Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Cả làng thấp bé, chứ mình em đâu!" (1)

Thứ sáu, 08:38 28/08/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Trong 35 năm qua, người Việt dù cao thêm 4 cm song hiện vẫn thuộc tốp thấp nhất khu vực châu Á, thua cả người Nhật.

“Hôm qua cho con đi nghe phổ biến nội quy và tập dượt khai giảng mà thấy giật mình. Thấy nhiều đứa lít nhít chạy ở sân trường tưởng nhà ai đưa con đi khai giảng cho em bé đi cùng. Hỏi ra mới biết, hóa ra đều là các bạn cùng khóa “đại học chữ to” với con mình. Sao giờ nhiều đứa bé thế!” – chị  Ngọc Hiên (ngõ 20 đường Mỹ Đình, Hà Nội) chia sẻ sau buổi đưa con đến trường chuẩn bị khai giảng.

Kê gối vào mông mới ngồi viết được

Câu chuyện của chị Hiên được chia sẻ trên Facebook của mình được rất nhiều bà mẹ bình luận. Một số người cho rằng con mình nhìn cao lớn so với các bạn cùng tuổi. Tuy nhiên, phần lớn đều nhận ra, số trẻ này không nhiều so với bề mặt chung của cả lớp. Trong lớp vẫn có những trẻ khá thấp bé so với các bạn khác.

Bà mẹ có nickname “Gấu biển” cho biết, hai hôm trước đón con ở cổng trường thấy mấy tốp “kin kin” líu ríu đi ra liền hỏi: “Có bạn nào học lớp 2A không, cho cô hỏi lớp đấy đã tan chưa” thì mấy đứa đáp: “Cô ơi, con học lớp 4, lớp 2 ở tầng dưới vẫn chưa được về ạ”. Một phụ huynh cũng chờ con tan học cười nói: “Lớp 4 mà như cái kẹo mút dở, trẻ con thành phố được ăn uống tốt mà còn thế này thì không hiểu ở nông thôn, miền núi, những vùng khó khăn không biết bọn trẻ bé thế nào?”.

Cô Nguyễn Thị Chiều, giáo viên lớp 1,Trường tiểu học Cát Linh, Hà Nội cho biết, cô là người năm nào cũng đón các bé bước vào bậc tiểu học. Một số cháu khá lớn, nhìn qua tưởng học lớp 2, lớp 3 với cân nặng khá “khủng”, nhưng cũng có nhiều cháu nhỏ bé. Thậm chí, có học trò được cô cho ngồi bàn đầu nhưng vẫn phải kê thêm gối dưới mông mới có thể viết được. Cô Hoàng Lan, giáo viên tiểu học ở Kiến An, Hải Phòng thì cho hay, trong lớp 3 cô dạy có khoảng 20% trẻ phát triển hơn so với các bạn cùng tuổi, gần 30% trẻ thấp, số còn lại có chiều cao tương đương nhau.

Mặc dù đã được cải thiện, nhưng chiều cao của thanh niên Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước trên thế giới. 	
Ảnh: Chí Cường
Mặc dù đã được cải thiện, nhưng chiều cao của thanh niên Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước trên thế giới. Ảnh: Chí Cường

Nói về chuyện con cao hay thấp, một bà mẹ có nickname “LanthiLe” thì lại cho rằng: Các mẹ không nên quá lo lắng chuyện con cao hay thấp vì trẻ con còn phát triển, mỗi năm mỗi khác, quan trọng nhất là khỏe mạnh. “Con mình không cao nhưng xung quanh các bạn nó cũng “xêm xêm” thì sao phải lo. Ngày trước lớp 12 của mình có 3 bạn nam bé nhất lớp, chỉ cao khoảng 1m50 là cùng, thế mà sau kỳ thi tốt nghiệp 3 tháng gặp lại nhau thì không thể tin nổi, cứ như là “thổi ống đu đủ”: Một đứa cao hơn 1m8, đứa cũng 1m65, bọn mình cứ trêu là “uống nhầm bột nở”. Đừng quá  lo lắng, thoải mái tư tưởng là lớn hết”.

Tuy nhiên, một số phụ huynh lại cho rằng, câu chuyện này khá hiếm, vì thể lực và chiều cao của một đứa trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chứ không thể “hên xui” như vậy được.

Bữa ăn đã được cải thiện, sao trẻ vẫn lùn?

Những năm gần đây, kinh tế phát triển, chế độ dinh dưỡng cho trẻ được bố mẹ đầu tư nhiều hơn. Trẻ trong những gia đình có kinh tế khá giả được ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa… nhiều hơn những thế hệ trước. Nhưng rõ ràng, bằng cảm quan và bằng cả thực tế vẫn có nhiều trẻ bé hơn so với các bạn cùng lứa tuổi của mình.

Nhiều ông bố, bà mẹ tìm đủ mọi cách để ép con ăn nhưng cân nặng và chiều cao của “cục cưng” vẫn “lẹt đẹt”. Anh Thế Dũng (ở Hà Đông – Hà Nội) thì tự trào: “Mình đã phải hy sinh đời bố để củng cố đời con, cố gắng cày cuốc cho con ăn ngon, mặc ấm không kém ai mà con vẫn như cái kẹo. Đưa con đến trường, gặp vài cháu kéo cái cặp mà xiêu xiêu vẹo vẹo. Thấy cả làng “nhiều thằng thấp bé chứ mình em đâu” nên cũng đỡ “cay”(!?).

Theo kết quả của Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2010, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam chỉ đạt 163,7 cm, thấp hơn so với chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 13,1cm, trong khi chiều cao trung bình của nữ là 153 cm, thấp hơn tiêu chuẩn 10,7cm. Ước tính hiện nay, chiều cao trung bình của nam là 164,4 cm, nữ là 153,4 song các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng với chiều cao này, việc đạt sức vóc như đề án đặt ra là rất khó. Bởi lẽ, thực tế cho thấy, dù kinh tế đã có sự cải thiện đáng kể, bữa ăn hàng ngày đã đầy đủ hơn, song người Việt hiện nay vẫn không cao hơn thế hệ cha chú bao nhiêu.

Năm 2014, Viện Dinh dưỡng Quốc gia điều tra và công bố những kết quả đáng giật mình: 1/6 trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu cân; 1/4 trẻ dưới 5 tuổi bị thấp còi. Trong 35 năm qua, người Việt dù cao thêm 4 cm song hiện vẫn thuộc tốp thấp nhất khu vực châu Á, thua cả người Nhật. Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì hiện nay, chiều cao trung bình của người Việt đã kém hơn người Nhật  tới 8cm.

 

* Việt Nam đã thể hiện quyết tâm, nỗ lực nâng cao tầm vóc của người dân lên gần 5cm trong vòng 15 năm nữa. Tuy nhiên, đây sẽ là một bài toán khó, khi mà Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 với 6.000 tỉ đồng đã qua được 5 năm song vẫn đang “giậm chân tại chỗ”…

* Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 với mục tiêu cải thiện tầm vóc thân thể của thanh niên Việt Nam là: Đối với nam 18 tuổi, năm 2020 có chiều cao trung bình 167cm và đến năm 2030 chỉ số này là 168,5cm; Đối với nữ 18 tuổi, năm 2020 chiều cao trung bình là 156cm và đạt 157,5cm vào năm 2030; Đồng thời nâng sức bền người Việt thể hiện ở lực bóp tay, thời gian chạy các cự ly trung bình…

(Còn nữa)

Hà Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Top