Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh giác với bệnh tâm lý nguy hiểm khiến người cao tuổi chỉ thích ở một mình

Thứ bảy, 09:00 04/07/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi ngày càng trở nên phổ biến, nhưng hay bị quy về “bệnh tuổi già”.

Chính sự nhầm lẫn này dẫn đến việc người bệnh không được chữa trị kịp thời, gây sa sút tâm thần, khả năng làm việc độc lập bị suy giảm. Điều nguy hiểm là bệnh trầm cảm có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của những căn bệnh đang gặp phải và gây phát sinh những bệnh lý khác của tuổi già.

Dễ nhầm lẫn với bệnh tuổi già

Bác sĩ Đặng Trung Kiên khuyến cáo, bệnh trầm cảm không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người cao tuổi, mà còn gây khó khăn cho gia đình và xã hội. Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, nam giới nghỉ hưu… vẫn nên khuyến khích họ tham gia vào những công việc vừa sức, nhẹ nhàng. Gia đình nên tạo cho các cụ một tâm trạng thoải mái, giúp họ tránh xa ý nghĩ mình là kẻ vô dụng, rồi tự cô lập bản thân. Ngoài ra, cần điều trị dứt điểm những căn bệnh mãn tính ở tuổi già để giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Khi thấy người cao tuổi có những biểu hiện lạ như chán nản, mất ngủ, dễ cáu gắt, tự cô lập bản thân… người nhà cần đưa các cụ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi có mối quan hệ mật thiết với những bệnh mãn tính khác. Theo các chuyên gia, bệnh trầm cảm ở người cao tuổi hiện nay vẫn chưa được đánh giá đúng mức, mọi người nghĩ rằng trầm cảm ở tuổi già là do lão hóa, một phản ứng tự nhiên với các bệnh mãn tính. Nhiều người còn nhầm lẫn các triệu chứng trầm cảm với bệnh mất trí nhớ, Parkinson, rối loạn tuyến giáp hay bệnh viêm khớp, tiểu đường, ung thư… Sự nhầm lẫn các dấu hiệu của bệnh trầm cảm với các bệnh khác, khiến người già bị trầm cảm không được phát  hiện và điều trị kịp thời.

Chị Hà Phương Thanh ở Đội Cấn (Hà Nội) chia sẻ, mẹ chị vốn là người hòa đồng, vui vẻ và nhanh nhẹn, bà chẳng bao giờ để tay chân yên. Dù đã gần 70 tuổi nhưng bà vẫn chăm sóc 2 đứa cháu mới học mẫu giáo chu đáo để vợ chồng chị yên tâm đi làm. Tuy nhiên, từ ngày các cháu lên cấp 1 do phải đi học nhiều hơn và ít có thời gian chơi với bà nên khoảng 3 năm trở lại đây, bà bỗng trầm tính hơn hẳn, không còn thấy bà hoạt bát và hòa đồng như trước nữa. Thời gian gần đây, chị Thanh cảm thấy bà trở nên cô đơn, không vui vẻ, chơi đùa với các cháu, mà chỉ ngồi một mình trong phòng, ngại tiếp xúc với mọi người trong gia đình, thi thoảng còn nhắc đến cái chết. Sợ quá, chị đưa mẹ đến bệnh viện khám thì bác sĩ kết luận bà bị trầm cảm.

Theo bác sĩ Đặng Trung Kiên (bệnh viên Quân y 109), trường hợp bị trầm cảm như mẹ chị Thanh hiện nay rất phổ biến. Vì mọi người nghĩ rằng bệnh trầm cảm chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ, khiến căn bệnh này ở người già không được quan tâm đúng mức. Theo Hiệp Hội Sức khỏe tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ, bệnh trầm cảm ở người cao tuổi được coi như một “dịch bệnh” ở lứa tuổi này. Theo các nghiên cứu, bệnh trầm cảm ảnh hưởng tới hơn 6,5 triệu trong số 35 triệu người (chiếm khoảng gần 20%) trên 65 tuổi trở lên tại Mỹ. Tuy nhiên, ngay tại một nước hiện đại như Mỹ, thì cũng chỉ có 10% người cao tuổi mắc bệnh được điều trị. Còn ở nước ta, chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng tại các bệnh viện lão khoa người cao tuổi đến khám bệnh trầm cảm tăng đột biến trong vài năm trở lại đây.

Theo bác sĩ Kiên, để nhận biết bệnh trầm cảm ở người cao tuổi dựa vào những tiêu chí do Hiệp Hội Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ đưa ra như: Rối loạn giấc ngủ, khí sắc trầm cảm, mất hứng thú, hoặc sở thích cho hầu hết các hoạt động, cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, có ý nghĩ muốn chết hay có những hành vi tự sát. Đa phần những người đến khám bệnh trầm cảm đều có biểu hiện chung là mất ngủ, cảm giác hồi hộp, khó thở, tự cô lập mình, bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến các bệnh về dạ dày cũng là những triệu chứng thường gặp. Khi có những biểu hiện trên, người bệnh thường nhầm lẫn với những căn bệnh khác nên họ tự ý dùng thuốc để chữa trị. Điều này làm mức độ trầm cảm tăng lên theo thời gian do sử dụng thuốc không hợp lý.

 

Bác sĩ Đặng Trung Kiên.

 

Liệu pháp tâm lý là tốt nhất

Theo bác sĩ Kiên, bệnh trầm cảm thường bị nhầm lẫn nhất với cảm giác đau buồn. Tuy nhiên, đau buồn chỉ là trạng thái gặp phải trong thời gian ngắn, điều trị không cần sử dụng thuốc mà chỉ cần biện pháp tâm lý giúp người già vượt qua cảm giác này. Đau buồn là cảm giác khi họ phải rời xa nhà, xa quê hương, mất đi người thân gắn bó với mình, nhưng đó chỉ là cảm giác tạm thời mà ai cũng phải trải qua. Còn bệnh trầm cảm ở mức độ nặng hơn, những đau buồn, stress không được giải tỏa, lâu ngày khiến họ chìm sâu vào nó dẫn đến trầm cảm. Bệnh trầm cảm không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến đời sống, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và có thể ức chế hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Theo nghiên cứu của Hiệp Hội Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh thường bị mắc bệnh trầm cảm do thay đổi nội tiết tố, và mắc thêm những bệnh mãn tính không lây như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch… khiến ngưỡng chịu đựng của họ xuống thấp, họ cảm thấy dễ bị tổn thương hơn là nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm. Kể cả việc duy trì những mối quan hệ trong gia đình, việc chăm sóc người thân bị bệnh, chăm sóc trẻ nhỏ cũng khiến phụ nữ mệt mỏi, nặng nề hơn khiến tỉ lệ phụ nữ lớn tuổi bị trầm cảm nhiều hơn nam giới.

Bác sĩ Trung Kiên khuyến cáo, ở những gia đình sống cùng người cao tuổi cần ân cần, quan tâm đặc biệt đến họ. Khi thấy những người già không còn hứng thú tham gia các hoạt động chung, hay ngồi cô độc một mình và khó khăn trong việc truyền đạt ý nguyện thành lời, thì cần phải lưu ý hơn. Khi thấy người già có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản cuộc sống, thường nhắc đến cái chết… thì cần đưa họ đến Trung tâm ý tế Lão khoa để được chẩn đoán và điều trị.

Bệnh trầm cảm khác với những căn bệnh khác chỉ cần điều trị bằng thuốc, bệnh này cần phải áp dụng cả những biện pháp hỗ trợ khác như vận động, điều trị tâm lý… Đối với những trường hợp đang ở giai đoạn đầu, mức độ trầm cảm nhẹ, gia đình cần tạo một môi trường an toàn, ấm áp cho người già. Điều chỉnh lại giờ giấc sinh hoạt cho người cao tuổi sao cho phù hợp, thường xuyên quan tâm, hỏi han và chia sẻ. Chính sự thăm hỏi, yêu thương, đưa người cao tuổi đi thăm thú người thân, bạn bè chính là liều thuốc tinh thần tốt nhất để các cụ thoát khỏi tình trạng này. Ngoài ra, con cháu cũng nên khuyến khích các cụ tập thể dục, cùng đi bộ, ngồi thiền hay tập Yoga. Tạo điều kiện để các cụ tham gia vào hoạt động ở những xóm làng, khu phố nơi mình sống. Với những người cùng lứa tuổi, các cụ có người cùng đồng cảm hơn, bản thân sẽ thấy mình sống có ích hơn, giúp người già lấy được lại sự vui vẻ và linh hoạt khi tham gia vào những hoạt động chung.

Theo bác sĩ Trung Kiên, những người cao tuổi mắc bệnh trầm cảm lâu ngày và ở mức độ nặng cần điều trị bằng thuốc kết hợp với các liệu pháp tâm lý. Bệnh trầm cảm có thể sử dụng thuốc điều trị trầm cảm như amitriptyline kết hợp với sertraline, thuốc an thần haloperidol, aminazin… Tuy nhiên, đây là những thuốc có nhiều tác dụng phụ như gây táo bón, bí tiểu, khô miệng, nhịp tim nhanh, rối loạn chức năng tình dục… nên cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ khi dùng thuốc. Đồng thời, với những người mắc bệnh mãn tính cần phải được kiểm tra tổng thể, tránh những tác dụng phụ của các loại thuốc gây ra. Sự hợp tác của người bệnh, tin tưởng của gia đình và tình trạng tổng thể của bệnh nhân là yếu tố quan trọng trong việc điều trị bệnh.

Ngoài ra, yếu tố tâm lý vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc bệnh tình có thuyên giảm ở người cao tuổi hay không. Tạo ra một không gian giúp người cao tuổi hoàn toàn tin tưởng, cảm thấy được quan tâm chính là cách giúp bệnh trầm cảm của người già nhanh chóng thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng cũng là điều quan trọng trong liệu trình chữa bệnh, người già bị bệnh trầm cảm cần ăn ít thực phẩm chứa nhiều đường bột sẽ gây ra khó tiêu, ảnh hưởng đến tâm trạng, dễ mệt mỏi, cáu gắt và tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác. Nên cho người già ăn một chế độ giàu vitamin, các thực phẩm giàu chất xơ, dễ tiêu hóa. Tránh rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác vì chúng khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.     

Hồng Hạnh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 46 phút trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Top