Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh phong

Thứ hai, 15:00 30/07/2018 | Y tế

GiadinhNet - Bệnh phong tại Việt Nam đã được kiểm soát sau những nỗ lực của ngành y tế, đặc biệt là nhờ những tiến bộ trong điều trị.

Cách phòng ngừa

Bệnh phong trước đây còn gọi là bệnh cùi, bệnh hủi. Ngày nay khoa học đã chứng minh bệnh phong là một bệnh nhiễm trùng mạn tính gây ra bởi vi trùng phong. Bệnh phong không phải là bệnh di truyền, không gây chết người, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những tàn tật, di chứng trầm trọng. Chính những tàn tật này làm cho người ta sợ hãi và quan niệm sai lầm về bệnh phong.

Bệnh phong thường lây khó và lây chậm do bởi đặc trưng về mặt dịch tễ của vi trùng phong. Bệnh lây lan chủ yếu qua da và viêm mạc có tổn thương bị trầy xước, mặt khác trực khuẩn phong sinh sản chậm với chu kỳ 12 - 13 ngày, không có vật chủ trung gian truyền bệnh. Trực khuẩn lại bị giết chết rất nhanh bằng các loại thuốc như Rifampicin, ofloxacin…, dễ mất hoạt tính với xà phòng và ánh nắng.

Vì vậy để phòng ngừa bệnh thì vaccin BCG và thuốc viên dapsone đã có một thời kỳ được dùng, nhưng công hiệu rất giới hạn nên hiện nay ít được áp dụng.

Hiện nay, bệnh chỉ xảy ra rất ít tại một số quốc gia chứ không phổ biến như là dịch như cúm. Bệnh lại rất khó lây lan, cho nên giới chức y tế khuyến cáo mọi người:

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, miệng của bệnh nhân.

- Rửa tay sạch sẽ sau khi chăm sóc, tiếp xúc với bệnh nhân.

- Hiểu biết rõ ràng về nguyên nhân, diễn tiến của bệnh.

- Khi vùng da bị trầy xước của người bình thường tiếp xúc với vùng da bị trầy xước của bệnh nhân phong thì cần rửa tay bằng xà phòng trong vòng hai phút trực khuẩn sẽ chết hoặc để ngoài nắng cũng trong vòng hai phút trực khuẩn cũng sẽ chết.

Ngoài ra, tắm hàng ngày cũng là cách để ngăn ngừa bệnh phong.

Vi khuẩn phong ăn cụt tay người bệnh.

Vi khuẩn phong ăn cụt tay người bệnh.

Cách điều trị bệnh phong

Ở Việt Nam, chương trình phòng chống phong đã trở thành chương trình y tế Quốc gia từ năm 1995. Sau hơn 20 năm thực hiện chương trình, ngành Da liễu Việt Nam đã góp phần quan trọng làm cho tỷ lệ lưu hành bệnh giảm xuống một cách đáng kể.

Các chuyên gia cho biết việc điều trị bệnh phong theo nguyên tắc phối hợp thuốc (gọi là đa hóa trị liệu). Bệnh nhân nhóm ít vi trùng, người lớn dùng 2 loại thuốc uống trong 6 tháng gồm: Rifampicin 600mg, uống tháng một lần; Dapsone 100mg uống hàng ngày.

Bệnh nhân nhóm nhiều vi trùng, người lớn dùng 3 loại thuốc trong 12 tháng gồm: Rifampicin 600mg, Chofazimin 300mg, uống mỗi tháng một lần; Dapsone 100mg và Chofazimin 50mg uống hàng ngày.

Trẻ em dưới 12 tuổi dùng 1/2 liều của người lớn hoặc dựa vào cân nặng. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được biết thuốc điều trị khỏi bệnh phong nhưng không khỏi tàn tật (nếu bị tần tật), cần phải uống thuốc đều, không ngắt quãng.

Ngoài việc dùng thuốc với phác đồ điều trị chuẩn, việc khám phát hiện bệnh nhân phong cũng đã có những tiến bộ nhất định. Hiện nay, phương pháp khám phát hiện bằng cách khám toàn thân đã không còn được sử dụng. Thay vào đó là các cách thức khám mới như khám tiếp xúc, khám cụm dân cư và khám có ảnh lâm sàng.

Khám tiếp xúc là khám toàn bộ những người sống cùng trong gia đình, trong cùng một mái nhà với bệnh nhân phong. Có thể mở rộng ra những người xung quanh, người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân Phong mới.

Khám có ảnh lâm sàng là khám cho những người có bệnh da, được sàng lọc qua phiếu có hình ảnh lâm sàng. Thông qua khám bệnh da để phát hiện ra bệnh nhân phong mới.

Lily (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 22 giờ trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Y tế - 1 ngày trước

Một trong những nội dung được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược phẩm rất quan tâm trong Luật Dược sửa đổi liên quan đến việc đơn giản hoá thủ tục, đẩy nhanh tiến độ gia hạn về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc...

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 1 ngày trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 2 ngày trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 5 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 tuần trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Top