Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách điều trị ho, đau họng do cảm lạnh và cúm

Thứ ba, 11:16 09/01/2024 | Bệnh thường gặp

Cảm lạnh và cúm rất thường xảy ra trong thời tiết lạnh. Ho và đau họng là triệu chứng thường gặp của tình trạng này. Vậy ứng phó thế nào?

1. Các biện pháp giảm ho và đau họng

- Dùng thuốc trị ho thảo dược hoặc ngậm kẹo cứng chứa tinh dầu: Tinh dầu bạc hà và một số loại thuốc ho thảo dược có thể làm tê nhẹ và làm dịu cơn đau họng . Việc ngậm kẹo cứng cũng có tác dụng tương tự, có thể giúp bạn giảm đau họng tạm thời.

- Mật ong : Phương pháp điều trị truyền thống này cũng có thể giúp làm dịu cơn ho và đau họng. Hãy thử thêm một thìa cà phê vào tách trà thảo mộc ấm sẽ làm dịu cổ họng và giảm ho. Tuy nhiên, không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

- Nhấm nháp đồ uống ấm: Nhấm nháp đồ uống ấm sẽ làm dịu cổ họng và giúp người bệnh thoải mái hơn. Khi cổ họng không đau, bạn có thể không bị ho. Bất kỳ đồ uống nào cũng được, ngoại trừ đồ uống có cồn hoặc chứa caffein. Ngoài ra, hãy tránh nước cam và các loại đồ uống có múi khác nếu chúng gây khó chịu ở họng.

Cách điều trị ho, đau họng do cảm lạnh và cúm- Ảnh 1.

Cảm lạnh và cúm có thể gây ho và đau họng...

- Súp gà : Súp gà rất tốt để trị cảm lạnh. Nó không chỉ cung cấp nước cho cơ thể mà còn giúp làm tan chất nhầy và giúp bạn ho dễ dàng hơn.

- Dùng thuốc trị ho : Đôi khi bạn cần ho để tống ra chất nhầy khó chịu, nhưng có những lúc cần làm dịu cơn ho, chẳng hạn như lúc đi ngủ. Do đó, dùng thuốc giảm ho có thể hữu ích.

- Sử dụng thuốc thông mũi : Những loại thuốc này có thể giúp bạn hết nghẹt mũi. Nếu chứng chảy dịch mũi sau gây khó chịu cho cổ họng và khiến bạn ho, thuốc thông mũi có thể giúp ích cho cả cổ họng và ho của bạn. Mặc dù những loại thuốc này tốt cho người lớn và trẻ lớn nhưng chúng không an toàn cho trẻ dưới 4 tuổi.

- Hít thở bằng hơi nước: Nếu cổ họng khô và kích ứng thúc đẩy cơn ho, độ ẩm có thể giúp ích. Hãy thử hít hơi nước từ vòi sen nước nóng hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy tạo hơi nước trong phòng khi bạn ngủ.

Hơi nước có thể giữ cho mũi và cổ họng không bị quá khô và thoát khỏi cảm giác ngứa ngáy sau họng. Độ ẩm cũng có thể giúp bạn dễ thở và làm lỏng chất nhầy, giúp tống ra ngoài dễ dàng hơn nhờ cơn ho.

- Tránh khói thuốc : Khói thuốc không tốt cho sức khỏe và đặc biệt có hại khi bạn ốm. Khói thuốc có thể gây khó chịu cho cơn ho của bạn. Đừng hút thuốc và tránh xa những người đang hút thuốc.

- Nghỉ ngơi đầy đủ: Cơ thể cần năng lượng để chống lại virus và nghỉ ngơi sẽ giúp cho cơ thể nhanh bình phục hơn khi bị cảm lạnh hay cúm. Nếu không nghỉ ngơi đầy đủ sẽ khiến cơ thể kiệt sức và căng thẳng. Điều này có thể khiến cảm lạnh, ho và đau họng kéo dài hơn.

- Súc miệng bằng nước muối : Đây là liệu pháp truyền thống mang lại hiệu quả tốt trong việc giảm ho và đau họng. Có thể mua nước muối tại cửa hàng dược phẩm hoặc tự pha nước muối tại nhà bằng cách cho 1 thìa cà phê muối với khoảng 200ml nước ấm và súc miệng. Có thể súc miệng nhiều lần trong ngày.

- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn : Acetaminophen (tylenol) và ibuprofen (advil, motrin) có thể giúp giảm đau họng. Aspirin tốt cho người lớn nhưng có thể gây nguy hiểm cho trẻ em dưới 18 tuổi nên không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi.

2. Khi nào cần đi khám?

Bạn không cần chăm sóc y tế khi bị ho hoặc đau họng thông thường. Chỉ cần nghỉ ngơi cho cơ thể có thời gian để phục hồi. Hầu hết cảm cúm, cảm lạnh là do virus, nên kháng sinh không thể điều trị được. Tuy nhiên, một số trường hợp ho và đau họng cần sự giúp đỡ của bác sĩ, vì có thể là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Do đó, nếu bạn bị ho với bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đi khám:

  • Hụt hơi.
  • Ho ra máu, chất nhầy có máu hoặc chất nhầy sủi bọt màu hồng.
  • Ho ra chất nhầy màu xanh lá cây, màu nâu vàng hoặc màu vàng.
  • Sốt, ớn lạnh hoặc đau ngực khi bạn hít thở sâu…

Nếu bạn bị đau họng kéo dài hơn một tuần hoặc đau họng kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đi khám:

  • Đau dữ dội.
  • Khó nuốt.
  • Sốt trên 39,5 độ C ở người lớn.
  • Có các mảng trắng trên cổ họng hoặc amidan.
  • Phát ban…

Đây là những dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn, có thể cần được điều trị bằng kháng sinh. Hoặc đó có thể là một tình trạng khác như trào ngược axit và cần phương pháp điều trị thích hợp.

DS. Hoàng Thu Thủy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Với người bị sốt siêu vi, chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi.

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Do chịu nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống, thanh niên 30 tuổi này chọn cách xả strees vào ăn uống. Anh thường xuyên ăn món mình ưa thích như gà rán, trà sữa...

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Vitamin tổng hợp (đa thành phần) rất phổ biến trên thị trường. Nhiều người chọn dùng vitamin tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng cần chú ý tới các thành phần dưới đây… vì nếu lạm dụng hại nhiều hơn là có lợi.

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Tăng axit dạ dày có thể dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu và có vị chua trong miệng. Ngoài các thuốc kê đơn và không kê đơn, có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên giúp giảm đau do tăng axit dạ dày.

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Top