Các bước tầm soát ung thư dạ dày ai cũng cần biết
Tầm soát ung thư dạ dày là cách đơn giản và hiệu quả nhất giúp phát hiện sớm bệnh. Nhờ thực hiện tầm soát ung thư dạ dày định kỳ mà nhiều trường...
Hiện nay, cách tốt nhất và duy nhất có thể phát hiện sớm ung thư dạ dày là tầm soát ung thư dạ dày định kỳ. Dưới đây là các bước tầm soát ung thư dạ dày mà ai cũng cần phải biết.
Bước 1: Khám lâm sàng
Đây là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng trong khám tầm soát ung thư dạ dày. Bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cụ thể về tuổi, tình trạng sức khỏe, bệnh sử cá nhân và gia đình nếu có, các triệu chứng biểu hiện bệnh nghi ngờ gặp phải… nhằm đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Sau đó sẽ tiến hành khám lâm sàng phát hiện các dấu hiệu của bệnh.

Khám lâm sàng là bước đầu tiên, cũng là bước rất quan trọng trong tầm soát ung thư dạ dày.
Để có kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm thêm các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu khác.
Bước 2: Thực hiện xét nghiệm
- Nội soi dạ dày:
Theo các bác sĩ ung bướu - Bệnh viện Thu Cúc, nội soi dạ dày là bước thăm khám hiệu quả giúp phát hiện sớm bệnh. Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi để đưa vào thực quản xuống đến dạ dày để quan sát bên trong.
Điều này giúp quan sát và đánh giá trực tiếp các tổn thương như: xác định vị trí, hình dạng, kích thước tổn thương dạ dày, đồng thời lấy mẫu tổn thương để tiến hành sinh thiết và đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Nội soi dạ dày có thể theo phương pháp truyền thống: nội soi qua miệng không gây mê/gây mê hoặc nội soi qua đường mũi không đau, không khó chịu.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT):
Trong quá trình thực hiện nội soi dạ dày nếu có phát hiện các dấu hiệu bất thường như khối u ở bên trong dạ dày thì bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm thêm chụp CT.
Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh không qua can thiệp trực tiếp vào cơ thể bệnh nhân. Bác sĩ chủ yếu dựa vào các hình ảnh được chụp để đánh giá tình trạng thương tổn của dạ dày, sự xâm lấn của khối u đến các bộ phận xung quanh.
Hơn nữa qua đó có thể đánh giá tình hình của bệnh nếu ung thư bắt đầu di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể như: gan, hạch, ổ bụng, ổ phúc mạc…
- Sinh thiết:
Phương pháp này được tiến hành bằng cách dùng một dụng cụ chuyên dụng đưa vào dạ dày để lấy một mảnh nhỏ ở nơi có tổn thương tại niêm mạc dạ dày, sau đó tiến hành quan sát dưới kính hiển vi.
Sinh thiết là thủ tục cần để chẩn đoán tế bào khối u có phải là ung thư hay không. Nó cũng được dùng nhằm đánh giá tình trạng và mức độ viêm dạ dày, chẩn đoán xem người bệnh có nhiễm vi khuẩn helicobacterpylori không.
- Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư:

Xét nghiệm máu giúp phát hiện các chất chỉ điểm ung thư dạ dày.
CA 72-4 là tên viết tắt của kháng nguyên carbohydrate 72-4, còn có tên là glycoprotein. Kháng nguyên ung thư CA 72-4 được tìm thấy tại bề mặt của nhiều loại tế bào, nhất là tế bào ung thư biểu mô dạ dày.
Bình thường chỉ số CA 72- 4 ở người khỏe mạnh sẽ nhỏ hơn 6,9 U/ ml; nhưng đối với người mắc bệnh ung thư dạ dày thì chỉ số này sẽ cao hơn 6,9 U/ml.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh thì định lượng CA 72- 4 có độ đặc hiệu được chuẩn đoán trên 98% và độ nhạy chuẩn đoán khoảng từ 28 cho tới 80%. Nồng độ của chỉ số này liên quan tới các giai đoạn của bệnh vì vậy có thể thông qua nó để quan sát và tiến hành đánh giá tình trạng của bệnh nhân.
Theo Trí thức trẻ

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, sốt phát ban và sởi đều là những bệnh do virus gây ra. Sốt phát ban thường lành tính và tự khỏi, sởi lại có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi hay viêm não nếu không xử lý kịp thời. Chẩn nhầm bệnh có thể dẫn đến điều trị sai vì vậy, nhận diện đúng dấu hiệu từng bệnh giúp chẩn đoán đúng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện vì men gan cao cho biết, vì lo lắng uống nhiều loại thuốc để trị cảm cúm sẽ gây hại cho gan nên đã tự ý ngưng thuốc điều trị viêm gan B.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết
Sống khỏe - 11 giờ trướcĂn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Sống khỏe - 16 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.