Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ Y tế họp báo thông tin mới nhất về dịch bệnh do virus corona

GiadinhNet - Cuộc họp diễn ra lúc 16h10 chiều 31/1 khi Việt Nam đã ghi nhận 5 trường hợp dương tính với chủng mới virus corona - nCoV và trên thế giới, dịch bệnh này đang rất phức tạp, tăng rất nhanh số người mắc, tử vong.

Bộ Y tế họp báo thông tin mới nhất về dịch bệnh do virus corona - Ảnh 1.

Cuộc họp có sự tham gia của lãnh đạo các bệnh viện, viện vệ sinh dịch tễ, các chuyên gia hàng đầu về ngành truyền nhiễm.

Bộ Y tế họp báo thông tin mới nhất về dịch bệnh do virus corona - Ảnh 2.

Các thành viên chủ trì cuộc họp báo. Ảnh: Lê Bảo

Việt Nam chưa thấy, chưa có ca lây lan trong cộng đồng

16h00: Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 11 giờ ngày 31/1/2020, trên thế giới đã có 9.832 người mắc bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (nCoV), với 213 người tử vong. 100% trường hợp tử vong đều ở Trung Quốc.

Hiện dịch do nCoV đã lan ra 22 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc).

Sau cuộc họp của Ủy ban Khẩn cấp về điều lệ y tế quốc tế (IHR) vào ngày 30/1, theo giờ Geveva, Thuỵ Sĩ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức công bố tình trạng "khẩn cấp toàn cầu" về virus corona.

Trong thông báo đính chính, WHO đánh giá nguy cơ của virus corona là "rất cao" ở Trung Quốc, "cao" ở cấp khu vực, và "cao" ở cấp toàn cầu.

Động thái này của WHO diễn ra khi số ca nhiễm 2019-nCoV gây bệnh viêm phổi cấp đã gia tăng như vũ bão, vượt qua số ca nhiễm SARS (Hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng) giai đoạn 2002-2003.

Bộ Y tế họp báo thông tin mới nhất về dịch bệnh do virus corona - Ảnh 3.

Các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia họp báo. Ảnh: Lê Bảo

Tại Việt Nam, đã ghi nhận 5 người mắc nCoV, trong đó có 2 cha con người Vũ Hán, Trung Quốc. Hiện người con đã được chữa trị thành công. Người cha vẫn tiếp tục được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM). 3 trường hợp còn lại vừa xác định dương tính nCoV vào chiều 30/1 đều là người Việt. 

3 trường hợp này đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá (1 ca) và 2 cơ sở của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Cả 5 trường hợp đều có yếu tố dịch tễ liên quan Vũ Hán, trong đó 4 người từ Vũ Hán về/sang Việt Nam, 1 ca tiếp xúc rất gần (là ca người con quốc tịch Trung Quốc, đã điều trị khỏi).

16h15: "Việt Nam chưa thấy, chưa có ca lây lan trong cộng đồng. Điều này rất quan trọng" - ông Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khẳng định tại cuộc họp báo.

Bộ Y tế họp báo thông tin mới nhất về dịch bệnh do virus corona - Ảnh 4.

Ông Trần Đắc Phu - Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng. Ảnh: Lê Bảo

Ông Phu cho hay, Chính phủ, ngành chức năng của Việt Nam, đã vào cuộc một cách quyết liệt khi có những thông tin đầu tiên.  

16h35: Đại diện Tổ chức Y tế thế giới giải thích việc cơ quan này công bố là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp "quan ngại quốc tế".

Bà Sataco Ottshu, trưởng nhóm kiểm soát bệnh truyền nhiễm, văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho rằng ý nghĩa của việc công bố đây là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp "quan ngại quốc tế" nhằm mục đích khẳng định cần sự phối hợp toàn cầu, cần sự hỗ trợ làm việc với nhau cùng đáp ứng dịch bệnh.

Bộ Y tế họp báo thông tin mới nhất về dịch bệnh do virus corona - Ảnh 5.

Bà Sataco Ottshu, trưởng nhóm kiểm soát bệnh truyền nhiễm, văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam. Ảnh: Lê Bảo


"Chúng tôi hiểu sự băn khoăn, thắc mắc, thậm chí là nỗi sợ hãi của công chúng và các nhà báo về việc sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu", nữ đại diện WHO chia sẻ.

Tuy nhiên, bà Sataco Ottshu khẳng định, việc công bố không có nghĩa nâng cấp độ nguy cơ hay sự đe doạ mà dịch bệnh đang gây ra trên toàn cầu.

"Thực tế là phần lớn ca bệnh hiện chỉ đang được báo cáo ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, đã có sự lây lan và xâm nhập ra 22 quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Trung Quốc, trong đó có Việt Nam" – vị đại diện này nói.

Tuy nhiên, với WHO quan ngại hơn sự lây lan của nCoV tới các quốc gia có hệ thống y tế chưa đủ mạnh.

Khuyến nghị của WHO với các quốc gia: Nếu có công tác chuẩn bị ứng phó tốt thì cứ tiếp tục công việc ứng phó như vây.

Chúng tôi đánh giá cao sự nỗ lực của chính phủ và ngành y tế cũng như các bộ ngành ở Việt Nam trong giám sát, phát hiện, điều trị, khuyến cáo…

16h50: Phóng viên đặt nhiều câu hỏi về trang thiết bị y tế, trong đó có khẩu trang y tế, đường dây nóng phòng chống dịch 19003228.

Bộ Y tế họp báo thông tin mới nhất về dịch bệnh do virus corona - Ảnh 6.

Phóng viên đặt câu hỏi với ban chủ toạ. Ảnh: Lê Bảo

Ông Trần Đắc Phu: Người dân không nên quá hoang mang trước dịch bệnh. Đeo khẩu trang là biện pháp rất tốt để ngăn ngừa dịch bệnh. Song, chỉ những người chăm sóc, điều trị bệnh nhân, đi vào ổ dịch mới dùng khẩu trang N95, và các quần áo bảo hộ đặc biệt. Người dân không nên quá hoang mang. Dùng khẩu trang y tế thông thường cũng có thể phòng ngừa được virus.

Cũng theo ông Phu, trong lúc này, dịch giã đang diễn biến phức tạp, còn nhiều vấn đề về thời gian ủ bệnh,người lành có lây hay không thì chưa thật rõ ràng, nhưng chúng tôi khuyến cáo, nếu không có việc thì không nên đến chỗ đông người. Nếu không khẩn cấp thì không nên tổ chức hội họp, tổ chức đông người, có thể thay bằng hình thức khác (trực tuyến…)

Một vấn đề khác cũng được quan tâm là việc có cho học sinh nghỉ học hay không, theo ông Phu, trong trường học chưa có khuyến cáo học sinh nghỉ học trong thời điểm hiện nay. Học sinh vẫn đi học và tiến hành các hoạt động bình thường. Bộ Giáo dục đã khuyến cáo những học sinh có triệu chứng bệnh tật, đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh tật. Nếu có biểu hiện bệnh do nCoV, chúng tôi sẽ cách ly, giám sát, xử lý theo tình hình như cho nghỉ một lớp hay vài lớp…

17h00: Không đầu cơ, gom hàng, đảm bảo bình ổn giá trang thiết bị phòng dịch nCoV

Ông Nguyễn Tử Hiếu – Phó Vụ trưởng Vụ Trang Thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay, trang thiết bị phòng chống dịch gồm có các nhóm như: Monitor, khẩu trang, găng tay, kính…

Trước tình hình dịch hiện nay, ông Hiếu cho biết, Vụ đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ Y tế, gửi công văn cho các doanh nghiệp sản xuất (khoảng 40 doanh nghiệp) về việc chủ động sản xuất, bảo đảm nguồn cung cho các cơ sở y tế để phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, chỉ đạo các đơn vị sản xuất, đảm bảo bình ổn giá; không đầu cơ, gom hàng; nâng cao trách nhiệm, đạo đức trong kinh doanh.

Đồng thời, phối hợp với các đơn vị quản lý thị trường kiểm tra giám sát, xử lý những đơn vị lợi dụng tình hình dịch để nâng giá, "chặt chém" người dân.

Phó Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế cũng mong muốn, thời gian tới, cơ quan truyền thông, báo chí, tuyên truyền cho người dân, giảm tình trạng gom hàng, nhất là khẩu trang y tế, gây thiếu hàng trong thời gian vừa qua.

Trước thông tin Việt Nam có sự cung ứng trang thiết bị phòng chống dịch cho Trung Quốc? Ông Hiếu khẳng định: Không có việc hỗ trợ trang thiết bị phòng chống dịch cho Trung Quốc.

17:10: Miễn phí gọi đến đường dây nóng phòng dịch 19003228

Ông Nguyễn Vũ Trung – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương: Đường dây nóng 19003228 được Bộ Y tế sử dụng để phòng chống dịch, cung cấp cho cả nước. Chúng tôi đã huy động các chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn tốt tham gia trả lời đường dây nóng này.

"Thực sự thời gian qua chúng tôi cũng quá tải, có những ngày trên 200 cuộc điện thoại gọi đến" – ông Trung nói.

Bộ Y tế họp báo thông tin mới nhất về dịch bệnh do virus corona - Ảnh 7.

Ông Nguyễn Vũ Trung, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Lê Bảo

Ông Trung đề nghị Bộ Y tế có thể kết nối với một số số điện thoại khác với các trung tâm khác nữa để đáp ứng tốt hơn nhu cầu cộng đồng, chia sẻ áp lực với các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Liên quan đến phí sử dụng, ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông & Thi đua – Khen thưởng (Bộ Y tế) cho biết, bắt đầu miễn phí từ 0h ngày 1/2/2020.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Y tế sẽ xây dựng, nâng cấp số điện thoại để nhiều bệnh viện cùng tham gia để nắm bắt thông tin từ người dân, phân luồng bệnh nhân.

17h13: Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh viêm phổi cấp do virus corona

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược: Trên thế giới chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh viêm phổi cấp do virus corona, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh này.

Hiện tại, việc điều trị dựa trên tình trạng bệnh. Ví dụ, bệnh nhân ho nặng, sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm ho; bệnh nhân bị sốt cao trên 38,5 độ C sẽ được dùng thuốc hạ sốt Paracetamol.

Trường hợp bệnh nhân bị rối loạn nước điện giải sẽ được dùng dịch truyền; bệnh nhân bị nhiễm khuẩn sẽ được chỉ định dùng kháng sinh. Với những bệnh nhân có các bệnh lý khác như tiểu đường, huyết áp sẽ được chỉ định dùng các thuốc điều trị nền bệnh ấy.

Theo ông Lâm, việc quan trọng là phải đảm bảo nguồn cung ứng thuốc điều trị. Trường hợp thiếu thuốc, phải thực hiện mua sắm trực tiếp.

Về câu hỏi có đưa tamifflu vào điều trị bệnh do virus nCoV gây ra hay không, ông Lâm khẳng định, Tamiflu không được vào hướng dẫn điều trị bệnh này.

Để phòng bệnh, việc quan trọng là áp dụng các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế để tránh lây nhiễm tại cộng đồng; không nhập khẩu động vật hoang dã, không sử dụng động vật hoang dã trong bữa ăn; dùng khẩu trang bảo vệ sức khỏe khi đến nơi đông người.

17h15: Về vấn đề "Ai nên và không nên xét nghiệm"?

Ông Trần Đắc Phu: Giai đoạn đầu chưa có "mồi" của các tổ chức quốc tế gửi, nhưng hiện Viện Vệ sinh dịch tễ đã có để chẩn đoán.

Bên cạnh những ca nghi ngờ được thông báo (sốt, đi từ vùng dịch về có nghi ngờ…) đã tổ chức xét nghiệm đặt ở các bệnh viện lớn như Bệnh nhiệt đới, Pasteur, chúng tôi có cả hệ thống giám sát viêm phổi cấp, yêu cầu hệ thống các bệnh viện lấy mẫu những bệnh nhân viêm phổi cấp đưa về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm.

Trong xét nghiệm cũng phải có chỉ định ca nào nên/hay không nên xét nghiệm. Việc này phải căn cứ biểu hiện lâm sàng, căn cứ đặc điểm dịch tễ (rất quan trọng). Điều này phải do nhà lâm sàng và dịch tễ kết hợp chẩn đoán, chỉ định.

17h18: Liên quan câu hỏi về kiến nghị dừng việc thổi máy đo nồng độ cồn để phòng chống lây lan dịch bệnh nCoV, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, tất cả các trường hợp thổi máy nồng độ cồn thì dùng loại ống 1 lần, tránh lây nhiễm tất cả các bệnh (qua hô hấp, tiêu hoá), chứ không riêng gì bệnh do nCoV”.

Bộ Y tế họp báo thông tin mới nhất về dịch bệnh do virus corona - Ảnh 8.

Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh. Ảnh: Lê Bảo

Cuộc họp báo kết thúc lúc 17h30.

Võ Thu - Lê Bảo - Nguyễn Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top