Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ khi mang thai

Thứ sáu, 21:36 04/11/2022 | Dân số và phát triển

Sự thay đổi nội tiết tố, thể chất và tâm sinh lý khi mang thai là nguyên nhân khiến nhiều thai phụ rơi vào tình trạng khó ngủ hoặc mất ngủ trầm trọng. Rối loạn giấc ngủ khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ người mẹ và thai nhi. Có cách nào cải thiện được tình trạng này không?

1. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ khi mang thai

Rối loạn giấc ngủ khi mang thai là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc cả hai. Đây là hiện tượng phổ biến mà rất nhiều phụ nữ mang thai gặp phải vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ.

Rối loạn giấc ngủ trong thai kỳ có thể liên quan đến những thay đổi về nội tiết tố , thể chất và tâm sinh lý. Những thay đổi này có thể làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng dẫn đến mất ngủ theo những cách khác nhau.

- Trong 3 tháng đầu, hormone progesterone tăng đột biến gây ra các hiện tượng: buồn nôn, nôn mửa, đi tiểu nhiều, trào ngược dạ dày thực quản, đau lưng, buồn ngủ…

Hầu hết thai phụ trong giai đoạn này thường có biểu hiện buồn ngủ và ngủ ngày và rối loạn giấc ngủ vào ban đêm. Mức progesterone tăng lên cũng có thể làm tăng nguy cơ ngừng thở khi ngủ và ngủ ngáy.

- Trong 3 tháng giữa, thai phụ thường dễ ngủ và ngủ ngon hơn khi cơ thể dần thích ứng với sự thay đổi trong quá trình mang thai và thai nhi cũng chưa lớn nhiều.

- Tuy nhiên, đến 3 tháng cuối, tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể quay trở lại. Khi thai nhi ngày càng lớn có thể dẫn đến đau nhức cơ, chuột rút , đi tiểu nhiều, chứng ợ nóng và tăng thêm áp lực lên cơ hoành và làm tăng nguy cơ ngừng thở khi ngủ.

Cách cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai - Ảnh 1.

Rối loạn giấc ngủ khi mang thai ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ và thai nhi.

2. Rối loạn giấc ngủ khi mang thai có ảnh hưởng gì?

Ngủ không ngon giấc có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai phụ, gây ra nhiều vấn đề, trong đó có nguy cơ tăng huyết áp và đái tháo đường thai kỳ.

Tình trạng ngáy và ngừng thở khi ngủ thường phát triển hoặc trầm trọng hơn khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng cuối. Sự gián đoạn nhịp thở khi ngủ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm: Tăng huyết áp, tiền sản giật , tăng huyết áp động mạch phổi, đái tháo đường thai kỳ.

Nếu huyết áp cao kèm theo protein trong nước tiểu, tiền sản giật có thể xảy ra. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị tiền sản giật có chất lượng giấc ngủ kém. Tiền sản giật thường xảy ra ở những người ngủ ngáy kinh niên, với khoảng 59% những người mắc chứng tiền sản giật thường ngủ ngáy.

Ngủ không đủ giấc hoặc ngủ không sâu giấc có thể làm giảm lượng hormone tăng trưởng được tiết ra, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về phát triển hoặc tăng trưởng ở thai nhi.

Ngừng thở khi ngủ có thể liên quan đến tăng huyết áp. Những đợt tăng này có thể dẫn đến những thay đổi trong mạch máu và làm tăng huyết áp tổng thể. Điều này có thể làm giảm lượng máu do tim bơm, giảm cung lượng tim. Do đó, lưu lượng máu đến thai nhi qua nhau thai có thể bị tổn hại.

Với lưu lượng máu không đủ đến bào thai đang phát triển, nồng độ oxy có thể bị giảm xuống. Điều này có thể góp phần hạn chế sự phát triển của thai nhi.

Mất ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ và tăng cân quá mức do những thay đổi về nồng độ glucose trong máu.

Cách cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai - Ảnh 3.

Tình trạng ngáy và tắc nghẽn ngừng thở khi ngủ thường trầm trọng hơn khi mang thai

3. Các biện pháp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ khi mang thai

Có thể cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ mang thai bằng các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, bao gồm:

- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh căng thẳng, lo lắng không cần thiết.

- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B, canxi, magie... giúp cải thiện giấc ngủ và ngăn ngừa chuột rút. Tránh ăn quá no hoặc uống quá nhiều nước trước khi ngủ. Không nên ăn sát giờ đi ngủ, thời gian ăn nên cách khoảng 2 - 3 giờ trước giờ đi ngủ để tránh tình trạng đầy bụng, ậm ạch gây khó ngủ.

- Ăn thành nhiều bữa nhỏ, nên ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế trào ngược axit dạ dày thực quản có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều đường và các thức uống kích thích như rượu, cà phê, trà đặc…

- Khi ngủ nên nằm nghiêng, giữ một hoặc cả hai đầu gối cong. Nằm nghiêng sang bên trái giúp máu lưu thông, tăng lượng máu cung cấp cho tim và cải thiện tình trạng đau lưng, giúp thai phụ ngủ ngon hơn.

- Thường xuyên tập thể dục như đi bộ, tắm nước ấm, massage nhẹ nhàng… để giúp lưu thông khí huyết, giảm stress có thể giúp dễ ngủ và ngủ ngon.

- Cần chuẩn bị phòng ngủ sạch sẽ, mát mẻ và yên tĩnh. Không sử dụng điện thoại, máy tính hoặc tivi trước khi ngủ. Ánh sáng từ màn hình làm cho não của bạn được kích hoạt khiến việc đi vào giấc ngủ trở nên khó khăn hơn. Phòng ngủ càng tối thì cơ thể bạn càng dễ dàng thư giãn và đi vào giấc ngủ.

Cách cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai - Ảnh 4.

Đi bộ giúp cải thiện mất ngủ ở phụ nữ mang thai.

Lưu ý, nếu tình trạng mất ngủ không cải thiện, thai phụ nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn các biện pháp can thiệp phù hợp. Không tự ý sử dụng thuốc an thần gây ngủ vì có thể dẫn đến nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người mẹ và thai nhi.


BS. Lê Quang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Top