Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

GiadinhNet – Người cao tuổi rất dễ gặp phải các bệnh như: tai biến mạch máu não, táo bón, đau lưng, hay tiểu đường. Trong đó bệnh tiểu đường ở người cao tuổi chiếm tỷ lệ khá cao.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) có thể gặp hầu hết ở mọi lứa tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là người cao tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Triệu chứng

Ða số các bệnh nhân tiểu đường cao tuổi thuộc type 2. Việc chẩn đoán được các bệnh nhân này là tương đối khó khăn do các biểu hiện của bệnh thường không có hoặc không điển hình.

Ví dụ, bệnh nhân không uống nhiều do không hoặc rất ít khát, ngược lại họ thường phàn nàn vì thấy yếu mệt, sút cân hoặc hay bị nhiễm trùng…

Với nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc phát hiện sớm bệnh tiểu đường chính là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ làm giảm mức độ hoặc ngăn chặn các biến chứng của bệnh gây ra cho sức khỏe. Đó có thể là các biến chứng như giảm thị lực, thậm chí mù lòa, cắt cụt chi dưới do bệnh mạch máu ngoại vi, bệnh thần kinh và bệnh nhiễm trùng, bệnh thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não và suy thận…

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cách phòng chữa bệnh tiểu đường cho người cao tuổi

Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người cao tuổi. Theo đó, mọi người nên học cách phòng bệnh như sau:

Rèn luyện sức khỏe; khống chế ăn uống một cách thỏa đáng

Người già nên tích cực tham gia rèn luyện thể lực tăng cường thể chất, bảo đảm cho tay chân hoạt bát, chống thừa mỡ dẫn đến béo phì. Tuy nhiên, vận động không thể quá mạnh, quá sức, chỉ nên áp dụng những hình thức nhẹ nhàng như: bách bộ, tập thái cực quyền, đạp xe tại chỗ, tập yoga...

Bên cạnh đó, cần bố trí thời gian vận động nhất định, với lượng vận động thích hợp. Điều này sẽ có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, chống béo phì, mặt khác khống chế lượng calo hấp thu trong ngày.

Nên chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ, nhiều chất xơ như rau xanh và trái cây ít ngọt đồng thời hạn chế các loại thức ăn giàu protein như: lòng đỏ trứng gà, nội tạng động vật.

Dùng thuốc hạ đường huyết

Nếu chỉ dựa vào khống chế ăn và tham gia vận động rèn luyện thì người cao tuổi không thể nào khống chế được bệnh tiểu đường một cách hữu hiệu, mà phải kết hợp sử dụng thuốc hạ đường huyết.

Để phòng tránh bệnh tiểu đường ngoài chế độ ăn hợp lý, đủ chất dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm nhiều đường thì mọi người có thể kết hợp sử dụng thuốc hạ đường huyết.

Khi dùng thuốc nên bắt đầu từ liều lượng nhỏ trở đi, sau đó lúc cần thiết mới tăng dần dần. Việc dùng thuốc cần luôn thận trọng, đề phòng hạ huyết áp ở người già, hậu quả rất nghiêm trọng.

Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi là rất cao, do đó, các bác cần có máy đo huyết áp bắp tay để thường xuyên kiểm tra tại nhà. Đồng thời tích cực khống chế quá trình chuyển hóa đường, mỡ, protein ở mức bình thường, đó là cách hồi phục các biến chứng như đau đớn, tê buốt.

Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi có thể phòng tránh được nếu như mọi người kiên trì và tìm hiểu các kiến thức phòng bệnh không chỉ bệnh tiểu đường mà bất kỳ bệnh nào cũng vậy.

Phòng chữa các chứng bệnh cùng phát sinh

Mối đe dọa lớn nhất đối với người bệnh tiểu đường cao tuổi chính là các chứng bệnh cùng phát sinh theo tiểu đường. Do đó, chữa trị những chứng bệnh cùng phát sinh này đóng một vai trò rất quan trọng, nhằm duy trì tình trạng sức khỏe bình thường, khả năng sinh hoạt ổn định cho bệnh nhân cao tuổi và kéo dài tuổi thọ cho họ.

Bên cạnh đó, nguy cơ mắc tăng huyết áp ở người cao tuổi là rất cao, vì vậy, các bác cần được kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà. Tích cực khống chế quá trình chuyển hóa đường, mỡ, protein ở mức bình thường, đó là cách hồi phục các biến chứng như đau đớn, tê buốt.

Với người cao tuổi bị tiểu đường thì còn cần phải lôi cuốn gia đình, người thân, những người trực tiếp chăm sóc người bệnh vào cuộc để đạt được mục tiêu phòng và điều trị cho người bệnh.

M.A (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Top