Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ Y tế họp trực tuyến với các tỉnh về bệnh tay chân miệng: Bệnh có xu hướng chững lại

Thứ hai, 09:37 22/08/2011 | Y tế

GiadinhNet - Trong buổi họp trực tuyến chiều 20/8, hầu hết các địa phương có đông bệnh nhân tay chân miệng đều khẳng định số ca bệnh đang chững lại.

Trong buổi họp trực tuyến chiều 20/8, dù theo các địa phương cho biết bệnh tay chân miệng đang có xu hướng giảm dần và chững lại nhưng Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn vẫn lưu ý địa phương không được lơ là, cần thực hiện nghiêm túc Công điện của Thủ tướng Chính phủ và chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế về công tác phòng dịch.
 
Bệnh đang trong tầm kiểm soát

Tại cuộc họp trực tuyến chiều 20/8, hầu hết các địa phương có đông bệnh nhân tay chân miệng đều khẳng định, số ca bệnh đang chững lại, địa phương vẫn đang kiểm soát được.

Đại diện tỉnh Đồng Nai, địa phương có số ca mắc tay chân miệng nhiều thứ hai ở khu vực phía Nam (sau TP.HCM) cho biết: Ngày nhiều nhất có tới 50 trường hợp mắc tay chân miệng, nay số ca mắc bệnh có giảm nên tỉnh chưa có chủ trương công bố dịch. Tương tự, Bà Rịa - Vũng Tàu - một trong những tỉnh có số mắc cao ở khu vực phía Nam cũng cho biết, số mắc tay chân miệng (1.614 ca) đã tăng 20 lần so với cùng kỳ 2010, đến ngưỡng của điều kiện thứ nhất để công bố dịch. Nhưng còn điều kiện thứ hai thì chưa đến mức không kiểm soát được nên tỉnh này cũng không công bố dịch.

Ngoài ra, một số tỉnh, thành có số ca mắc tăng trong thời gian qua nay đã giảm hoặc tăng không nhiều như: Lâm Đồng, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu, Hậu Giang, Bình Phước.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn lưu ý các địa phương thực hiện báo cáo giám sát tình hình dịch bệnh hàng ngày theo quy định, tuyệt đối không được lơ là, coi thường dịch bệnh. Đặc biệt, các tỉnh, thành cần thực hiện nghiêm túc Công điện của Thủ tướng Chính phủ và chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế về công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng. Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn cũng yêu cầu các địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động phòng chống dịch bệnh cụ thể báo cáo về Bộ trước ngày 25/8.
 

Dịch tay chân miệng đang chững lại, tuy nhiên, theo chỉ đạo của Bộ Y tế, các địa phương không nên lơ là, chủ quan. Ảnh: TK


Yêu cầu giám sát chặt chẽ tay chân miệng
 
Lập đoàn kiểm tra, chỉ đạo chống dịch

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, đến nay dịch tay chân miệng đã lan ra 20 quận, huyện và 64 xã, phường. Hiện đã ghi nhận 92 trường hợp, chủ yếu vẫn là trẻ dưới 5 tuổi, chưa có tử vong. Tuần này, 4 đoàn thanh tra liên ngành y tế và giáo dục của Hà Nội sẽ đi kiểm tra công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng tại các cơ sở y tế, trường học trên địa bàn.

Tại TP HCM,  Sở Y tế cho biết, cũng sẽ lập 6 đoàn kiểm tra, xuống chỉ đạo trực tiếp tại các địa bàn nóng chống dịch tay chân miệng, đồng thời đưa ra nhiều phương án đối phó với dịch khi khẩn cấp.

Diệu Thiện
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã có Chỉ thị số 06/CT-BYT về việc chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng. Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu các địa phương thực hiện việc công bố dịch theo Quyết định số 64/2010/QĐ-TTg ngày 25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.

Cùng với đó, lãnh đạo Sở Y tế các tỉnh, thành có trách nhiệm chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, làm sạch nền nhà, bề mặt bàn ghế, đồ chơi, vật dụng của trẻ trong các hộ gia đình, nhóm trẻ tập trung, nhà trẻ, mẫu giáo bằng nước xà phòng, hóa chất khử khuẩn thông thường hoặc Chloramin B. Phối hợp với cơ quan thông tin địa phương tăng cường tuyên truyền, giáo dục về các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, chú trọng giữ gìn bàn tay sạch như thường xuyên rửa tay cho trẻ...

Cùng với việc tăng cường trách nhiệm của địa phương trong phòng chống tay chân miệng, Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ phải chủ động và nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong phòng chống tay chân miệng. Đối với Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương có trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo chuyển tải các thông điệp truyền thông sâu rộng trong cộng đồng bao gồm cả truyền thông trực tiếp...

Cục Y tế Dự phòng phải chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát xử lý các ổ dịch tại các địa phương. Phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh, tăng cường việc kiểm tra, đôn đốc các đơn vị y tế dự phòng thực hiện kế hoạch phòng chống dịch. Cục Quản lý Môi trường y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt và các công trình vệ sinh tại hộ gia đình, nơi công cộng. Chỉ đạo các địa phương triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh.

Trong lĩnh vực điều trị, Cục Quản lý Khám chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức tập huấn cho các đơn vị, địa phương về công tác chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng. Chỉ đạo các bệnh viện chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị cần thiết cho công tác điều trị, tăng cường các cơ sở điều trị trong trường hợp dịch lan rộng, kéo dài. Cử cán bộ chuyên môn hỗ trợ các địa phương xảy ra dịch theo sự điều động của Bộ Y tế.
 
Phương Lan
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 1 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 3 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 3 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 3 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top