Can thiệp giảm tình trạng mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh ở Hải Phòng: Truyền thông - Giải pháp hàng đầu
GiadinhNet - Tại Hải Phòng, trong 3 tháng đầu năm 2012, tỉ số mất cân bằng giới tính khi sinh giữa các lần sinh gia tăng đáng kể.
![]() |
Số trẻ trai nhiều hơn trẻ gái tại các lớp trường mầm non 1, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, TP Hải Phòng. Ảnh: H.T |
Đây là những con số được đưa ra tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác Bộ Y tế do PGS.TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn với UBND TP và BV Phụ sản Hải Phòng, ngày 20/4.
"Để ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng MCBGTKS, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với sự phân công cụ thể. Nếu hôm nay chúng ta không có thái độ nghiêm túc, không có biện pháp đúng đắn, quyết liệt, hệ lụy của việc MCBGTKS sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ tương lai và chất lượng giống nòi của dân tộc” - Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh. |
Điều đáng lo ngại là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (số trẻ sơ sinh trai trên 100 trẻ sơ sinh gái) đang có xu hướng tăng lên. Theo BS Mai, qua việc thăm khám và đỡ đẻ cho các thai phụ, có thể thấy nhu cầu sinh con trai trong năm Nhâm Thìn cao.
Ông Phạm Quang Ngọc – Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hải Phòng cho hay: Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ở TP Hải Phòng đã diễn ra khá sớm. Ngay từ năm 2005, tỉ số này đã là 121,4, năm 2008 là 116,2, năm 2011 là 113. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, các bà mẹ đã có thể biết từ rất sớm về giới tính thai nhi. Ông Phan Trọng Khánh – Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng cho biết: Y tế tư nhân đang phát triển mạnh nên việc kiểm soát các hành vi vi phạm chính sách dân số càng khó. TP Hải Phòng hiện có 76 máy siêu âm đặt tại các cơ sở y tế tư nhân, trong đó có 36 máy siêu âm 3D, đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ của ngành y tế trong bối cảnh tình tình MCBGTKS ở thành phố cảng này.
Trong những năm qua, TP Hải Phòng đã có những giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế tình trạng MCBGTKS và cũng đã đạt được một số kết quả khả thi. Năm 2011, được sự quan tâm của Bộ Y tế và Tổng cục DS-KHHGĐ, TP Hải Phòng đã triển khai thí điểm Mô hình giảm tình trạng MCBGTKS. Tuy nhiên, việc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức người dân hiểu biết về hệ lụy của việc MCBGTKS không thể một sớm một chiều có được kết quả. Đặc biệt, cuối năm 2011 và đầu 2012, với cuộc chạy đua sinh con năm “rồng” đang tạo nên áp lực lớn cho tỉ số MCBGTKS đang gia tăng.
Tại buổi làm việc với Đoàn công tác Bộ Y tế, ông Phạm Quang Ngọc báo cáo: Trong 3 tháng đầu năm 2012, tỉ số MCBGTKS giữa các lần sinh gia tăng đáng kể. Theo đó, ở lần sinh đầu tiên, tỉ số GTKS là 116 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái, ở lần sinh thứ hai tỉ số này là 111,3/100 và tăng lên đột biến ở lần sinh thứ ba là 146/100.
Ông Phan Trọng Khánh cho biết, Sở đã yêu cầu các cơ sở y tế tư nhân ký cam kết không siêu âm chẩn đoán giới tính thai nhi. “Tới đây, chúng tôi sẽ yêu cầu tất cả các cơ sở y tế dù có hay không có máy siêu âm cũng phải cam kết không chẩn đoán giới tính thai nhi; phòng ngừa những nơi chưa có máy siêu âm sẽ có trong thời gian tới” – ông Khánh nhấn mạnh.
PGS.TS Trần Văn Chiến – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ khuyến cáo, tỉ số MCBGTKS của Hải Phòng đang cao, năm 2012 là năm số trẻ sinh ra tăng, nếu không làm quyết liệt sẽ ảnh hưởng lớn đến những năm tiếp theo.
Trao đổi với lãnh đạo Bộ Y tế, ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh cho biết, công tác DS-KHHGĐ luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố. Theo ông Nam, Hải Phòng sẽ tập trung vào giải pháp tiếp tục tuyên truyền vận động; có chế độ, chính sách đối với những người sinh con một bề là gái, để họ có cơ hội phát triển về kinh tế, không tự mình “kỳ thị” về việc sinh con gái hay con trai.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đánh giá cao sự quan tâm và nỗ lực của Hải Phòng trong việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Những kết quả Hải Phòng đạt được trong năm qua thể hiện được sự chỉ đạo nhất quán, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trước tình trạng MCBGTKS của Hải Phòng, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho rằng giải pháp truyền thông vẫn phải đặt lên hàng đầu. Để làm tốt công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn thành phố cần bổ sung thêm nguồn nhân lực thực hiện công tác DS&SKSS đang còn thiếu. Thứ trưởng đề nghị: Trong thời gian tới Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ Hải Phòng cần chỉ đạo quyết liệt, can thiệp mạnh mẽ vào vấn đề nạo phá thai và chẩn đoán giới tính. Đặc biệt, truyền thông giáo dục phải bài bản, chọn các nhóm đối tượng khác nhau để tác động vào các nhóm có nguy cơ cao mới có kết quả bền vững.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 23 giờ trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.