Cẩn thận khi mua phải rễ cây độc "trị" mãn dục nam
GiadinhNet – Một trong những dược liệu đang được nhiều người tìm mua để "trị" mãn dục nam, cải thiện sinh lực quý ông là Sâm cau nhưng vì thiếu hiểu biết nhiều người đã mua nhầm phải rễ cây độc...
Dược liệu tự nhiên tăng cường sinh lý
TS. BS. Phạm Hưng Củng (Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế) cho biết, nguyên nhân dẫn đến mãn dục nam sớm là do tình trạng thiếu hụt nội tiết tố testosterone. Bổ sung testosterone được xem là một trong những phương pháp hiệu quả điều trị mãn dục nam. Trong đó, việc bổ sung các thảo dược thiên nhiên có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh nội tiết tố testosterone là một biện pháp tự nhiên, bền vững – đây cũng là khuynh hướng điều trị mãn dục nam của khoa học hiện nay.

Nhiều người chọn nhầm rễ Bồng bồng với Sâm Cau để ngâm rượu cải thiện sinh lực quý ông
Có rất nhiều loại thảo dược thiên nhiên được sử dụng làm thuốc tăng cường sinh lý nam như đỗ trọng, dâm dương hoắc, Sâm cau... Trong đó, Sâm cau tác dụng vào hai kinh can, thận. Việc sử dụng sâm cau rừng ngâm rượu có tác dụng bồi bổ thận, giúp người sử dụng tăng ham muốn, kéo dài thời gian quan hệ, nâng cao chất lượng cuộc yêu.
Bởi theo nguyên lý trong y học cổ truyền, khi thận tàng tinh tốt, chức năng sinh lý của cơ thể khỏe mạnh. Khi thận yếu, cơ thể thường gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do thận gây ra, trong đó có vấn đề yếu sinh lý, giảm khả năng tình dục.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, thân rễ của Sâm cau chứa rất nhiều Curculigoside, đặc biệt là Curculigin A (Curculosid) – hợp chất thiên nhiên có tác dụng tương tự nội tiết tố của nam giới. Năm 2008, các nhà khoa học Ấn Độ đã chứng minh hoạt chất Curculigin A giúp kích thích ham muốn tình dục mạnh, tăng hưng phấn, tăng tần suất, tăng thời gian quan hệ, tăng sinh tinh tới 150%.
Nghiên cứu của các nhà khoa học ở Việt Nam cũng chỉ ra Sâm cau là “Viagra” tự nhiên có tác dụng tăng cường sinh lực quý ông hơn 1,5 lần so với các thảo dược có tác dụng tương tự. Với tác dụng của Sâm cau, không ít người săn lùng bỏ cả triệu đồng để mua dược liệu này ngâm rượu vậy nhưng nhầm với cây độc.
TS. BS. Phạm Hưng Củng cho rằng: “Sân cau quý nhưng không hề phổ biến. Nếu thiếu hiểu biết dễ nhầm với rễ cây bồng bồng. Rễ cây Bồng bồng không có tác dụng sinh lý mà chỉ giúp lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc. Dùng nhầm dược liệu không những không cải thiện sinh lý nam mà còn có thể gặp nhiều tác hại vì toàn cây bồng bồng bỏ rễ có độc, dùng phải thận trọng”.
Muốn đạt hiệu quả phải biết cách dùng
TS.BS Phạm Hưng Củng cũng khuyến cáo, Sâm cau là dược liệu quý nhưng để tăng cường hiệu quả phải biết cách sử dụng. Việc dùng đơn lẻ, bằng các phương pháp thủ công không đem lại hiệu quả như mong muốn. Sâm cau sử dụng hiệu quả nhất ngoài việc lựa chọn đúng loại Sâm cau chuẩn hóa, các nghiên cứu cũng chỉ ra việc dùng kết hợp với các thảo dược khác có tác dụng tương tự sẽ mang lại công năng vượt trội.
Đây là hai bộ đôi được chứng minh có tác dụng tăng cường hoạt động của tế bào Leydig của tinh hoàn – nơi sản sinh testosterone trong cơ thể làm tăng nồng độ testosterone một cách tự nhiên.
Các chuyên gia khuyến cáo, để chọn được Sâm cau tốt nên tìm những đơn vị uy tín, có xuất xứ nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng và cần có sự tư vấn của các thày thuốc chuyên khoa y học cổ truyền để đảm bảo dùng đúng dược liệu. Tuyệt đối không sử dụng những loại củ, quả mà bản thân không nắm rõ nguồn gốc, giá trị và công dụng của nó để tùy tiện ngâm rượu bởi dễ chọn nhầm loại cây có độc tính.
Bên cạnh dùng dược liệu tự nhiên, nam giới cần phải duy trì lối sống khoa học, lành mạnh kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, thức khuya… Ngoài ra, quý ông nên tăng cường luyện tập thể dục thể thao như như đi bộ, khí công, dưỡng sinh, yoga để cung cấp thêm dưỡng khí cho não cũng như toàn thân, thư giãn giảm stress.
Nhận diện Sâm Cau – Bồng Bồng
- Sâm cau lá hẹp có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn, là cây thảo, cao 20 – 30cm, lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp. Phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất. Ở rạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các rễ con to bám quanh thân rễ chính.
- Bồng bồng có tên khoa học Pleomele angustifolia, là cây nhỏ, cao 1 – 2m. Ở rạng củ còn nguyên, sâm bồng bồng thường rất nhẵn, vỏ đỏ hoặc cam. Phân nhánh rất nhiều. Thể chất củ mềm, nhiều nước.
P.Thuận

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 4 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 8 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 17 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 17 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.