Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bức tranh toàn cảnh về công tác ứng phó với các bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Việt Nam

Chủ nhật, 09:00 28/10/2018 | Y tế

GiadinhNet - Năm 2018, công tác phòng chống dịch đã được triển khai ngay từ đầu năm dưới sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, tập trung ưu tiên cho phòng bệnh.

Từ năm 2013 do tình hình cấp bách của dịch bệnh, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Quốc gia mà Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là đơn vị đầu mối. Ban chỉ đạo này có sự tham gia của nhiều Bộ, ngành liên quan chẳng hạn như để phòng chống các dịch bệnh từ động vật (trâu, bò, lợn, gà…) thì cần có sự tham gia chặt chẽ và tích cực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm kiểm soát dư lượng thuốc tăng trọng, thuốc kháng sinh trong quá trình chăn nuôi, thuốc an thần trong quá trình giết mổ, kiểm soát bơm tạp chất trong quá trình tiêu thụ tôm, chất bảo quản trong lưu thông các loại thuỷ hải sản, tiêm phòng cúm cho gà...

Dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người là một mối đe dọa thường trực gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi, kinh tế và xã hội. Phòng, chống hiệu quả các bệnh lây truyền từ động vật sang người không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe con người và vật nuôi, ổn định kinh tế xã hội của mỗi quốc gia mà còn góp phần đảm bảo an ninh y tế toàn cầu trong bối cảnh những biến đổi môi trường của quốc gia và thế giới đang diễn ra một cách nhanh chóng và nguy cơ xuất hiện các BTNMN và bệnh lây truyền từ động vật sang người có xu hướng ngày càng gia tăng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ Y tế đã cam kết tham gia Chương trình an ninh y tế toàn cầu từ tháng 2/2014 và xung phong là một trong những quốc gia đầu mối điều phối các hoạt động của Gói Hành động phòng chống bệnh truyền lây từ động vật sang người (ZDAP).

benhtn3

Gói Hành động ZDAP bao gồm Việt Nam, Indonesia và gần đây là Senegal với vai trò là 3 nước đầu mối hợp tác cùng 13 quốc gia thành viên khác hướng đến mục tiêu tăng cường năng lực cho các quốc gia thành viên của GHSA trong việc phát hiện, dự phòng và ứng phó với các mối đe dọa y tế công cộng trên toàn cầu, phần lớn xuất phát từ các dịch bệnh truyền lây từ động vật sang người có khả năng bùng phát, gây đại dịch hoặc thuộc tình trạng y tế cộng khẩn câp mang tính quốc tế (PHEIC).

Một trong những hoạt động của ZDAP là tổ chức các Hội nghị nhằm rà soát các hoạt động trong gói hành động ZDAP đã triển khai, chia sẻ thông tin dịch bệnh và đề xuất phương hướng phối hợp và thực hiện các hoạt động tiếp theo cũng như tìm kiếm các đối tác tiềm năng hỗ trợ thực hiện hoạt động. Từ năm 2015 đến nay, có hai Hội nghị quốc tế đã được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam vào tháng 8/2015 và tại Jakatar, Indonesia vào tháng 8/2016. Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 1 năm 2015, khung Kế hoạch hành động chung của các quốc gia ZDAP đã được xây dựng và thống nhất triển khai tại các quốc gia thành viên ZDAP.

Nhằm rà soát, đánh giá những hoạt động đã thực hiện trong 2 năm vừa qua từ đó xác định các hoạt động cụ thể ưu tiên trong trong những năm tới để đạt được các mục tiêu Kế hoạch 5 năm của Gói hành động ZDAP đã đề ra, Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về phòng chống bệnh truyền lây từ động vật sang người tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 29-30/8/2017. Tham gia đồng chủ Hội nghị còn có Indonesia và Senegal là hai quốc gia đầu mối ZDAP cùng với Việt Nam. Hội nghị quốc tế lần thứ 3 có 7 phiên làm việc chính với trọng tâm xoay quanh việc tăng cường hợp tác và chia sẻ các phương thức tiếp cận hiệu quả trong ứng phó với các dịch bệnh nguy hiểm lây truyền từ động vật sang người như cúm gia cầm, Ebola, dại v.v... Tham dự Hội nghị có 166 đại biểu từ hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế.

Phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chủ động phòng chống và đáp ứng với các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi liên tục xảy ra trong những năm vừa qua, trong đó hầu hết có nguồn gốc từ động vật như SARS, cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), MERS-CoV, Ebola… nhằm bảo vệ sức khỏe người dân trên phạm vi toàn cầu, tiến tới một thế giới an toàn và an ninh hơn với các bệnh truyền nhiễm. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng đánh giá cao nỗ lực của các thành viên ZDAP trong việc lồng ghép và kết nối hoạt động ZDAP với các gói hành động khác của Chương trình GHS theo hướng Một sức khỏe cũng như sự kết nối giữa các quốc gia và các Tổ chức quốc tế.

Sau hai ngày nghị sự, các đại biểu đã hoàn thành tất cả các chương trình làm việc của Hội nghị với kết quả tốt, tại nhiều bài học kinh nghiệm, những mô hình tốt về phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người đã được các quốc gia chia sẻ, đồng thời các đại biểu đã thông qua Kế hoạch hành động ZDAP cập nhật với các thông tin cơ bản về khoảng cách và thách thức, các hoạt động ưu tiên, thành tựu và kế hoạch ở phạm vi toàn cầu, tiến độ triển khai ZDAP của các quốc gia và khu vực… Bên cạnh đó, Hội nghị cũng thông qua cơ chế điều phối ZDAP như là một phương pháp tiếp cận hiệu quả và thực tiễn để tăng cường sự điều phối trong công tác phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người tại các quốc gia thành viên.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, với vai trò đồng chủ trì Hội nghị, Việt Nam tiếp tục khẳng định cam kết tham gia tích cực vào gói hành động ZDAP trong Chương trình GHS và mong muốn nhận được sự hợp tác chặt chẽ và sự hỗ trợ từ các quốc gia và cộng đồng quốc tế trong công tác phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Hội nghị quốc tế lần thứ 3 phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người tại Đà Nẵng, Việt Nam là bằng chứng về sự cam kết mạnh mẽ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong việc phòng chống bệnh dịch lây truyền từ động vật sang người nói riêng, đối với Chương trình An ninh y tế toàn cầu nói chung, cùng tiến tới một thế giới an toàn và an ninh hơn với các bệnh truyền nhiễm. Sau Hội nghị này, thay mặt Nhóm ZDAP, cùng với Indonesia và Senegal, Việt Nam đã đưa những kết quả của Hội nghị tới Hội nghị cấp cao về An ninh y tế toàn cầu tổ chức tại Uganda trong tháng 10/2017. Kết quả của Hội nghị này cũng như sự cam kết của các quốc gia ZDAP sẽ lan tỏa tới các Nhóm hành động khác của Chương trình hợp tác GHS và tạo ra cơ hội cho sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc thực hiện Chương trình hợp tác GHS.

Năm 2018, tình hình dịch bệnh có thể tiếp tục diễn biến phức tạp do những yếu tố khách quan và chủ quan.

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nên có đặc điểm tự nhiên cho bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới sự gia tăng và bùng phát một số bệnh truyền nhiễm liên quan có véc tơ truyền bệnh như muỗi, thiếu nước sạch... Sự giao lưu giữa các nước trong khu vực và trên thế giới dẫn đến nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam (chỉ trong vòng 24 giờ bệnh có thể từ quốc gia xa xôi nhất có thể tới Việt Nam và ngược lại). Đồng thời, tốc độ đô thị hóa gia tăng nhanh chóng, mật độ dân số tăng cao nên khó kiểm soát bệnh dịch.

Một số bệnh dịch sau một thời gian dài được khống chế có thể quay trở lại vì miễn dịch cộng đồng giảm và trên thực tế cho thấy dịch sốt xuất huyết luân phiên có số mắc tăng tại các vùng. Ngoài ra, vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, công tác an toàn vệ sinh thực phẩm chưa tốt, tạo điều kiện để các bệnh truyền nhiễm gia tăng như tay chân miệng, sốt xuất huyết...

Năm 2018, công tác phòng chống dịch đã được triển khai ngay từ đầu năm dưới sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, tập trung ưu tiên cho phòng bệnh. Các địa phương cũng đã có kế hoạch phòng chống dịch cụ thể được phê duyệt bởi UBND do ngành y tế tham mưu; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để toàn thể các cấp, các ngành và người dân hiểu, nâng cao vai trò và trách nhiệm tham gia công tác phòng chống dịch.

Ngành y tế tiếp tục củng cố hệ thống y tế dự phòng nói chung và mạng lưới cán bộ làm công tác phòng chống dịch nói riêng; tăng cường vai trò của y tế cơ sở, đội ngũ cộng tác viên cộng đồng; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế để có chỉ đạo kịp thời.

Các cơ sở y tế nâng cao năng lực điều trị cấp cứu người bệnh, giảm thấp nhất các trường hợp tử vong; đảm bảo tốt việc cách ly, tránh lây lan và lây chéo trong cơ sở điều trị; làm tốt việc phân tuyến để tránh quá tải bệnh viện tuyến trên...

Các địa phương đã đẩy mạnh tiêm vắc xin trong tiêm chủng mở rộng; chuẩn bị đầy đủ vật tư, máy, hóa chất, trang thiết bị đáp ứng theo nhu cầu phòng chống dịch, điều trị cấp cứu bệnh nhân. Đặc biệt, kinh phí cho công tác phòng chống dịch được đảm bảo đầy đủ và được cấp ngay từ đầu năm; tiếp tục tổ chức các đoàn kiểm tra, đôn đốc các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại các địa bàn trọng điểm; tăng cường kiểm tra, xử lý cá nhân, tổ chức không chấp hành các biện pháp phòng chống dịch theo quy định…

Mọi người dân ai cũng có thể mắc bệnh nếu không thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh. Để phòng chống dịch bệnh cho bản thân và cộng đồng, từng cá nhân, hộ gia đình cần thay đổi hành vi, thói quen chưa tốt của chính bản thân và gia đình mình.

Người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch và thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm (thực hiện ăn sạch, ở sạch, uống sạch); tích cực diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy, nằm màn… Người dân cần chủ động đi tiêm chủng cũng như cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Khi phát hiện các trường hợp bị bệnh, người dân cần báo ngay cho cơ sở y tế để có biện pháp xử lý và phòng, chống kịp thời. Khi phát hiện có các dấu hiệu nghi bị bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế, người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị…

Phương Nghi (t/h)

Thanh Loan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 18 giờ trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 2 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Top