã Nguyễn Gia Hy đã tốt nghiệp trước hạn và xếp loại xuất sắc với GPA 4/4.0 tại Trường Đại học Bách khoa TPHCM.

Hà Nội đóng cửa trung tâm dạy thêm 600 học sinh
Giáo dục - 1 ngày trướcHà Nội tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm 600 học sinh ở quận Đống Đa do chưa đảm bảo các quy định.

Dự kiến học phí 2 trường Y top đầu TP.HCM 2025, cao nhất gần 85 triệu đồng/năm
Giáo dục - 1 ngày trướcTrường Đại học Y Dược TP.HCM và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố mức học phí dự kiến với khóa tuyển sinh năm 2025.

Quy định mới nhất: Giáo viên không được làm quá 2 nhiệm vụ cùng lúc
Giáo dục - 2 ngày trướcTheo quy định mới nhất về chế độ làm việc tại các trường công lập từ tháng 4/2025, mỗi giáo viên không được kiêm nhiệm quá 2 nhiệm vụ cùng lúc.

Xóa bỏ phòng GD&ĐT, các trường tiểu học, THCS giao đơn vị nào quản lý?
Giáo dục - 2 ngày trướcNhiều giáo viên, học sinh, phụ huynh các cấp băn khoăn, sau khi sáp nhập, xoá bỏ cấp huyện và phòng GD&ĐT, các trường mầm non, tiểu học, THCS do đơn vị nào quản lý?

Hiệu trưởng, hiệu phó chính thức được nghỉ hè
Giáo dục - 2 ngày trướcTừ ngày 22/4, hiệu trưởng và hiệu phó chính thức được nghỉ hè theo quy định mới vì trước đây chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này.

Danh sách gần 140 trường công bố điểm chuẩn đại học bằng xét học bạ THPT 2025 mới nhất
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Đến nay, có gần 140 trường đại học công bố xét học bạ THPT để tuyển sinh năm 2025.

Đại học Quốc gia Hà Nội chốt cách quy đổi chứng chỉ tiếng Anh sang thang điểm 10
Giáo dục - 3 ngày trướcĐại học Quốc gia Hà Nội vừa ban hành quy chế tuyển sinh đại học chính quy năm 2025, công bố cách quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh sang thang điểm 10 của các trường thành viên.

Hướng dẫn chi tiết đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025 và những lưu ý thí sinh cần biết để tránh sai sót
Giáo dục - 4 ngày trướcGĐXH - Từ hôm nay (21/4) đến 17h ngày 28/4, thí sinh cả nước bắt đầu chính thức đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Gần 50 đại học công bố xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS
Giáo dục - 4 ngày trướcTính đến hiện tại, ít nhất 47 trường đại học sử dụng chứng chỉ IELTS trong xét tuyển đầu vào hệ chính quy năm 2025.

Tuyển sinh lớp 10 ở Nghệ An: Lo ngại tái diễn ‘cơn sốt’ đổi nguyện vọng sau thi
Giáo dụcGĐXH - Thời điểm này, học sinh lớp 9 trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang gấp rút ôn luyện cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Một kỳ thi vốn đã nhiều áp lực, nay lại càng thêm căng thẳng bởi những thay đổi đáng kể trong cấu trúc đề và cách thức tổ chức.