Chăm con mắc tự kỷ, bố mẹ rơi vào trầm cảm
Chị Mai rơi vào tình trạng stress, mất ngủ, tinh thần luôn căng thẳng, thường xuyên cáu gắt khi chăm con mắc bệnh tự kỷ.
Vào sinh nhật 1 tuổi của con trai, dù đúng dịch COVID-19 không có ai đến dự nhưng chị Đặng Thị Mai (29 tuổi, ở Hà Nội) vẫn một mình chuẩn bị hoa, bóng, bánh để cả nhà mừng tuổi mới, hi vọng con lớn lên khoẻ mạnh.
Tuy nhiên, những năm sau đó, chị Mai không còn muốn làm gì nữa khi con trai bị chẩn đoán mắc chứng phổ tự kỷ.
Bắt đầu từ lúc con được 21 tháng, chị Mai phát hiện trẻ gọi không có phản ứng, nói hay sai làm việc gì đều không biết. “Con tôi không bao giờ nhìn vào mặt mẹ, cũng chẳng nói chuyện” , chị Mai nói và cho biết, dù đã cố gắng dạy con nhưng trẻ không tiến bộ. Chị đưa con đi khám được chẩn đoán chậm phát triển, nguy cơ cao bị tử kỷ.
Người mẹ như sụp đổ, chị khóc nhiều những ngày sau đó, cố tìm mọi cách giáo dục, can thiệp với mong muốn con sớm quay trở lại bình thường nhưng vô vọng.

Con chị Mai chẳng bao giờ nhìn vào mặt mẹ. (Ảnh minh họa)
Vợ chồng chị liên tục chuyển trường mần non cho con vì không tìm được môi trường học thích hợp, tuy nhiên, mọi nỗ lực đều không có kết quả. Hết giáo viên, thạc sĩ, rồi tiến sĩ, chị tìm đủ nơi để cho con có một môi trường can thiệp tốt nhất nhưng lên 2 tuổi, 3 tuổi con vẫn không thể nói được ngay cả từ đơn giản.
Con cái bệnh tật, chị phải chuyển việc về nhà làm để chăm con, kinh tế gia đình rơi vào khó khăn khi vừa nợ nần, vừa lo tiền học cho con, mỗi tháng tháng tiêu tốn tới vài chục triệu đồng. Lương chị Mai ít ỏi, phần lớn dồn cho chồng gồng gánh, quá mệt mỏi nên hai vợ chồng càng thường xuyên cãi vã.
Chị Mai rơi vào stress, mất ngủ, tinh thần luôn căng thẳng, luôn cáu gắt. Có lúc chị không làm chủ được hành vi đã đánh con, nhưng khi bình tĩnh lại chị giận mình, ôm con khóc nức nở.
Không ít lần chị rơi vào tuyệt vọng, sinh ra ý định muốn tự tử. Người mẹ ôm con lên tầng thượng chung cư muốn kết thúc hết mọi thứ, may mắn chồng phát hiện ra. Chị được chẩn đoán mắc trầm cảm sau đó.
Cùng cảnh với chị Mai, chị Vân Anh (28 tuổi ở Hải Phòng) có con gái bị chẩn đoán mắc hội chứng phổ tự kỷ khi hơn 1 tuổi. Bé gái chẳng thể đến trường vì không thích nghi nổi, cô bé thường xuyên đánh bạn và tự làm đau mình. Điều đó khiến chị Vân Anh khổ sở đến phát điên.
“Con đi học được 3 ngày lại bị trả về, cuối cùng chị cắn răng cho con đi trung tâm ” người mẹ tâm sự.
Hàng ngày con gái tiếp xúc với các bạn tự kỷ ở trung tâm, lâu dần học những hành vi không đúng, về nhà liên tục cáu gắt, tình trạng không cải thiện mà còn nặng hơn khiến chị Vân chán nản, lo lắng.
Mỗi lần nhìn thấy con ngồi một góc không giao tiếp, liên tục khóc lóc, ăn vạ, không nói được, không giải thích được chị cảm thấy bất lực.
Người mẹ sợ ánh mắt của người khác mỗi lần đưa con gái ra ngoài, khi bé không làm chủ được hành vi thường xuyên gây rối cho mọi người. Chị sợ các cuộc điện thoại của giáo viên mỗi lần gọi thông báo con lại cắn, lại đánh bạn ở lớp, đề nghị chuyển trường.
Hai năm nuôi con mang bệnh chị Vân Anh dần rơi vào trầm cảm, chị không còn tinh thần làm việc, không muốn ra đường cũng chẳng muốn giao tiếp với ai.

Chăm con mắc tự kỷ, lâu dần người mẹ rơi vào trầm cảm. (Ảnh minh họa)
Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết, bố mẹ chăm sóc con có vấn đề về thần kinh thường bị gặp nhiều áp lực.
Bố mẹ có thể chịu áp lực từ chính con mình, từ những lời nhận xét bên ngoài nhưng không thể phản kháng mà luôn phải chịu đựng, kìm nén trong thời gian dài.
Thực tế, nhiều bố mẹ chăm sóc con cái mắc bệnh đều nhận thấy sức khỏe tâm lý ngày càng xấu đi. Các triệu chứng trầm cảm mà họ chưa từng trải qua trước đây như lo lắng, ít giao tiếp, suy nghĩ tiêu cực xuất hiện, lặp đi lặp lại.
Theo bác sĩ Thu, khi người chăm sóc chịu áp lực tinh thần, nhưng không thể chia sẻ hoặc không có các nguồn lực giúp đỡ kịp thời, sức khỏe tâm thần của họ cũng bị xấu đi, nguy cơ mắc các bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu nghiêm trọng
Vì thế, bác sĩ khuyến cáo người chăm sóc cần ưu tiên sức khỏe tâm thần của mình, trước khi nghĩ đến việc giúp đỡ người trong gia đình. Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng trầm cảm, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để được đánh giá, phát hiện sớm và hỗ trợ kịp thời.

4 sai lầm lớn nhất làm cạn kiệt may mắn của con cái, nhiều cha mẹ không hề nhận ra
Nuôi dạy con - 33 phút trướcGĐXH - Mong muốn lớn nhất của các bậc cha mẹ là con cái mình được hạnh phúc và khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số cha mẹ vì lòng yêu thương mà vô tình làm cạn kiệt vận may của con cái, thậm chí ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng.

ĐH Harvard: Nếu từ nhỏ, con bạn được giáo viên nhận xét như này thì tương lai dễ kiếm nhiều tiền hơn!
Nuôi dạy con - 6 giờ trướcVị giáo sư tại Đại học Harvard đã có những nghiên cứu về thu nhập tương lai của trẻ.

Những đứa trẻ lớn lên kiếm tiền giỏi đều có 3 đặc điểm này, giáo viên chủ nhiệm nói: Không liên quan gì đến điểm số
Nuôi dạy con - 19 giờ trướcNhiều người cho rằng nếu con cái học giỏi thì lớn lên sẽ là người có triển vọng và kiếm được nhiều tiền nhưng sự thật có phải như vậy không?

3 hành vi ở trẻ là biểu hiện của sự thiếu tình thương nhưng nhiều bố mẹ lại tự hào cho đó là EQ cao
Nuôi dạy con - 19 giờ trướcGĐXH - Khi một đứa trẻ cư xử tốt và hợp lý, cha mẹ sẽ khen ngợi "EQ cao", nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như vậy.

Dạy con hay như cựu Hiệu trưởng ĐH Bắc Kinh: Nếu trẻ không thích đi học, đừng quát mắng, ép buộc, hãy dẫn con tới 3 địa điểm này
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcBạn có biết làm thế nào để con bạn yêu thích việc học không?

Trẻ nói sớm và chậm nói, ai có chỉ số IQ cao hơn?
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Từ quan niệm "người cao quý nói muộn", nhiều người lập tức cho rằng những đứa trẻ nói muộn có chỉ số IQ cao, sau này sẽ có triển vọng và thông minh hơn. Tuy nhiên, quan điểm này có thực sự khoa học?

ĐH Harvard: 3 khoản đầu tư đáng giá trong hành trình nuôi dạy con nếu muốn trẻ 'hoá rồng, hoá phượng' trong tương lai
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcĐây là 3 việc mà nhiều bậc phụ huynh xem nhẹ, ít coi trọng nhưng lại đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

Kèm con làm bài tập, cha lên cơn đau tim phải nhập viện khẩn cấp
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Dù người cha đã kiên trì giải thích nhiều lần, cậu con trai vẫn không hiểu. Từ kiên nhẫn, ông dần trở nên căng thẳng, cảm xúc dâng trào rồi đột ngột ngã quỵ.

"Con chị lấy trộm đồ, phải lục soát" - Bà mẹ nói một câu, nhân viên siêu thị lập tức thay đổi thái độ
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcCách ứng xử hợp tình hợp lý của người mẹ không chỉ giải quyết tình huống khó xử giữa chốn đông người mà còn dạy con một bài học hữu ích.

Không cần cha mẹ chỉ bảo con vẫn làm được 6 điều này khi tiếp xúc với người ngoài, chứng tỏ trẻ sở hữu IQ và EQ cao
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Thông qua cách con hành xử và giao tiếp hàng ngày, các bậc phụ huynh có thể nhìn nhận được sự thông minh và nổi trội của con mình.

Kèm con làm bài tập, cha lên cơn đau tim phải nhập viện khẩn cấp
Nuôi dạy conGĐXH - Dù người cha đã kiên trì giải thích nhiều lần, cậu con trai vẫn không hiểu. Từ kiên nhẫn, ông dần trở nên căng thẳng, cảm xúc dâng trào rồi đột ngột ngã quỵ.