Cả gia đình chồng ghét nàng dâu vì không chăm sóc con hàng ngày cho... chị chồng
GiadinhNet – Tôi về làm dâu được 8 tháng, suốt thời gian đó tôi được cả nhà chồng "rèn luyện" làm mẹ ngay từ những ngày đầu nhập gia: trông con cho chị chồng.
Chồng tôi có 1 chị gái. Anh rể làm việc tự do nên không gò bó thời gian. Chị chồng buôn bán ở chợ thường về muộn. Họ có con trai lớn học 5, con gái nhỏ 5 tuổi. Nhà họ ở cách nhà bố mẹ chồng 1 dãy nhà nên trước khi tôi về làm dâu bố mẹ chồng thay nhau đưa đón cháu đi học, rồi tắm rửa, cho cháu ăn uống, dạy thằng bé học... tới 21h thì đưa các cháu về nhà với bố mẹ chúng.
Từ ngày tôi về làm dâu tất cả những việc ấy dồn cho tôi, với lý do "tập chăm con dần cho quen". Thế là tan làm tôi tất tả về đón cháu, rồi tay năm tay mười nấu cơm, tắm rửa cho bé gái (con bé được cả nhà chiều chuộng nên bón cơm rất mất thời gian, còn phải dỗ ngọt chứ quát là nó khóc váng lên ăn vạ). Rồi dọn dẹp, giặt quần áo cho cả nhà… tầm 21 giờ thì đưa cháu về cho bố mẹ nó rồi mới được nghỉ ngơi thì đã mệt mỏi rã rời.
Tôi là công nhân may mặc, nên phải ngồi nhiều rất đau lưng, mệt mỏi. Giờ thì bầu bí đã 5 tháng nên mỗi khi đi làm về chỉ muốn lăn ra ngủ vì rất mệt. Nhưng ông bà vẫn chỉ trông cháu lúc nàng dâu đi làm, thấy bóng dâu về là "giao trả" để tắm rửa, cho ăn uống, trông nom và chạy theo dỗ dành, chơi với cháu. Vì vậy cứ về nhà là tôi có cảm giác nặng nề, chẳng muốn trò chuyện gì nữa.
Tính ra từ khi về nhà chồng tôi không có ngày nào son rỗi, mà cứ đầu tắt mặt tối vì cháu chồng, vì nhà chồng. Trong khi nhiều hôm đưa cháu về nhà thấy bố mẹ chúng rất thảnh thơi ngồi xem tivi. Được ngày thứ bảy, chủ nhật ai cũng được nghỉ thì tôi cũng chẳng được đi chơi đâu, kỳ nghỉ lễ 30/4 vừa rồi cũng chẳng về thăm nổi bố mẹ đẻ vì phải "trông cháu".
Tôi ca cẩm với chồng, anh bảo:
- Giúp đỡ để chị đi chợ búa có tiền nuôi con, vì anh rể làm tự do, thu nhập thấp và bấp bênh.

Thi thoảng trông cháu giúp thì không sao, nhưng chăm sóc như con mình thì không ổn. Ảnh minh họa.
Tôi giải thích với anh rằng, khi còn rảnh rang son rỗi tội bận rộn cho mẹ chồng đỡ vất vả. Nhưng giờ tôi mang thai, vừa nai lưng làm việc cả ngày kiếm tiền, vừa mặc định phải chăm sóc hai cháu thì rất là mệt. Đã thế từ ngày bầu bí tôi còn hay bị tụt huyết áp, mệt mỏi cáu gắt làm bé gái lăn ra ăn vạ, ông bà con bênh cháu, giận dỗi kêu: "Không làm thì thôi, có ai bắt đâu mà hành con bé".
Tối về bố mẹ chồng còn mách chồng tôi, bảo tôi tính nhỏ mọn, ích kỷ… Cảnh vác bụng bầu lại phải đèo bòng hai đứa trẻ thật cơ khổ, mà tôi không biết làm sao để trả lại trách nhiệm chăm sóc hai con cho bố mẹ nó. Tôi tự trách mình từ đầu dễ dãi để giờ người ta "ngồi lên đầu", còn mang tiếng nhỏ mọn. ích kỷ, rồi bị những lời nói bóp méo sự thật, rất khó nghe của bố mẹ chồng khiến tôi ấm ức và phải cố gắng kiềm chế để không bùng nổ mà ảnh hưởng tới mối quan hệ vợ chồng, và vấy bẩn trong mọi khía cạnh.
May mắn tôi còn có chị em đồng nghiệp để tâm sự. Một chị lớn tuổi bảo ngày mới về làm dâu chị cũng phải trông hết cháu nọ tới cháu kia. Nhưng tới lúc "nằm ổ" thì chẳng có ai chăm sóc cả, suốt thời gian ở cữ hai mẹ con lủi thủi tự chăm nhau. Tới bữa thì mẹ chồng và em gái chồng ngồi hóng gió bón cơm, bón cháo cho cháu nhỏ... Lúc ấy tủi thân, nghĩ biết trước thế này thì 1 ngày chị ấy cũng không trông cháu hộ.
Đã thế chưa hết cữ em chồng lại ôm con sang gửi mẹ chồng, rồi mẹ chồng lại "có việc" đi vắng để giao cháu cho chị ấy. Lần đó chị ấy nhất định không "ôm rơm rặm bụng", từ chối thẳng thừng làm mẹ chồng tức giận chửi um lên, nhưng chị ấy quyết "con ai nấy chăm". Tối về mẹ chồng tru tréo mách chồng chị ấy, anh chồng cũng sừng sộ mắng vợ. Chị ôm con ra, nhẹ nhàng nói:
- Mẹ ạ. Trông cháu thì không phải việc nặng nề, nhưng cũng tốn thời gian, công sức và mệt mỏi. Thi thoảng trông cháu thì giúp thì không sao, nhưng ngày nào cũng chăm sóc như con mình thì không không làm xuể. Cháu là con của anh chị, mà giờ con cũng bận chăm lo cháu nội của bà, trong khi con còn chưa hết cữ. Suốt thời gian qua có ai chăm cháu nội của bà giúp con không. Vậy sao con phải trông hộ con của em chồng được nữa.

Bầu bí rất mệt mỏi mà hàng ngày tôi cứ phải trông cháu. Ảnh minh họa.
Cả nhà chồng đang bừng bừng nộ khí, nghe chị ấy nói vậy thì hạ hỏa. Chị ấy trách mình không giải quyết ngay từ đầu, để tới mức căng thẳng và phải nhận bao cảm xúc tiêu cực. Từ hôm đó mẹ chồng tự chăm cháu ngoại "không thèm nhờ mặt nàng dâu" thì chị ấy mới rảnh rang chăm con mình được.
Chị ấy khuyên tôi phải giải quyết việc gửi cháu sớm. Chị chồng đi kiếm tiền, mình cũng phải đi kiếm tiền, còn bầu bí... nên con ai người ấy chăm. Mẹ chồng thương thì cứ giúp con gái, cháu ngoại. Còn mình đi làm về mệt phải nghỉ cho khoẻ cho bớt đau lưng, đau bụng... và dồn việc để chồng làm cho biết. Tới kỳ đi khám thai thì đi cùng chồng để anh ấy nghe được lời bác sỹ dặn dò thai phụ cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để anh chồng biết thương vợ, thương con mình mà không về hùa với bố mẹ chồng.
Nghe chuyện của chị đồng nghiệp, tôi quyết về thu xếp ngay chuyện gửi cháu của chị chồng. Tôi sẽ bảo ông bà đón cháu về thì tắm sớm, ăn sớm để 19 giờ đưa cháu về cho bố nó trông và dạy con học là ông bà được nghỉ. Chắc sẽ có sóng gió một chút, nhưng phải thương lấy thân mình kẻo sau này còn khó ăn, khó nói, khó giải quyết chuyện này hơn nữa.
Ngọc Hà

Sống đạm bạc để gửi 90% tiền lương về cho vợ nuôi con, 30 năm sau phát hiện con trai không phải là con ruột
Chuyện vợ chồng - 4 phút trướcGĐXH - Người nông dân nghèo hơn 60 tuổi gần như không giữ nổi bình tĩnh khi nhận tờ xét nghiệm ADN trên tay.

Chàng trai ôm chặt mẹ sau gần 30 năm bị bắt cóc ở chợ rau
Gia đình - 1 giờ trướcBị bắt cóc khi còn nhỏ, chàng trai may mắn được đoàn tụ với gia đình sau gần 30 năm. Cuộc đoàn tụ đầy nước mắt khiến ai cũng nghẹn ngào.

Con trai biết cách ứng xử nhờ bố thường xuyên nói 10 điều này
Nuôi dạy con - 2 giờ trướcGĐXH - Đối với các bé trai, việc quan sát bố hành động, lắng nghe bố chia sẻ và coi đó là một khuôn mẫu để áp dụng sau này.

'Săn lùng' tình yêu, đi nhiều vụ mai mối nhưng gần 50 tuổi vẫn độc thân
Gia đình - 4 giờ trướcTại Nhật Bản - nơi dân số đang già hóa, số lượng người trẻ kết hôn giảm trong nhiều thập kỷ, các ứng dụng hẹn hò, sự kiện mai mối ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm ra đúng người.

Con lớn lên thành công cả trên con đường học hành và sự nghiệp nếu được rèn giũa kiểu tư duy này từ sớm
Nuôi dạy con - 6 giờ trướcGĐXH - Kỹ năng tư duy phản biện là nền tảng của giáo dục cũng như một kỹ năng sống quan trọng. Nếu không có khả năng về tư duy phản biện, trẻ sẽ gặp khó khăn trong học tập, đặc biệt là khi chúng lớn hơn.

Vợ đề nghị trò chơi thử thách 10 năm và cái kết: Tiệc tàn, người tan, nỗi buồn ở lại!
Chuyện vợ chồng - 10 giờ trướcTrần Thăng bán vé trước hẳn 10 năm thì vợ chồng cô cũng "thắng game" này. Nhưng mọi thứ nó lạ lắm...

Tâm lý học khẳng định 3 lợi thế của việc độc thân và lý do ngày càng nhiều người "nói không với hôn nhân"
Gia đình - 23 giờ trướcSo với việc có một cuộc hôn nhân không lành mạnh, cuộc sống độc thân giúp phụ nữ "sống thọ" hơn.

Bị coi thường vì xuất thân nghèo khó, cô vợ âm thầm làm 1 việc khiến nhà chồng "phục sát đất"
Gia đình - 1 ngày trước"Thái độ bố mẹ chồng quay ngoắt 180 độ khi biết tài sản tôi đang sở hữu" - Cô vợ kể.

Chuyện lạ: Bố mẹ phải đâm đơn kiện con ra tòa vì lớn rồi vẫn ăn bám, không chịu tự lập
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Những cậu bé được nuông chiều "thái quá" thì đến 20 năm sau sẽ trở thành những người đàn ông kém cỏi, thích ỷ lại, dựa dẫm, ham chơi hơn ham làm, không biết lo cho bản thân mình lẫn người khác.

3 dấu hiệu bạn đang nuôi dạy một đứa trẻ ích kỷ, về sau khó hiếu thảo với cha mẹ
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcCon cái sinh ra là một tờ giấy trắng, cách giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách của trẻ sau này.

Mỗi ngày đều phải làm việc đáng sợ, nữ giúp việc tháo chạy khỏi ngôi biệt thự
Gia đìnhLà người giúp việc, bà Lưu liên tục chứng kiến cảnh tượng khiến mình bất an. Lo sợ, bà từ bỏ công việc lương cao để đi bán vé số dạo.