Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cái cây cô đơn nhất hành tinh nắm giữ bí mật có thể thay đổi thế giới

Thứ ba, 12:12 20/05/2025 | Chuyện đó đây

Cây vân sam Sitka cao 9 mét đứng một mình giữa mênh mông sóng gió.

Nằm cách New Zealand 700 km về phía nam, trên hòn đảo Campbell hoang vu giữa biển khơi Nam Đại Dương, cây vân sam Sitka cao 9 mét một mình sừng sững giữa thiên nhiên khắc nghiệt. Cây này được ghi nhận trong sách Kỷ lục Guinness Thế giới là "cây xa xôi nhất hành tinh", cách người hàng xóm gần nhất của nó trên quần đảo Auckland tới 222km. Trước đó, danh hiệu “cây cô đơn nhất” thuộc về Cây Ténéré ở Niger cho đến khi nó bị một tài xế đâm vào năm 1973.

Cái cây cô đơn nhất hành tinh nắm giữ bí mật có thể thay đổi thế giới- Ảnh 1.

Cây vân sam Sitka được gọi là "cái cây cô đơn nhất thế giới"

Người ta tin rằng cây vân sam Sitka này được trồng bởi Lord Ranfurly, thống đốc New Zealand lúc bấy giờ, vào đầu những năm 1900. Chính vì vậy nó còn được gọi là cây Ranfurly. Mặc dù được mệnh danh là cây cô đơn nhất thế giới, Kỷ lục Guinness Thế giới lưu ý rằng chưa có một định nghĩa chính xác nào về "cây". Hơn nữa, nó còn được phân loại là một loài xâm lấn và một số nhà khoa học thậm chí muốn loại bỏ nó.

Tuy nhiên, đối với Tiến sĩ Jocelyn Turnbull (trưởng nhóm nghiên cứu khoa học carbon phóng xạ tại GNS Science), cây này là một công cụ quý giá để tìm hiểu về sự hấp thụ carbon dioxide ở Nam Đại Dương. Bà Turnbull chia sẻ: "Trong số CO2 mà chúng ta thải ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch vào khí quyển, chỉ khoảng một nửa lưu lại đó và nửa còn lại đi vào đất liền và đại dương. Hóa ra, Nam Đại Dương – một trong những bể chứa carbon đó – đã hấp thụ khoảng 10% tổng lượng khí thải mà chúng ta tạo ra trong 150 năm qua."

Tiến sĩ Turnbull đã hợp tác với Thử thách Khoa học Quốc gia Deep South của New Zealand, Nền tảng Khoa học Nam Cực và Viện Khí tượng Thủy văn Quốc gia để tìm hiểu điều gì đang xảy ra với carbon ở Nam Đại Dương. Các nhóm nghiên cứu đang đặt ra hai câu hỏi chính: Nếu các bể chứa carbon này “đầy”, liệu nó có gây ra sự gia tăng mạnh mẽ của hiện tượng nóng lên toàn cầu không? Hoặc, bằng cách tìm hiểu cách chúng hoạt động, liệu những bể chứa carbon này có thể được hỗ trợ để hấp thụ nhiều carbon hơn và giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu hay không?

Cái cây cô đơn nhất hành tinh nắm giữ bí mật có thể thay đổi thế giới- Ảnh 2.

Sự cô độc này lại mang trong mình tiềm năng giải mã những bí ẩn về biến đổi khí hậu

Các nghiên cứu trước đây về sự hấp thụ carbon của Nam Đại Dương đã đưa ra những kết quả mâu thuẫn. Giả thuyết hiện tại cho rằng sự hấp thụ đang tăng lên và Tiến sĩ Turnbull muốn hiểu điều gì đang thúc đẩy nó. Lấy mẫu khí quyển là phương pháp tốt nhất để đo nồng độ CO2, và có thể được bổ sung bằng phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ các mẫu nước sâu. Nhưng phương pháp này có những hạn chế. Tiến sĩ Turnbull giải thích: "Bạn không thể thu thập không khí đã tồn tại ở đó 30 năm trước, vì nó không còn ở đó nữa. Vì vậy, chúng tôi đã nảy ra ý tưởng sử dụng các vòng cây. Khi cây cối phát triển, chúng hấp thụ carbon dioxide từ không khí thông qua quá trình quang hợp và sử dụng nó để phát triển cấu trúc của chúng. Carbon từ không khí cuối cùng sẽ nằm trong các vòng cây."

Phương pháp này rất hữu ích khi có nhiều cây phát triển, nhưng những cây như vậy rất hiếm ở Nam Đại Dương. Vì thế, cây vân sam Sitka – cây ở cực nam mà nhóm nghiên cứu có thể tìm thấy cung cấp dữ liệu tốt – đã trở thành mục tiêu nghiên cứu. Tiến sĩ Turnbull cho biết thêm: "Nó phát triển nhanh hơn bất kỳ thứ gì khác [trong khu vực đó] và các vòng lớn hơn, dễ tách ra hơn và dễ lấy dữ liệu hơn." Bà đã sử dụng một mũi khoan tay để lấy mẫu lõi 5mm từ cây vào năm 2016, nhưng kết quả vẫn chưa được công bố.

Về tình trạng cô đơn của cây, Tiến sĩ Turnbull nhận xét: "Để đến được cây từ cửa biển, bạn phải đi qua những con hải cẩu voi, sư tử biển, chim cánh cụt và hải âu. Cây không hề trông cô đơn… Trên thực tế, nó trông khá mãn nguyện."

Nguồn: The Guardian

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lốc xoáy và giông bão gây thiệt hại lớn tại Mỹ, ít nhất 28 người thiệt mạng

Lốc xoáy và giông bão gây thiệt hại lớn tại Mỹ, ít nhất 28 người thiệt mạng

Bốn phương - 23 giờ trước

Hai bang Kentucky và Missouri chịu thiệt hại nặng nề do lốc xoáy và giông bão, hàng chục nghìn hộ dân mất điện, nhiều khu vực tiếp tục đối mặt mưa lớn và lũ quét.

Cụ bà 79 tuổi qua đời để lại tủ tiền mặt, cả nhà đếm xong thì sốc nặng

Cụ bà 79 tuổi qua đời để lại tủ tiền mặt, cả nhà đếm xong thì sốc nặng

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Sau khi lo tang lễ cho cụ bà 79 tuổi, gia đình thu dọn đồ đạc của bà thì tìm thấy 1 tủ chứa đầy tiền lẻ. Phát hiện tủ tiền, gia đình phải huy động họ hàng, làng xóm đến đếm giúp.

Hiện ra như xác ướp sau 444 triệu năm, sinh vật lạ gây sửng sốt

Hiện ra như xác ướp sau 444 triệu năm, sinh vật lạ gây sửng sốt

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Một sinh vật không chân, không đầu, chưa từng được biết đến đã được tìm thấy ở Nam Phi với cơ thể nguyên vẹn hơn cả xác ướp Ai Cập.

Nhờ bạn trông hộ cửa hàng xổ số, ông chủ "tái mặt" khi trở về

Nhờ bạn trông hộ cửa hàng xổ số, ông chủ "tái mặt" khi trở về

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Ông chủ rời khỏi cửa hàng xổ số để mua cơm trưa và nhờ một người bạn đến trông hộ. Không ngờ khi trở về thì tá hoả phát hiện một số lượng lớn vé số đã "không cánh mà bay".

Chu kỳ bí ẩn kéo dài 100 năm của Mặt Trời có thể vừa được khởi động: Cảnh báo về thời kỳ thời tiết không gian nguy hiểm kéo dài

Chu kỳ bí ẩn kéo dài 100 năm của Mặt Trời có thể vừa được khởi động: Cảnh báo về thời kỳ thời tiết không gian nguy hiểm kéo dài

Chuyện đó đây - 5 ngày trước

Một chu kỳ dài hàng thế kỷ của Mặt trời có thể vừa mới được kích hoạt trở lại, mang theo những nguy cơ nghiêm trọng liên quan đến thời tiết không gian có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ tới.

Giới khoa học chấn động khi tìm thấy loài cá 'hiếm nhất thế giới' sau 85 năm được cho là đã tuyệt chủng

Giới khoa học chấn động khi tìm thấy loài cá 'hiếm nhất thế giới' sau 85 năm được cho là đã tuyệt chủng

Chuyện đó đây - 5 ngày trước

Sự kiện loài cá quý hiếm này xuất hiện trở lại đã làm chấn động giới khoa học.

Vật chất 'mất tích' của vũ trụ đã được tìm thấy

Vật chất 'mất tích' của vũ trụ đã được tìm thấy

Chuyện đó đây - 6 ngày trước

Một trong những bí ẩn lớn nhất ngành vũ trụ học có thể đã được giải đáp nhờ "bóng ma" bao quanh Ngân Hà.

Sự thật đằng sau cơn bão livestream 700 tỷ USD ở Trung Quốc

Sự thật đằng sau cơn bão livestream 700 tỷ USD ở Trung Quốc

Chuyện đó đây - 6 ngày trước

Thị trường livestream bán hàng của Trung Quốc tồn đọng nhiều vấn đề và chính phủ Trung Quốc đang chấn chỉnh lại tình trạng này.

Quốc gia đầu tiên trên thế giới lên kế hoạch sử dụng AI soạn thảo luật, tốc độ nhanh hơn 70% thông thường

Quốc gia đầu tiên trên thế giới lên kế hoạch sử dụng AI soạn thảo luật, tốc độ nhanh hơn 70% thông thường

Chuyện đó đây - 1 tuần trước

Quốc gia vùng Vịnh kỳ vọng kế hoạch này sẽ đẩy nhanh quá trình xây dựng luật nhưng các chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại về "độ tin cậy" của AI.

Cần thủ câu được con cá khổng lồ 2,2 mét, nặng 70kg trong hồ

Cần thủ câu được con cá khổng lồ 2,2 mét, nặng 70kg trong hồ

Chuyện đó đây - 1 tuần trước

Một cần thủ đã câu được con cá sấu mõm dài nặng gần 70kg, dài 2,2 mét ở hồ Livingston.

Top