Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm hoạt động y học gia đình

Thứ ba, 06:30 10/09/2019 | Y tế

GiadinhNet - Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 21/2019/TT-BYT Hướng dẫn thí điểm về hoạt động y học gia đình (gọi tắt là Thông tư 21) có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm hoạt động y học gia đình - Ảnh 1.

Khám cho bệnh nhân tại Trung tâm Bác sĩ gia đình tại Hà Nội. Ảnh: PV

7 nhiệm vụ của cơ sở y học gia đình

Trong Thông tư, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định cơ sở y học gia đình chính là cơ sở đầu tiên tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu, tư vấn, phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh đa khoa theo nguyên lý y học gia đình cho cá nhân, hộ gia đình.

Các cơ sở y học gia đình được quy định tại Thông tư 21 là trạm y tế bao gồm trạm y tế xã, phường, thị trấn; trạm y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức; phòng khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân; phòng khám đa khoa, phòng khám đa khoa khu vực, phòng khám chuyên khoa thuộc trung tâm y tế (TTYT) quận, huyện, phòng khám quân y; khoa khám bệnh thuộc bệnh viện quận, huyện hoặc TTYT quận, huyện, hoặc bệnh viện của trường đại học y.

Thông tư xác định rõ 7 nhiệm vụ của cơ sở y học gia đình, trong đó, nhiệm vụ đầu tiên là quản lý sức khỏe cộng đồng bằng cách lập hồ sơ quản lý sức khỏe; quản lý, chăm sóc sức khỏe theo nguyên lý y học gia đình cho cá nhân, hộ gia đình theo phân công của Sở Y tế địa phương.

Cùng đó, cơ sở y học gia đình cũng có nhiệm vụ tư vấn nâng cao sức khỏe và phòng bệnh. Cụ thể là tư vấn về dinh dưỡng, hoạt động thể lực, phòng chống tác hại thuốc lá, rượu bia và các yếu tố nguy cơ với sức khỏe, tư vấn về khám chữa bệnh cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng; truyền thông giáo dục sức khỏe; tham gia giám sát, phát hiện sớm, phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng; tiêm chủng; phòng chống các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các cơ sở y học gia đình thực hiện các chương trình, hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời; các chương trình mục tiêu y tế dân số, chăm sóc sức khỏe trẻ em, người cao tuổi, DS - KHHGĐ, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

Cơ sở y học gia đình có thể khám chữa bệnh. Ban hành kèm Thông tư này là phụ lục 51 kỹ thuật thực hiện tại nhà người bệnh. Trong đó, có thổi ngạt; cấp cứu ngừng tuần hoàn, hô hấp; băng ép bất động sơ cứu rắn cắn; giải stress cho người bệnh; lấy mẫu xét nghiệm (máu, nước tiểu, phân...); tiêm, truyền dịch trong các trường hợp cấp cứu, chống đau cho người bệnh ung thư..

Thông tư 21 còn quy định rõ về nhiệm vụ của bác sĩ gia đình cũng như văn bằng chuyên môn, giấy chứng nhận đào tạo về y học gia đình.

Dân tiếp cận y tế chất lượng từ tuyến cơ sở

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, phát triển y học gia đình gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng y tế cơ sở là một trong những giải pháp mà ngành Y tế cần triển khai thực hiện trong thời gian tới nhằm giúp người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng ngay từ tuyến cơ sở.

Bộ Y tế đã xây dựng Đề án "Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020". Mục tiêu của Đề án là xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình trong hệ thống y tế Việt Nam nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục, thuận lợi cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần giảm quá tải bệnh viện. "Theo các nghiên cứu gần đây, phòng khám bác sĩ gia đình có thể giúp sàng lọc giải quyết 80% các bệnh lý thông thường, không cần chuyển tuyến, góp phần giảm tình trạng quá tải tại các bệnh viện", PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho hay.

Trên thế giới, ở nhiều quốc gia mô hình trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình được chú trọng phát triển và được người dân tin tưởng lựa chọn. Vai trò của y tế cơ sở là rất quan trọng, được coi là nền tảng, xương sống của hệ thống y tế; đồng thời là tuyến đầu, "người gác cổng" của hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu, trực tiếp gần dân nhất. Y tế cơ sở là nơi dễ tiếp cận với chi phí thấp, công bằng xã hội, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên. Chính vì thế, theo Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, việc triển khai trạm y tế xã, phường hoạt động theo nguyên lý y học gia đình với 6 nguyên tắc: liên tục - toàn diện - lồng ghép - phối hợp - dự phòng - gia đình - cộng đồng sẽ giúp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân một cách hiệu quả.

Để đổi mới hoạt động của trạm y tế cơ sở, Bộ Y tế đã khảo sát, lựa chọn 26 xã, phường, thị trấn thuộc 8 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng để triển khai mô hình điểm. Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, trong năm 2019 sẽ hoàn thành mô hình điểm tại 26 trạm y tế điểm. Đối với các trạm y tế chưa làm điểm, các tỉnh không có trạm y tế điểm xây dựng lộ trình triển khai, phấn đấu trong 5 năm (2019 - 2023) hoàn thành đầu tư, nhân lực và đưa vào hoạt động trạm y tế xã theo nguyên lý y học gia đình.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top