Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh kinh dị giữa lòng thành phố lớn nhất thế giới: Thủ phạm gần gũi đến không ngờ

Chủ nhật, 07:21 23/02/2025 | Chuyện đó đây

Vấn đề tưởng chừng nhỏ nhưng đang trở thành thách thức lớn đối với các thành phố trên thế giới.

Ở các thành phố lớn, vấn đề chuột ngày càng trở nên nhức nhối khi số lượng loài gặm nhấm này bùng nổ với tốc độ đáng lo ngại. Các nhà khoa học cảnh báo rằng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này không chỉ do đô thị hóa mà còn là tác động của biến đổi khí hậu, khiến môi trường sống của chuột ngày càng thuận lợi hơn.

Jonathan Richardson, giáo sư sinh học tại Đại học Richmond (Mỹ), quyết định nghiên cứu xu hướng gia tăng số lượng chuột tại các đô thị sau khi thấy nhiều tin tức về việc chuột tràn ngập thành phố. Tuy nhiên, theo ông, những báo cáo này thường chỉ tập trung vào một số địa điểm đơn lẻ và “thường thiếu dữ liệu chính xác”, ông chia sẻ với CNN.

Để thay đổi điều đó, ông và nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 200 thành phố lớn nhất của Mỹ theo dân số. Tuy nhiên, họ phát hiện chỉ có 13 thành phố có dữ liệu đủ lâu dài và chất lượng để nghiên cứu. Để mở rộng phạm vi địa lý, nhóm cũng bổ sung thêm 3 thành phố khác: Toronto (Canada), Tokyo (Nhật Bản) và Amsterdam (Hà Lan).

Nguồn dữ liệu này kéo dài trung bình 12 năm, bao gồm số liệu về lần phát hiện chuột, số chuột bị bắt và các báo cáo kiểm tra.

Kết quả cho thấy xu hướng gia tăng đáng kể về số lượng chuột tại 11 trong số 16 thành phố, theo nghiên cứu được công bố vào 31/1/2025 trên tạp chí Science Advances. Các thành phố chứng kiến mức tăng mạnh nhất là Washington D.C., San Francisco, Toronto, New York và Amsterdam. Trong khi đó, chỉ có 3 thành phố ghi nhận sự suy giảm số lượng chuột: New Orleans, Louisville và Tokyo.

Nghiên cứu liên hệ sự gia tăng chuột với một số yếu tố như mật độ dân số cao và thiếu không gian xanh đô thị, nhưng yếu tố có tác động lớn nhất chính là nhiệt độ trung bình ngày càng tăng.

Cảnh kinh dị giữa lòng thành phố lớn nhất thế giới: Thủ phạm gần gũi đến không ngờ- Ảnh 1.

Chuột khổng lồ xuất hiện trong cửa hàng tiện lợi New York – Thành phố lớn nhất thế giới về diện tích

Vì sao chuột sinh sôi mạnh?

Chuột là loài động vật có vú nhỏ và bị hạn chế bởi thời tiết lạnh, Richardson cho biết. Khi nhiệt độ ấm lên, đặc biệt vào mùa đông, chuột có thể kiếm ăn ngoài trời lâu hơn và quan trọng nhất là có thêm thời gian để sinh sản trong suốt cả năm.

Khí hậu ấm hơn cũng kéo dài mùa sinh trưởng của cây trồng, giúp chuột có thêm nguồn thức ăn cũng như nhiều nơi trú ẩn hơn, theo Michael Parsons, nhà sinh thái học đô thị và chuyên gia về chuột hoang dã, người không tham gia vào nghiên cứu này. “Thậm chí, mùi thức ăn và rác thải cũng có thể lan xa hơn trong thời tiết ấm,” ông chia sẻ với CNN.

Sự gia tăng số lượng chuột đang trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với các thành phố. Chuột gây hư hại cơ sở hạ tầng, làm ô nhiễm thực phẩm và thậm chí có thể gây cháy do cắn đứt dây điện. Theo báo cáo, chúng gây ra thiệt hại ước tính khoảng 27 tỷ USD mỗi năm tại Mỹ.

Cảnh kinh dị giữa lòng thành phố lớn nhất thế giới: Thủ phạm gần gũi đến không ngờ- Ảnh 2.

Chó Golden Retriever chạm trán chuột khổng lồ tại công viên Trinity Bellwoods, Toronto, Canada

Không chỉ gây thiệt hại vật chất, chuột còn là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người. "Chuột liên quan đến hơn 50 loại mầm bệnh có thể lây sang người," Matt Frye, chuyên gia kiểm soát dịch hại tại Đại học Cornell, cho biết. Những mầm bệnh này có thể lây lan qua nước tiểu, phân, nước bọt, vật liệu làm tổ và ký sinh trùng trên chuột. Một số bệnh có thể gây hậu quả nghiêm trọng, như nhiễm khuẩn leptospirosis (còn gọi là bệnh Weil), có thể dẫn đến tổn thương gan, thận và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chuột gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của những người sống xung quanh chúng, Richardson cho biết.

Trong số các thành phố có nhiều chuột nhất theo nghiên cứu, Washington D.C. nổi bật với mức tăng trưởng gấp 1,5 lần so với New York City.

Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Washington D.C. đang gặp vấn đề với chuột chính là những chiếc thùng rác nhựa cứng bị chuột gặm thủng. "Cách duy nhất để ngăn chuột xâm nhập vào thùng rác là đừng bỏ thức ăn vào đó", Gerard Brown, người đứng đầu chương trình kiểm soát chuột của thành phố, chia sẻ.

Năm ngoái, Washington D.C. ghi nhận mức nhiệt độ cao nhất trong lịch sử - điều này càng gây khó khăn cho nỗ lực kiểm soát chuột. Brown hy vọng đợt lạnh kéo dài vào tháng 12 và tháng 1 sẽ giúp giảm bớt số lượng chuột, vì "cái lạnh đóng vai trò như một biện pháp diệt chuột tự nhiên".

Trước đây, chính quyền thành phố từng thử nghiệm kiểm soát sinh sản cho chuột, nhưng dự án đã bị hủy bỏ do kết quả không rõ ràng. Lý do là chuột phải uống thuốc tránh thai dạng lỏng mỗi ngày, điều này gần như không thể đảm bảo trong thực tế.

Brown cho rằng số liệu về chuột ở Washington D.C. có thể cao hơn thực tế vì chính quyền khuyến khích người dân báo cáo mỗi khi nhìn thấy chuột.

Tuy nhiên, theo nhà sinh thái học Parsons, các báo cáo từ người dân rất hữu ích nhưng cũng có thể thiếu chính xác. Ông giải thích rằng mọi người thường chỉ báo khi thấy điều gì đó "bất thường", chứ không phải khi chuột xuất hiện ở những nơi chúng vốn đã có mặt. Parsons cũng nhấn mạnh rằng rất khó để ước tính chính xác số lượng chuột ở các đô thị, vì chuột có kích thước nhỏ, sống kín đáo và thường hoạt động về đêm.

Cảnh kinh dị giữa lòng thành phố lớn nhất thế giới: Thủ phạm gần gũi đến không ngờ- Ảnh 3.

Chuột tràn ngập thành phố – Thực trạng đáng lo ngại tại các đô thị lớn

Giải pháp nào cho các thành phố trước nguy cơ bùng phát chuột?

Richardson khẳng định rằng số lượng chuột cao ở một số thành phố không có nghĩa là chính quyền làm việc kém hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế là các chương trình kiểm soát chuột thường bị thiếu kinh phí, khiến nỗ lực giảm số lượng chuột gặp nhiều khó khăn.

Theo Richardson, các thành phố trong nghiên cứu có số lượng chuột giảm đều có những chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, hướng dẫn người dân cách tránh thu hút chuột và cung cấp các nguồn lực hỗ trợ từ chính quyền.

Ông cũng khuyến nghị giảm dần các biện pháp tiêu diệt chuột. Cách này chỉ mang tính đối phó với những ổ chuột đã tồn tại, thay vì giải quyết nguyên nhân gốc rễ. Thay vào đó, cần tập trung vào loại bỏ các yếu tố giúp chuột sinh sôi, như rác thải thực phẩm, tiếp cận thùng rác và các đống phế liệu. Richardson cho rằng phát hiện của nghiên cứu là lời cảnh tỉnh về nguy cơ chuột bùng phát trong bối cảnh khí hậu ngày càng ấm lên.

Tại Washington D.C., Brown vẫn lạc quan về cuộc chiến kiểm soát chuột của thành phố. "Không ai nghĩ rằng có thể loại bỏ chuột hoàn toàn, nhưng chúng ta có thể giảm số lượng xuống mức có thể kiểm soát. Mục tiêu là quản lý và giảm thiểu".

Nguồn: CNN

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đến Thượng Đế cũng mất việc vì AI: Mô hình này đang tạo ra những phân tử sống hoàn toàn mới, có thể kéo mọi sinh vật trong đa vũ trụ về Trái Đất của chúng ta

Đến Thượng Đế cũng mất việc vì AI: Mô hình này đang tạo ra những phân tử sống hoàn toàn mới, có thể kéo mọi sinh vật trong đa vũ trụ về Trái Đất của chúng ta

Chuyện đó đây - 3 giờ trước

Một ngày nào đó, bạn sẽ bắt gặp Thượng Đế lái xe máy điện đi giao đồ ăn, vì mọi thứ Ngài có thể tạo ra thì AI tạo sinh cũng có thể.

Mặt Trăng của Trái Đất 'sống dậy' gần đây?

Mặt Trăng của Trái Đất 'sống dậy' gần đây?

Chuyện đó đây - 22 giờ trước

Điều mà các nhà khoa học luôn mong đợi ở các thế giới ngoài hành tinh xa xôi có thể tồn tại ngay tại Mặt Trăng, nơi đã khiến họ "lạc lối".

Cái kết buồn của cây cô đơn nhất thế giới giữa sa mạc Sahara

Cái kết buồn của cây cô đơn nhất thế giới giữa sa mạc Sahara

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Trong nhiều thế kỷ, một cây keo cô đơn đã trở thành một cột mốc cứu sinh ở vùng Ténéré của Niger thuộc Sa mạc Sahara cho đến khi một tài xế say xỉn kết thúc hành trình đáng nhớ của nó vào năm 1973.

Trở về nhà sau đám cháy rừng, người đàn ông tá hỏa phát hiện thứ không ngờ bên dưới tầng hầm

Trở về nhà sau đám cháy rừng, người đàn ông tá hỏa phát hiện thứ không ngờ bên dưới tầng hầm

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Sau đám cháy rừng quét qua khu vực sinh sống, người đàn ông đã sững sờ khi thấy một "vị khách" đặc biệt đang ẩn nấp bên dưới ngôi nhà của mình.

Nhìn vào chiếc xe bán tải màu trắng, người đi đường chứng kiến cảnh đáng sợ

Nhìn vào chiếc xe bán tải màu trắng, người đi đường chứng kiến cảnh đáng sợ

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Con trăn khổng lồ trườn lên nắp ca-pô chiếc xe bán tải màu trắng khiến những người đi đường sửng sốt.

Những phát minh kỳ lạ nhất lịch sử

Những phát minh kỳ lạ nhất lịch sử

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

Loài người đã cố gắng sản xuất máy móc trong hàng ngàn năm nhằm tự động hóa các nhiệm vụ tôn giáo, quân sự hoặc nông nghiệp.

Kim cương Botswana tiết lộ thế giới kỳ lạ ẩn bên trong Trái Đất

Kim cương Botswana tiết lộ thế giới kỳ lạ ẩn bên trong Trái Đất

Chuyện đó đây - 5 ngày trước

Một viên kim cương đặc biệt đã tiết lộ những đại dương mênh mông trên mặt đất chỉ như một vũng nước so với thế giới đang ẩn sâu bên trong Trái Đất.

Mặt trăng lần đầu tiên được đưa vào danh sách di sản văn hóa bị đe dọa

Mặt trăng lần đầu tiên được đưa vào danh sách di sản văn hóa bị đe dọa

Chuyện đó đây - 5 ngày trước

Lần đầu tiên, Mặt trăng được đưa vào danh sách di sản văn hóa bị đe dọa do nguy cơ từ các chuyến thám hiểm không gian thương mại.

Sự thật choáng ngợp đằng sau bức ảnh 'vô thực' như tranh vẽ

Sự thật choáng ngợp đằng sau bức ảnh 'vô thực' như tranh vẽ

Chuyện đó đây - 6 ngày trước

Những bức ảnh mới được chụp gần đây đã khiến nhiều người phải kinh ngạc.

Dọn thùng gạo phát hiện kho báu gia truyền trị giá tương đương 1 căn nhà

Dọn thùng gạo phát hiện kho báu gia truyền trị giá tương đương 1 căn nhà

Chuyện đó đây - 6 ngày trước

Nhìn tưởng rác, không ngờ đây lại là “báu vật” siêu quý hiếm, có giá trị đắt đỏ không ngờ.

Top