Bố mẹ đang tước đi kỹ năng sống độc lập của con vì những điều này
GiadinhNet - Theo các chuyên gia tâm lý, khi nhỏ mọi đứa trẻ vốn rất thích làm việc nhà nhưng lúc lớn thì ngược lại. Đây là một điều tự nhiên hay do quá trình giáo dục con cái? Liệu các bậc cha mẹ mắc sai lầm gì trong việc dạy con làm việc nhà?
Tham gia làm việc nhà sẽ giúp trẻ có nhiều kỹ năng sống độc lập khi lớn. Ảnh minh họa
Con lười làm việc nhà do đâu?
Các chuyên gia tâm lý của Phòng khám Cây Thông Xanh (Hà Nội) thường xuyên nhận được câu hỏi từ các bậc cha mẹ đó là: Con rất lười biếng; con không chịu làm việc nhà giúp cha mẹ, suốt ngày chỉ biết nằm dài xem tivi, xem điện thoại, chơi điện tử… Nhiều lúc sai con quét nhà hay rửa bát mà bố mẹ phải nói rát họng mới chịu làm. Hầu hết những đứa trẻ được nhắc đến ở đây đều ở lứa tuổi đã có thể giúp bố mẹ rất nhiều việc. Đây thường là trẻ cuối cấp 1, cấp 2, cấp 3 thậm chí là đã vào đại học. Hệ quả là có những gia đình con đã lớn tồng ngồng nhưng mỗi lần chúng nghỉ học ở nhà, bố mẹ vẫn thường phải lao về nhà chuẩn bị bữa trưa cho con.
Theo các chuyên gia của Phòng khám Cây Thông Xanh, thực tế là mọi đứa trẻ đều thích làm việc nhà ngay từ tấm bé. Nhìn những em bé từ 1 - 3 tuổi mới lẫm chẫm bước đi, thường loanh quanh bên mẹ lúc mẹ nấu cơm, khi thì đòi nhặt rau, khi đòi quét nhà, lúc đòi rửa bát… cho thấy trẻ em vốn rất thích làm việc. Vậy có khi nào tình yêu làm việc của các em tự mất đi, khi các em lớn lên hay không?
Thực ra, tình yêu công việc, đặc biệt là việc nhà là do các em được cha mẹ dậy dỗ từ nhỏ. Khi các em lăng xăng bên cha mẹ đòi được cầm cọng rau để nhặt, cha mẹ đã làm gì khuyến khích em hay là quát lên “Đi ra ngoài kia chơi đi để mẹ làm”. Lần nào muốn làm gì cũng nghe câu “để mẹ làm”, dần dần lớn lên các em sẽ coi việc nhà đương nhiên không phải việc của mình. Chính vì thế mà mọi việc trong nhà các em đều “để mẹ làm” như một lẽ đương nhiên.
Một phụ huynh chia sẻ với chuyên gia Phòng khám Cây Thông Xanh: “Hôm, nhà có khách, tôi đang rửa cả chồng bát ở ngoài sân thì bé Bông nhà chị bạn cứ lân la đến gần rồi cười rất bẽn lẽn. Đoán rằng cháu đang thích nghịch nước, tôi hỏi “cháu thích rửa bát phải không?”. Cháu gật đầu “vâng” rất nhanh. Tôi nheo mắt: “Thế còn chần chừ gì nữa, rửa luôn”. Bé Bông xông xáo xắn tay áo, nhanh tay cho bát xuống dưới vòi nước rất chuyên nghiệp. Tôi hỏi, “Bông thích rửa bát thế ở nhà Bông có giúp mẹ rửa bát không?”. Bông hồn nhiên trả lời: “Không ạ, mẹ không cho cháu rửa”.
Tôi hiểu lý do vì sao mẹ không để cháu rửa bát. Mẹ cháu cũng như nhiều bà mẹ khác, sợ con mình rửa bát không sạch, sợ rửa xong bát thì con cũng ướt hết quần áo, bẩn hết người. Nhưng có sao đâu so với việc cháu đã biết yêu lao động, biết thích làm việc nhà. Và quan trọng hơn là biết không dồn toàn bộ việc nhà “để mẹ làm” khi con lớn lên.
Sự khác biệt giữa hai cách giáo dục con cái
Theo chuyên gia Nguyễn Diệu Hoa, Tổng đài Tư vấn tâm lý 1088 (Hà Nội), cũng vì hay sợ con bẩn, sợ con đứt tay, sợ con ướt đồ… mà không ít các ông bố bà mẹ đã tước đi kỹ năng sinh tồn của con, chính là kỹ năng sống độc lập hay còn gọi là khả năng tự lập của một đứa trẻ. Không ít bố mẹ đang vì yêu thương con mà không phát hiện ra là mình đang bao bọc con.
Khi trẻ lên 4 lên 5 lên tuổi, con đã có thể tham gia vào một phần công việc nhà thì nhiều bố mẹ vẫn phục vụ con từ A đến Z, thậm chí có rất nhiều con học lớp 3, lớp 4 vẫn được xúc cho ăn. Sai lầm ở đây là bố mẹ chỉ biết phục vụ mà không hề dạy con phải thực hành thế nào. Những đứa trẻ đó sẽ không tự lập được vì không được dạy về trách nhiệm của bản thân. Từ bé, bố mẹ chưa dạy con các kỹ năng để con tự lập thì chắc chắn khi lớn lên các con không thể tự lập được.
Theo các chuyên gia, với những đứa trẻ được bao bọc, vốn dĩ sự đòi hỏi của trẻ rất lớn. Bố mẹ Việt với một tâm lý nóng vội luôn muốn cho xong để không bị phiền phức, ngay lập tức đáp ứng đòi hỏi của trẻ, như vậy sẽ khiến cho sự đòi hỏi của trẻ ngày càng leo thang, tạo sự ích kỷ, xấu tính khi lớn lên.
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Diệu Hoa, trong khi một số các bậc cha mẹ thành phố ở Việt Nam đang ra sức bao bọc và làm thay con thì ngược lại các bậc cha mẹ Do Thái rất ý thức về việc không sinh ra một thế hệ trẻ “ăn bám bố mẹ”. Thực tế có một sự khác biệt rất lớn giữa hai cách giáo dục con cái của cha mẹ Việt và cha mẹ Do Thái. “Con chỉ việc học thôi, việc nhà để đấy mẹ làm cho” là câu nói khá quen thuộc với các bậc phụ huynh Việt Nam.
Với bố mẹ Việt, chỉ cần con học giỏi là đủ. Thế nhưng với người Do Thái thì khác, họ coi giáo dục sinh tồn là ưu tiên hàng đầu, với mong muốn sau này lớn lên mỗi đứa trẻ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Theo phụ huynh Israel, muốn bồi dưỡng kỹ năng sinh tồn độc lập của trẻ, trước hết phải bồi dưỡng kỹ năng làm việc nhà. Như thế thì dẫu trẻ có đi khắp năm châu bốn bể, phụ huynh cũng không cần lo lắng cho cuộc sống của chúng. Vì yêu con phụ huynh Việt Nam không nỡ để bàn tay nhỏ xinh của chúng dính bẩn, không nỡ chiếm dụng thời gian học tập quý báu của chúng vì sợ làm ảnh hưởng tới thành tích thi cử.
Trong mắt nhiều bậc phụ huynh Việt Nam, nhà bếp là “khu vực cấm” đối với trẻ em. “Đừng vào đây, nguy hiểm lắm.” “Trong này chỉ toàn mùi dầu mỡ, con mau ra ngoài đi”. Khi trẻ tò mò muốn vào bếp xem xét, thường bị cha mẹ ngăn ở ngoài. So sánh các bà mẹ Việt kéo con ra khỏi bếp với các bà mẹ Do Thái khuyến khích con vào bếp, họ cho rằng: Con người muốn sinh tồn, bắt buộc phải có cơ sở vật chất, mà ăn uống chính là nền tảng của cơ sở đó.
Theo các chuyên gia, nền giáo dục Do Thái rất chú trọng đến việc dạy trẻ con làm việc nhà. Một đứa trẻ nếu không được cha mẹ dạy làm việc nhà, lớn lên chúng sẽ có một số biểu hiện không tốt như sau:
Năng lực làm việc kém, khoa trương nhiều nhưng sẽ chẳng làm được bao nhiêu.
Tính ỷ lại cao, thiếu tự chủ.
Không hiểu được ý nghĩa của thành quả lao động không dễ gì đạt được.
Không hiểu được sự vất vả của cha mẹ.
Không có lòng cảm thông.
Ngân Khánh
Mẹ chồng tôi kiên quyết ly hôn ở tuổi 62 sau khi bóc trần sự thật chuyện bố chồng lén đổi điện thoại 1 tháng 2 lần
Chuyện vợ chồng - 5 giờ trướcCó lẽ đó là cánh cửa duy nhất để giải thoát cuộc hôn nhân bế tắc suốt 40 năm của bố mẹ chồng tôi.
Tiến sĩ Đại học Harvard: 5 cụm từ cha mẹ EQ cao không bao giờ sử dụng nhưng lại là câu 'cửa miệng' của cha mẹ EQ thấp khiến con 'thui chột'
Nuôi dạy con - 8 giờ trướcGĐXH - Julia DiGangdi - một nhà tâm lý học đã chỉ ra 5 cụm từ mà các bậc cha mẹ nên tránh xa nếu muốn con cái có EQ cao.
Đi họp lớp, bạn học bị cười nhạo vì kiếm 7 triệu/tháng: Ra đến cửa, thấy 1 người đón anh ta thì tất cả chết điếng
Gia đình - 12 giờ trướcĐằng sau vẻ ngoài giản dị của bạn học này là con người thế nào?
Top 3 cung hoàng đạo có ý chí làm giàu từ sớm nên cuộc đời về sau sống ung dung sung túc
Gia đình - 14 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này không chỉ được trời phú cho tài năng mà còn có sự quyết tâm và nghị lực đáng ngưỡng mộ trên con đường làm giàu.
Cô giáo cho vay 17 triệu, hẹn 10 năm sau mới cần trả lại: Lời của con trai cô và luật sư khiến tôi bàng hoàng
Gia đình - 18 giờ trướcKhông ngờ, cô đã có sự chuẩn bị kỹ càng dành cho tôi.
Xúc động lá đơn xin nhập ngũ của chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An
Nuôi dạy con - 18 giờ trướcMặc dù thuộc diện được tạm hoãn nhập ngũ nhưng chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An đã viết đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự.
5 'nguyên tắc sống còn' nơi làm việc mà người EQ cao âm thầm nắm rõ, bảo sao họ hay được yêu mến, dễ thăng tiến
Gia đình - 19 giờ trướcGĐXH - Người EQ cao có thể nhận được sự yêu thương, tôn trọng từ cấp trên, đồng nghiệp vì cách xử sự khéo léo của mình.
Cụ ông 70 tuổi cho cháu họ thừa kế toàn bộ tài sản 5 tỷ đồng, con gái duy nhất phản đối kịch liệt: Khi biết lý do ai cũng tán đồng
Gia đình - 1 ngày trướcQuyết định trao quyền thừa kế tài sản của cha già khiến cô con gái tức tối bất mãn, nhưng ý ông đã quyết.
Sự thật gây vỡ mộng về những chiếc kiềng vàng cô dâu đeo ngày cưới
Gia đình - 1 ngày trướcĐoạn clip hiện tại đang thu hút gần 5 triệu lượt xem bởi ai cũng ngỡ ngàng khi biết sự thật.
4 cung hoàng đạo nữ là 'mẹ hổ'
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Trái ngược với những phụ huynh hay yêu chiều con cái, những bà mẹ thuộc các cung hoàng đạo dưới đây nuôi dạy con rất nghiêm khắc.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.