Hà Nội
23°C / 22-25°C

Căn bệnh cứ 2 phút khiến 1 người tử vong: Không quan hệ tình dục sớm là cách phòng bệnh

Thứ sáu, 20:00 07/12/2018 | Sống khỏe

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính nguy hiểm ở phụ nữ chỉ đứng sau ung thư vú. Ung thư cổ tử cung triệu chứng không điển hình và thường chỉ được phát hiện khi khám phụ khoa.

Tưởng rối loạn kinh nguyệt

Chị Nguyễn Thị Bình (29 tuổi, Thanh Hà, Hải Dương) đi khám tại Bệnh viện K Trung ương, do bệnh viện tuyến dưới nghi ngờ chị bị ung thư cổ tử cung, nhưng chị Bình không tin nên lên Hà Nội kiểm tra lại. Kết quả xét nghiệm cùng với soi cổ tử cung bác sĩ chẩn đoán chị bị ung thư cổ tử cung. Người phụ nữ "chết điếng".

Chị Bình chỉ khóc vì hai con còn quá nhỏ. Chị Bình được bác sĩ dự đoán ở giai đoạn hai, bác sĩ sẽ phẫu thuật và xạ trị nhưng chị Bình vẫn lo lắng.

Cách đây khoảng 2 – 3 tháng, chị Bình hay bị đau vùng xương chậu kèm theo xuất huyết bất thường vùng âm đạo mỗi tháng đều có kinh nguyệt hai lần, chị nghĩ có thể do stress chuyện gia đình nhưng chị không ngờ đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ác tính.


Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Theo thống kê cho thấy, trên thế giới, cứ 2 phút trôi qua lại có một phụ nữ tử vong vì căn bệnh ung thư cổ tử cung. Ở Việt Nam, hàng năm có khoảng hơn 5.000 ca mắc mới và có hơn 2.000 ca chết vì căn bệnh này do chẩn đoán ở giai đoạn muộn.

Ước tính, cứ 100.000 phụ nữ thì có khoảng 20 trường hợp mắc ung thư cổ tử cung và 11 trường hợp tử vong. Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp tốt nhất giúp phát hiện và điều trị bệnh với cơ hội chữa khỏi có thể lên tới 100%.

Phòng như nào?

BSCK I Nguyễn Thị Phương Nga – Nguyên bác sĩ Bệnh viện K Trung ương cho biết ung thư cổ tử cung là tổn thương ác tính của bệnh lý ung thư, do sự nhân lên quá độ mất kiểm soát của tế bào, tổn thương ác tính của tử cung viêm nhiễm nhiều gây tổn thương tế bào và khi tế bào tổn thương sẽ gây đột biến tế bào. Tế bào ung thư mất cả 10 - 15 năm để hình thành và nhân lên.


Tế bào ung thư mất 10 - 15 năm hình thành và nhân ra.

Tế bào ung thư mất 10 - 15 năm hình thành và nhân ra.

Cổ tử cung rất dễ bị tổn thương do vấn đề vệ sinh, nhiễm vi rút HPV. Tế bào ung thư cổ tử cung vì xâm lấn tại chỗ sau đó di căn.

Theo bác sĩ Nga dấu hiệu ung thư cổ tử cung cũng khá mờ nhạt. Khối u hình thành ở cổ tử cung gây ra xuất huyết do mất máu khiến chị em mệt mỏi. Khi to khối u kích thích gây rối loạn đại tiện, tiểu tiện và các tổn thương khác.

Nếu đến muộn có trường hợp bí tiểu có những trường hợp tắc niệu quản. Khi ung thư cổ tử cung xâm lấn có bệnh nhân không tiểu được.

Ung thư cổ tử cung gây tử vong cao biến chứng rộng vì vị trí liên quan cả tiết niệu, tiêu hóa và di căn theo đường mạch lên phổi, não.

Theo bác sĩ Nga đã phòng ung thư cổ tử cung cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ.

Không quan hệ tình dục sớm, bởi vì khi phụ nữ bắt đầu quan hệ tình dục thì nguy cơ họ nhiễm virus HPV gây ung thư cổ tử cung cũng bắt đầu xuất hiện. Quan hệ sớm (ở tuổi dậy thì) là một trong những nguyên nhân lây nhiễm virus HPV chủ yếu.

Ở giai đoạn này, khả năng tự bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus rất kém. Các màng nhầy cũng vô cùng nhạy cảm nên dễ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục. Vì vậy, để phòng tránh ung thư cổ tử cung, nữ giới không nên quan hệ tình dục trước 18 tuổi.

Quan hệ tình dục an toàn: Quan hệ tình dục chung thủy với bạn tình, và phải chắc chắn rằng "đối tác" không mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nhằm làm giảm nguy cơ bị nhiễm HPV. Bạn có khả năng bị nhiễm HPV cao khi người đàn ông của bạn có quan hệ với nhiều người.

Tiêm vắc xin ngừa HPV: Tiêm vắc xin HPV giúp ngăn ngừa lây nhiễm virus Papilloma (HPV). Tuy nhiên, vắc xin này có tác dụng cao nhất với những người chưa từng quan hệ tình dục.

Đặc biệt, theo bác sĩ Nga người bệnh cần khám phụ khoa định kỳ phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh diễn biến âm thầm, không xảy ra đột ngột. Bệnh trải qua các giai đoạn từ nhiễm vi rút đến bất thường ở cổ tử cung, tổn thương tiền ung thư và cuối cùng đến ung thư.

Các giai đoạn này diễn ra trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm. Đặc biệt, các giai đoạn bệnh phát triển âm thầm, hầu như không có triệu chứng cho đến khi bệnh nặng. Do đó, thăm khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư và giải quyết sớm những bất thường ở cổ tử cung có thể biến chứng ung thư.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 11 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 11 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 14 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Top