Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ trưởng GD&ĐT nói về sự khác biệt rất lớn giữa trường đại học và đại học

Thứ sáu, 15:58 17/03/2023 | Giáo dục

"Một chữ "trường" và một chữ "đại học", tuy chỉ là ngôn từ nhưng có sự khác biệt rất lớn, thể hiện một sự lựa chọn mô hình phát triển phù hợp với quy định của pháp luật", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Sự khác biệt rất lớn giữa trường đại học và đại học

Ngày 17/3/2023, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn công bố quyết định chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội, đồng thời trao các quyết định công nhận Hội đồng đại học, Chủ tịch hội đồng, Giám đốc Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025.

Tại sự kiện này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã có sự so sánh, làm rõ sự khác biệt giữa trường đại học và đại học.

Bộ trưởng GD&ĐT nói về sự khác biệt rất lớn giữa trường đại học và đại học - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại lễ công bố quyết định chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: T.L

Bộ trưởng nói: "Trước hết chúng ta cùng vui mừng vì sự phát triển của trường, chuyển đổi mô hình và cơ cấu tổ chức từ trường thành đại học để tiếp tục phát triển, để có điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển, có điều kiện để phát triển tổ chức bên trong, để quản trị tốt hơn theo thông lệ thế giới.

Điều quan trọng đây là dấu ấn của sự phát triển, khi mà khuôn, vỏ, áo cũ đã trở  nên chật hẹp, cần phải lột xác để phát triển. Một chữ "trường" và một chữ "đại học", tuy chỉ là ngôn từ nhưng có sự khác biệt rất lớn và thể hiện một sự lựa chọn mô hình phát triển phù hợp với quy định của pháp luật".

Bộ trưởng nhắc lại, đây cũng là trường đầu tiên được Thủ tướng ký quyết định chuyển tên gọi từ trường thành đại học, thể hiện tính tiên phong.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, ĐH Bách khoa Hà Nội còn rất nhiều việc phải làm để hoàn thiện cơ cấu đại học nhiều cấp với cấu trúc chặt chẽ của quản trị hiện đại. Cần hoàn thiện chiến lược và định hướng phát triển lâu dài, hoàn thiện lại quy chế tổ chức và hoạt động…

Mô hình đại học là mô hình thích hợp để triển khai cơ cấu đa ngành. Với một hệ thống lớn và phức tạp, số lượng cán bộ, sinh viên đông và đa dạng, mô hình này vừa bảo đảm sự tự chủ và điều hành thống nhất của bộ máy chỉ huy chung của đại học, vừa tạo điều kiện cho các thành tố cấp thấp nhất có được quyền tự chủ tương đối về học thuật, tạo nên sự năng động chung cho toàn hệ thống.

Mô hình này có nhiều ưu thế, nó phù hợp với một trình độ quản lý cao, nguồn lực dồi dào, dày đặc các hoạt động học thuật và tiếng nói chuyên môn có uy quyền và vai trò của các giáo sư được phát huy cao độ, đặc biệt là các cấp điều hành chuyên môn.

"Các quyền hành chính tập trung ở cấp đại học, còn quyền và tiếng nói chuyên môn là cơ chế vận hành của các đơn vị cấp dưới. Nếu vận hành không tốt, nguy cơ phức tạp và chia cắt, thiếu thống nhất từ bên trong rất có thể diễn ra, hoặc làm phát sinh thêm sự cồng kềnh của bộ máy hành chính.

Cho nên, các trường trực thuộc dễ có nhu cầu tự chủ cao hơn, mong muốn tự chủ cao hơn và hoạt động độc lập bên trong. Điều này cũng sẽ rất dễ làm thay đổi mục tiêu ban đầu của sự chuyển đổi mà chúng ta chứng kiến ngày hôm nay", Bộ trưởng cho hay.

Bộ GD&ĐT sẽ giám sát việc tuân thủ sứ mệnh của ĐH Bách khoa Hà Nội

Bộ trưởng GD&ĐT nói về sự khác biệt rất lớn giữa trường đại học và đại học - Ảnh 2.

Lễ công bố quyết định chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội và trao các quyết định công nhận Hội đồng đại học, Chủ tịch hội đồng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: T.L

"Thay đổi một cái tên cũng không phải nhanh và dễ, thực tế đã mất vài năm. Nhưng thay đổi một mô hình, một định hướng, từ sự lựa chọn đến sự vận hành đầy đủ và hiệu quả là cả một khoảng cách.

ĐH Bách khoa cần xác định chặng đường đổi mới của mình, chặng đường đổi mới toàn bộ thực thể của đại học mới chỉ là đang bắt đầu.

Một đại học vận hành theo mô hình mới, với mô hình quản trị tiên tiến, đại học số, sự chuyển đổi đó cần phải được tiến hành cùng lúc và đồng bộ, cần phải thấy hết các thách thức còn đang chờ phía trước.

Sự chuyển đổi mô hình từ trường đại học thành đại học không phải và tránh là một xu hướng "hữu đại" mà phải xem đây là công cụ để giải phóng cho sức sáng tạo từ bên trong, giải pháp cho các năng lực sáng tạo bằng một cơ chế mới. Nếu không phải vậy sự thay đổi sẽ rất ít ý nghĩa", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng nhắc nhở: "Cần xem sự chuyển đổi mô hình này là con đường tốt hơn để hiện thực hóa các khát vọng phát triển của đại học. Đại học cần xác định về mặt tư tưởng, quan điểm cho cán bộ, nhân viên, toàn thể người lao động, học sinh, sinh viên; cần trả lời cho đúng và đầy đủ câu hỏi: Chúng ta chuyển trường đại học thành đại học để làm gì và tại sao cần phải làm như vậy?".

Trong quá trình thực hiện, Bộ GD&ĐT sẽ giám sát việc tuân thủ sứ mệnh được ĐH Bách khoa Hà Nội tuyên bố và thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ đã lựa chọn, đã được công nhận. Đây là việc cần thiết của việc quản lý các trường đại học và các đại học thời tự chủ cao.

Bộ trưởng nhận xét, ĐH Bách khoa Hà Nội cần phải đi đầu trong việc thực hiện tự chủ. Đại học tự chủ đầy đủ, tự chủ có chiều sâu, tự chủ trong một giai đoạn mới, vừa theo thông lệ của thế giới, vừa phù hợp với đặc điểm chính trị, xã hội, kinh tế, con người, văn hóa của Việt Nam.

"Hôm nay, chúng ta ngồi đây, có mặt ở đây để bàn về vấn đề tự chủ đại học. Việc chuyển trường thành đại học cũng nằm trong hệ thống các hoạt động thực hiện về tự chủ đại học, nhưng tới một ngày nào đó nó như một việc đương nhiên trong tổ chức và quản trị đại học.

Tự chủ là một thuộc tính của đại học. Muốn sản sinh ra tri thức mới, phát triển đội ngũ trí thức, đào tạo bậc cao môi trường hoạt động của nó phải là môi trường tự chủ, tự do cho sáng tạo với tất cả ý nghĩa đầy đủ nhất", Bộ trưởng nói.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Muốn vào ngành Công an nhân dân 2025, hàng triệu thí sinh phải biết những thông tin quan trọng này

Muốn vào ngành Công an nhân dân 2025, hàng triệu thí sinh phải biết những thông tin quan trọng này

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025, có một số điều chỉnh nhằm phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018; quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT và tổ chức bộ máy mới của Bộ Công an.

Trường THCS và THPT sẽ phải dạy học 2 buổi/ngày

Trường THCS và THPT sẽ phải dạy học 2 buổi/ngày

Giáo dục - 22 giờ trước

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông (Bộ GD-ĐT) cho biết, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đích đến cuối cùng là phát triển năng lực học sinh, do đó buộc các nhà trường tiểu học, THCS, THPT phải tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Nữ sinh Hà Tĩnh chinh phục điểm SAT top 1% thế giới

Nữ sinh Hà Tĩnh chinh phục điểm SAT top 1% thế giới

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Nữ sinh Nguyễn Thị Diệu Anh, lớp 12 Anh 1, Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh vừa xuất sắc giành số điểm tuyệt đối bài thi SAT 1600/1600.

Các trường tuyển ngành Y, Sư phạm bằng tổ hợp 'lạ': Bộ GD&ĐT nói gì?

Các trường tuyển ngành Y, Sư phạm bằng tổ hợp 'lạ': Bộ GD&ĐT nói gì?

Giáo dục - 1 ngày trước

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường tuyển ngành Y, Sư phạm bằng tổ hợp 'lạ' không có môn chính rà soát lại hoạt động tuyển sinh.

Nam sinh trường huyện đạt 130 điểm thi đánh giá năng lực, top 4 đánh giá tư duy

Nam sinh trường huyện đạt 130 điểm thi đánh giá năng lực, top 4 đánh giá tư duy

Giáo dục - 1 ngày trước

Nguyễn Duy Phong (lớp 12A5, Trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội) gây ấn tượng khi đạt tới 130/150 điểm thi đánh giá năng lực - mức điểm cao nhất sau 2 đợt thi của năm 2025 và lọt top 4 điểm cao thi đánh giá tư duy.

Sở GD&ĐT nói gì về tiêu chí '5 năm xuất sắc' mới được dự tuyển lớp 6 của một trường ở Huế?

Sở GD&ĐT nói gì về tiêu chí '5 năm xuất sắc' mới được dự tuyển lớp 6 của một trường ở Huế?

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Huế có những chia sẻ liên quan đến tiêu chí "kết quả giáo dục được đánh giá hoàn thành xuất sắc từ lớp 1 đến lớp 5" mới được dự tuyển lớp 6 Trường THCS Nguyễn Tri Phương.

Vụ bảo mẫu đánh bé gái ở Tiền Giang: Tình tiết giúp người mẹ phát hiện con gái bị đánh

Vụ bảo mẫu đánh bé gái ở Tiền Giang: Tình tiết giúp người mẹ phát hiện con gái bị đánh

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Khi quan sát camera tại điểm giữ trẻ, chị K phát hiện người trông giữ trẻ đánh con gái. Ngay sau đó, chị K đón con về nhà và đưa đi thăm khám.

Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương sắp tới của học sinh trên toàn quốc

Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương sắp tới của học sinh trên toàn quốc

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) năm 2025, học sinh, giáo viên được nghỉ mấy ngày? Dưới đây là thông tin cụ thể.

Nhóm học sinh tiểu học hút thuốc trong sân trường: Hiệu trưởng nhận trách nhiệm

Nhóm học sinh tiểu học hút thuốc trong sân trường: Hiệu trưởng nhận trách nhiệm

Giáo dục - 2 ngày trước

Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Hồng Phong (TP Long Xuyên) nhận trách nhiệm khi sự việc nhóm học sinh tiểu học hút thuốc lá sau giờ tan học.

Thông tin mới nhất về việc tuyển chọn công dân vào ngành Công an nhân dân 2025

Thông tin mới nhất về việc tuyển chọn công dân vào ngành Công an nhân dân 2025

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Bộ Công an đã ban hành Hướng dẫn tuyển sinh CAND năm 2025. Quy chế tuyển sinh năm nay có điểm gì mới?

Top