Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cậu bé 5 tuổi tử vong sau giấc ngủ trưa, nghe bác sĩ giải thích cô giáo liền ngã khuỵu

Thứ ba, 10:56 26/06/2018 | Sống khỏe

Một cậu bé sau khi ăn trưa ở trường mẫu giáo đã bất ngờ tử vong, nguyên nhân là do cô giáo đã có một hành động sai lầm.

Cậu bé Tiểu Vạn, 5 tuổi tên như thường lệ được mẹ cho ăn cơm gà và uống sữa vào buổi sáng trường mầm non.

Đến giờ ăn trưa, cô giáo Lâm phụ trách lớp cuả Tiểu Vạn nhắc nhở các em nhỏ không được lãng phí thức ăn, nhất định phải ăn hết. Tiểu Vạn là đứa trẻ ngoan nên khi nghe cô giáo nói như thế đã răm rắp nghe theo, cố gắng ăn hết phần cơm trưa dù thức ăn lúc sáng chưa kịp tiêu hết.

Đến khoảng 12 giờ 10 phút, cô giáo đưa các em về phòng ngủ trưa. Sau khi hát xong 3 bài hát, cô yêu cầu các bạn nhỏ nhắm mắt và ngủ. Tuy nhiên, cô Lâm lại thấy Tiểu Vạn vẫn thức, thỉnh thoảng đang nằm lại ngồi dậy nên đã đến hỏi thăm.

Cậu bé nói vì cảm thấy đầy bụng, khó chịu nên không ngủ được. Nhưng cô giáo Lâm cho rằng cậu bé đang bày trò để cố tình không ngủ trưa nên đã “dọa” nếu không ngủ thì sẽ không cao lớn được, Tiểu Vạn nghe lời cô, lại nằm xuống ngủ.

Đến 2 giờ 30 chiều, hầu hết các bạn nhỏ đều thức giấc trở về lớp học. Cô giáo Lâm thấy Tiểu Vạn vẫn chưa dậy, nghĩ rằng cậu bé ngủ trễ hơn nên không đánh thức. 20 phút sau, cô giáo Lâm quay lại gọi Tiểu Vạn dậy vào lớp thì thấy mũi, miệng cậu bé tím tái và không còn thấy thở. Ngay lập tức cô đã gọi thêm giáo viên khác tới đưa Tiểu Vạn vào bệnh viện cấp cứu đồng thời gọi phụ huynh của em đến. Tuy nhiên khi đến nơi bác sĩ thông báo không thể cứu chữa cho cậu bé được nữa.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ cho biết nguyên nhân chính dẫn đến sự việc thương tâm là do cậu bé ăn quá no và đi ngủ ngay sau khi ăn. Vì thức ăn chưa tiêu hóa hết nên gây ra tình trạng tắc nghẽn thức ăn ở khí quản, dẫn đến nghẹt thở và cậu bé đã không thể cứu sống được. Nghe lời giải thích của bác sĩ, cô giáo Lâm lập tức ngã khuỵu xuống.

Sự việc cũng được đưa cho các cơ quan điều tra, nhà trường phải chịu trách nhiệm bồi thường, riêng cô Lâm đã bị sa thải và cùng gia đình Tiểu Vạn lo hậu sự cho cậu bé.

Phụ huynh và giáo viên cần chú ý: ăn xong không bắt trẻ ngủ

Đây là bài học vô cùng đắt giá cho các cô giáo mầm non và bậc phụ huynh khi chăm sóc con trẻ.

Với những trẻ nhỏ chưa đến tuổi đi học và gặp tình trạng không ngủ được, cha mẹ tuyệt đối không ép con ngủ. Thay vào đó nên đọc truyện hoặc trò chuyện với con để thức ăn có thời gian tiêu hóa.

Với trẻ đã đi học, phụ huynh nên trao đổi với giáo viên để có thể hiểu rõ về thói quen, giờ giấc sinh hoạt của trẻ giúp điều chỉnh cho thích hợp. Sau khi hiểu rõ về thói quen của từng đứa trẻ, nên dùng thái độ phù hợp với tính cách và nhu cầu của trẻ thay vì bắt ép.

Cần lưu ý, khi trẻ ăn quá no thì đừng ép đi ngủ ngay. Mọi người nên nhớ rằng, trẻ con làm gì cũng có nguyên nhân của nó. Sau khi ăn no, thay vì bắt chúng đi ngủ ngay, phụ huynh hoặc cô giáo có thể trò chuyện hoặc cho chúng ngồi chơi một chút, như vậy hệ tiêu hóa mới có thời gian hoạt động.

Sau khi ăn trưa xong, trẻ con ngủ trễ một chút cũng không sao, quan trọng là chúng cần thoải mái rồi mới ngủ một cách tự nhiên được.

Những điều cầu lưu ý khi trẻ ngủ

Trong quá trình các bé ngủ, cô giáo và các bậc phụ huynh nên chú ý thực hiện theo quy tắc sau: “nghe – nhìn-chạm-làm.”

Một là lắng nghe hơi thở của trẻ xem có dấu hiệu gì bất thường.

Hai là nhìn cách trẻ ngủ, quan sát hành vi của trẻ khi ngủ để nếu có bất cứ vấn đề gì có thể kịp thời xử lý.

Ba là chạm, sờ vào trán bé xem nhiệt đô tăng hay giảm. Nhiều trẻ có thể bị lên cơn sốt ngay khi đang ngủ.

Bốn là làm, làm tức là chủ động đắp chăn cho trẻ khi lạnh, giúp trẻ nằm với tư thế đúng.

Cách sơ cứu khi trẻ bị nghẹt thở

Nếu phát hiện trẻ nhỏ có tình trạng bị tắc nghẽn thức ăn nhưng chưa kịp đi cấp cứu, người lớn lên bình tình làm theo các bước sau:

- Một tay giữ bé, một tay vỗ thật mạnh 5-7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai. Hành động này sẽ tăng áp lực trong lồng ngực trẻ sơ sinh để đẩy dị vật ra ngoài.

- Sau khi thực hiện xong, nếu thấy trẻ vẫn khó thở, tím tái, người lớn cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức.

- Nếu thấy sữa, canh hay cháo chảy ra từ mũi, miệng, cha mẹ cần hút kỹ chúng để thông đường thở cho con. Việc này cần làm sớm để tránh thức ăn ứ đọng trong mũi, miệng.

- Với trẻ dưới 2 tuổi, người lớn có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực. Lấy 3 ngón tay ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn. Song song với việc đó là gọi xe cấp cứu.

- Với trẻ trên 2 tuổi, người lớn có thể dùng biện pháp ép bụng (phương pháp Heimlich). Với những bé còn tỉnh táo, nói được, cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang thắt lưng bé, một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.

- Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh. Sau đó đưa bé ngay vào viện.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
WHO khuyến nghị 6 lời khuyên để bảo vệ sức khỏe 
tâm thần

WHO khuyến nghị 6 lời khuyên để bảo vệ sức khỏe tâm thần

Sống khỏe - 1 giờ trước

Sức khỏe tâm thần cũng quan trọng như sức khỏe thể chất. Môi trường làm việc an toàn, lành mạnh có thể đóng vai trò là yếu tố bảo vệ sức khỏe tâm thần.

Người phụ nữ 50 tuổi phát hiện ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối sau khi bỏ qua dấu hiệu cảnh báo bệnh này

Người phụ nữ 50 tuổi phát hiện ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối sau khi bỏ qua dấu hiệu cảnh báo bệnh này

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Bỏ qua dấu hiệu chán ăn, đau bụng âm ỉ vì nghĩ rằng đó là dấu hiệu tuổi tác. Sau đó một thời gian đi khám, bà bất ngờ nhận kết quả bị ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối.

Trà gừng rất tốt nhưng nên uống như thế nào?

Trà gừng rất tốt nhưng nên uống như thế nào?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Trà gừng là thức uống có lợi cho sức khỏe được nhiều người ưa chuộng, nhất là vào những ngày thời tiết lạnh. Tuy nhiên, uống trà gừng cần lưu ý một số điều.

Một số bài tập đơn giản hỗ trợ kiểm soát chóng mặt tại nhà

Một số bài tập đơn giản hỗ trợ kiểm soát chóng mặt tại nhà

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Chóng mặt có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, khiến việc thực hiện các công việc thường ngày trở nên khó khăn. Thực hiện một số bài tập đơn giản tại nhà có thể giúp kiểm soát chóng mặt hiệu quả.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 17 giờ trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ

Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Trứng vịt lộn là món ăn được ví như "kho báu" dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây là món không thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp...

Thanh niên 18 tuổi bị đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 18 tuổi bị đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị hở van tim bẩm sinh, cộng thêm thói quen thường xuyên thức khuya chơi game. Đây là hai yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân.

Người đàn ông 49 tuổi ở Bắc Ninh nguy kịch, tiên lượng tử vong cao từ vết thương hở ở ngón tay

Người đàn ông 49 tuổi ở Bắc Ninh nguy kịch, tiên lượng tử vong cao từ vết thương hở ở ngón tay

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Khi vào viện, vết thương ở ngón tay bị hoại tử đen, nghi có chứa dị vật. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chỉ định nhập viện với chẩn đoán ban đầu là uốn ván toàn thể - suy hô hấp.

5 vị thuốc nổi bật làm tăng sức đề kháng trong mùa thu

5 vị thuốc nổi bật làm tăng sức đề kháng trong mùa thu

Sống khỏe - 21 giờ trước

Việc sử dụng các biện pháp tự nhiên như chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt một số vị thuốc từ thảo dược đã được sử dụng từ lâu trong Y học cổ truyền có khả năng tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi khí hậu.

Hướng dẫn bài tập giúp tăng cường thính lực

Hướng dẫn bài tập giúp tăng cường thính lực

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tình trạng suy giảm thính lực có thể khiến nhiều người mắc lo lắng, sợ hãi. Nếu bạn bị suy giảm thính lực, hãy đến gặp bác sĩ để trao đổi về các phương án điều trị. Bên cạnh đó hãy thực hiện những bài tập dưới đây giúp hỗ trợ tăng cường thính lực an toàn, hiệu quả nhé!

Top