Cách tòa nhà cao nhất thế giới được xây: Bơm hỗn hợp xi măng lên độ cao 600m, lực đẩy mỗi lần bơm đủ nhấc bổng 5 con voi
Là công trình cao nhất thế giới, tháp Burj Khalifa đòi hỏi những công nghệ xây dựng chưa từng được sử dụng trong các công trình khác.
Là công trình cao nhất thế giới, tháp Burj Khalifa đòi hỏi những công nghệ xây dựng chưa từng được sử dụng trong các công trình khác.
Tòa nhà biểu tượng
Kể từ khi khai trương vào năm 2010, tòa tháp Burj Khalifa đã giúp cái tên Dubai trở nên ấn tượng hơn trên bản đồ thế giới và trở thành một thành phần cốt lõi trong bản sắc thương hiệu toàn cầu của Tiểu vương quốc.
Với chiều cao 828 mét, Burj Khalifa là công trình cao nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Cũng như những thứ ấn tượng khác ở Dubai, quá trình xây dựng tháp cũng nhanh chóng, đắt đỏ và không kém phần đột phá.
Từ khi bắt đầu đào những mảnh đất đầu tiên cho đến lúc vượt qua kỷ lục trước đó của tòa tháp Đài Bắc 101, đội thi công chỉ mất 1.325 ngày để biến Burj Khalifa trở thành tòa nhà cao nhất thế giới. Công đoạn mở cửa mất thêm một chút thời gian và buổi lễ ra mắt chính thức được diễn ra vào tháng 1/2010.

Được định vị tại trung tâm thành phố, kế hoạch xây dựng Burj Khalifa bắt đầu bằng một cuộc cạnh tranh giữa nhiều nhà thiết kế hàng đầu thế giới. Cuối cùng Skidmore Architects, một công ty chuyên về cấu trúc tháp ở Chicag, đã giành chiến thắng.
Hầu hết các vấn đề trong quá trình xây dựng đều liên quan đến chiều cao: làm thế nào để xây dựng một cấu trúc có thể đứng vững ở độ cao như vậy, bền bỉ trước thời tiết và cả cách vận chuyển vật liệu cần thiết đến các địa điểm xây dựng ở trên cao.
Trên thực tế, tính khí động học là chìa khóa giúp Burj có khả năng chống lại các cơn bão, điều mà công trình này có được mà không cần đến các biện pháp như cơ chế giảm chấn tiêu tán động lượng được sử dụng ở tháp Đài Bắc 101.
Theo thống kê, cần một nỗ lực "trên cả khổng lồ" để xây dựng tòa tháp này. Ước tính, 22 triệu giờ lao động đã được sử dụng, với sự tham gia của 12.000 chuyên gia và công nhân thuộc 100 quốc tịch khác nhau. Burj Khalifa được hoàn thành nhờ 39.000 tấn thép và 330.000 tấn bê tông. Nếu xếp trên một đường thẳng, chỉ riêng thanh cốt thép trong tòa nhà sẽ dài bằng một phần tư chu vi Trái đất.

192 thanh bê tông được đóng xuống đất để tạo ra một lớp móng sâu hơn 50 mét. Ở trung tâm của móng là một tấm bê tông dày 3,7 mét, nền tảng để đỡ toàn bộ cấu trúc được xây dựng bên trên. Tổng cộng, có tới 45,000m³ bê tông được sử dụng cho phần móng của tháp.
Trên mặt đất, 3 chiếc cần cẩu làm việc suốt ngày đêm và đủ mạnh để nâng vật liệu lên tận tầng 156 của tòa nhà, với độ cao hơn 700 mét. Các kế hoạch cẩn thận cụ thể thậm chí đã được đưa ra để đưa cần cẩu xuống mặt đất, đặc biệt khi xét tới độ lớn của chúng.
Công nghệ hiện đại
Vào tháng 11/2007, một hệ thống tường lõi bê tông cốt thép đã được sử dụng để bơm hỗn hợp bê tông từ mặt đất lên độ cao thẳng đứng 601m. Việc này đã phá vỡ kỷ lục bơm trước đó cho một tòa nhà cao 470m tại Đài Bắc và kỷ lục thế giới trước đó về bơm thẳng đứng 532m cho phần mở rộng của Nhà máy Thủy điện Riva del Garda vào năm 1994.
Áp suất bê tông trong quá trình bơm đến mức này là gần 200 bar (khoảng 2.900psi). Hỗn hợp này có thể đạt đến độ cao đáng kinh ngạc như vậy là nhờ một máy bơm áp suất cao gắn trên rơ moóc. Bê tông cần khoảng 40 phút di chuyển từ khi được đổ đầy cho đến khi xả bê tông ra khỏi ống phân phối.
Khối lượng bê tông trong ống dẫn lên tới xấp xỉ 11m³ với chiều cao của tòa tháp, nghĩa là có khoảng 26 tấn bê tông được đẩy sau mỗi lần pít-tông bơm – tương đương trọng lượng năm con voi lớn.
Nhờ có chất phụ gia đặc biệt, bê tông có thể được sử dụng trong hơn ba giờ trước khi bắt đầu đông cứng. Điều này cho phép rút ngắn thời gian xây dựng và giúp tòa nhà đứng vững hơn.

Trong khoảng thời gian khoảng 32 tháng, máy bơm cao áp và hai máy bơm khác đã cung cấp hơn 165.000m³ bê tông chịu lực. Lượng bê tông này đủ lấp đầy 66 bể bơi tiêu chuẩn Olympic.
Riêng lớp phủ bên ngoài tòa nhà cũng cần khoảng 300 kỹ sư cùng đội xây dựng làm việc liên tục. Lượng nhôm tại tháp tương đương với nhôm được sử dụng trong năm máy bay phản lực cỡ lớn của Boeing.
Cách bố trí thang máy của tháp cũng gây ấn tượng. Burj sử dụng ba tầng chuyên biệt, đóng vai trò là trung tâm cho các thang máy chính, cho phép các thang máy "cục bộ" nhỏ hơn chở người tới các tầng khác. Không có thang máy chạy thẳng từ trên xuống dưới, nhưng thang máy dịch vụ trung tâm cao hơn 500 mét, khiến nó trở thành thang máy đơn cao nhất thế giới. Có tổng cộng 57 thang máy trong Burj Khalifa.
Trên đỉnh của Burj Khalifa là một ngọn tháp mang tính biểu tượng, một cấu trúc kính thiên văn với kết cấu 4000 tấn thép. Cấu trúc dài hai trăm mét này ban đầu được xây dựng bên trong tòa tháp, và sau đó được nâng lên vị trí cuối cùng bằng thủy lực.

Việc duy trì bề ngoài của tháp là việc rất quan trọng. Để làm việc này, tòa tháp cần nhân sự lau cửa sổ và bảo trì thường xuyên. Đây được đánh giá là một trong những công việc "dựng tóc gáy" nhất trên thế giới.
Toàn bộ mặt tiền được làm sạch cứ sau mỗi 3-4 tháng. Burj có các khách sạn, tầng công cộng để ngắm cảnh, các doanh nghiệp và một số dinh thự tư nhân sang trọng. Nó cũng có trung tâm thể dục và hồ bơi bên trong. Có thể nói tòa nhà đã tạo ra một cộng đồng dân cư theo đúng nghĩa của nó. Hơn 10 năm sau khi khai trương, vé lên tầng ngắm cảnh cao nhất của tháp vẫn có giá lên tới hơn 100 USD.

Con người đã đi vào vũ trụ từ rất lâu, nhưng tại sao biển sâu vẫn là điều bí ẩn đối với nhân loại?
Chuyện đó đây - 1 giờ trướcCó gì ở biển sâu? Con người thậm chí đã đi vào vũ trụ từ rất lâu, tại sao biển sâu trong Trái Đất vẫn chứa nhiều bí ẩn đối với nhân loại như vậy?

Người mẹ 19 năm gánh hàng lên núi nuôi con thành tài
Chuyện đó đây - 4 giờ trướcĐau khổ và đắng cay cuối cùng cũng qua đi, cuộc sống bước sang trang mới. “Tôi đã có thể an lòng nhắm mắt xuôi tay”, bà Uông Mỹ Hồng cười nói.

Con gái nuôi "bí ẩn" sẽ thừa kế ¼ tài sản của tỷ phú Jeff Bezos: “Phải” tiêu hết 1,1 tỷ đồng/tuần, sắp xuất hiện trước công chúng với vai trò mới
Chuyện đó đây - 6 giờ trướcTừ một đứa trẻ bất hạnh bị cha mẹ bỏ rơi, ''Annie" được tỷ phú Jeff Bezos nhận nuôi rồi đổi đời từ đó. Trong tương lai, cô bé sẽ thừa hưởng khối tài sản trăm tỷ của cha nuôi.

Nghỉ việc văn phòng, cô gái du lịch khắp thế giới miễn phí bằng cách sống trong biệt thự của giới siêu giàu
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcSau khi nghỉ việc, Kristina đã trải nghiệm cuộc sống ở trong những ngôi nhà sang trọng trên khắp châu Âu và Mỹ.

Tiết lộ trạng thái hoàn chỉnh của tàu Titanic trước khi bị đắm
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcCon tàu Titanic huyền thoại lại gây chú ý trong tuần này, 111 năm sau ngày bị chìm xuống Bắc Đại Tây Dương, khi bản quét kỹ thuật số hoàn chỉnh đầu tiên về vụ đắm tàu được công bố.

Cuộc sống kỳ lạ của tộc người ‘máu đen’ sống trên hồ nước ngọt cao nhất thế giới: Ở nơi cô lập tưởng cổ hủ mà hiện đại đáng kinh ngạc
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcTiticaca là một hồ nước ngọt rộng lớn nằm ở biên giới Peru và Bolivia, nổi tiếng là hồ nước cao nhất thế giới và sở hữu hệ thống động vật, thực vật độc đáo. Tuy nhiên, điều thực sự khiến cho hồ nước này trở nên "độc nhất vô nhị" chính là tộc người sống trôi nổi trên hồ - người Uros.

Loạt ảnh hiếm cuối thời nhà Thanh lột tả cuộc sống đặc biệt của người dân tại khu phố Tàu ở Mỹ
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcDù đi xa, song những người này vẫn luôn cố gắng gìn giữ văn hóa, phong tục của họ một cách đáng kinh ngạc.

Người phụ nữ tự tin mang bình cổ thời Càn Long đi thẩm định, chuyên gia nói: 'Xin chị bình tĩnh...'
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcCác chuyên gia tỉ mỉ kiểm tra hai chiếc bình và nói: 'Chị không phát hiện chiếc bình này có vấn đề sao?'.

Nếu không có thảm họa, điều gì sẽ xảy ra trong 500 năm nữa?
Chuyện đó đây - 3 ngày trước500 năm không phải là khoảng thời gian dài đối với toàn bộ lịch sử phát triển của nhân loại. Nếu Trái Đất không hứng chịu một thảm họa lớn, nhiều người tin rằng thế giới sẽ trải qua nhiều thay đổi thú vị và ý nghĩa trong 500 năm nữa.

Chiêm ngưỡng loạt ảnh chụp hoàng hậu cuối cùng của triều đại nhà Thanh
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcLà vị hoàng hậu cuối cùng của Thanh triệu, cuộc đời Hoàng hậu Uyển Dung khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối.

Người phụ nữ tự tin mang bình cổ thời Càn Long đi thẩm định, chuyên gia nói: 'Xin chị bình tĩnh...'
Chuyện đó đâyCác chuyên gia tỉ mỉ kiểm tra hai chiếc bình và nói: 'Chị không phát hiện chiếc bình này có vấn đề sao?'.