Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chăm sóc bà mẹ đa thai (cuối): Nuôi bé sao cho khéo?

Thứ tư, 09:12 12/01/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Nuôi nấng, chăm bẵm một đứa trẻ đã là công việc khó khăn, vất vả, huống hồ lại nuôi cùng một lúc 2 - 3 em bé.

 
Các chuyên gia sản khoa chia sẻ  bí quyết là: Phải lên lịch trình cụ thể cho việc cho con bú, ru ngủ, thay tã… và tập cho trẻ dần thích nghi với nếp sinh hoạt hàng ngày.

Những tình huống dở khóc dở cười

Với chị Hoàng Lan (Thuận Thành - Bắc Ninh), những kỷ niệm thuở sinh 2 em bé có lẽ không bao giờ quên.

Sinh con đầu lòng là 2 chị em sinh đôi, bên cạnh niềm vui là nỗi lo cho cả nhà: Làm sao để "nhận diện" các cháu vì hai bé giống hệt nhau. Không ít lần cả nhà phát mệt vì sự nhầm lẫn tai hại này. Đáng nhớ nhất, có lần bà bác dưới quê lên trông cháu. Dù chị đã dặn bà: Cháu mặt tròn là cô chị, cháu mặt dài hơn là cô em. Bà bác nhớ nhớ quên quên, cả một buổi sáng tất bật chăm 2 "công chúa nhỏ". Đến bữa trưa, bà vừa cho một bé ăn xong, định tiếp tục cho bé thứ 2 ăn thì thấy cả hai lăn ra khóc. Hóa ra, bà  cho bé ăn hai lần còn bé kia chưa được miếng nào!
 

Vẻ giống hệt nhau của hai bé sinh đôi khiến người lớn nhiều khi "dở khóc dở cười"! (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Bác sĩ Phạm Thị Vân - Trưởng khoa Sản - Bệnh viện 198 (Bộ Công an) cho hay: Dù con có giống nhau đến đâu thì mẹ vẫn nhận ra. Các trường hợp nhầm lẫn chủ yếu là từ người ngoài.

Nếu bố mẹ không chuẩn bị trước việc nuôi dạy trẻ sinh đôi, sinh ba sẽ rất vất vả, nhất là với các cặp vợ chồng trẻ chưa có kinh nghiệm nuôi con. Lúc này, cần thiết phải có sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình, hoặc thuê người giúp việc trông nom bọn trẻ. Thực tế, không ít bà mẹ khi sinh đa thai đã rơi vào trạng thái mệt mỏi, thất vọng, tức giận, lúng túng vì không biết làm gì với 2 - 3 em bé cùng gào khóc. Để tránh điều này, sản phụ cần lên lịch trình cụ thể cho việc cho con bú, ru ngủ, thay tã... và tập cho trẻ dần thích nghi với điều đó. "Tuy nhiên cũng không nên cứng nhắc vì mỗi đứa trẻ có thời gian no - đói khác nhau, tốt nhất là cho bú theo nhu cầu của trẻ" - bác sĩ Nguyễn Thị Muôn - PGĐ Trung tâm CSSKSS Hà Nam chia sẻ.

Luân phiên cho 2 bé bú
 

Các tư thế sản phụ có thể áp dụng khi cho nhiều bé bú cùng lúc: Ôm cả hai bé, hai cánh tay mẹ vòng qua người hai bé, chân để trong lòng mẹ; Ôm chặt một bé và ôm bé kia theo tư thế "ôm bóng"; Ẵm cả hai bé theo tư thế "ôm bóng". Ngoài ra, có thể cho từng bé bú. Còn những người sinh ba thì có thể cho hai bé bú cùng lúc rồi mới cho bé còn lại bú cả hai bên vú, hoặc người phụ giúp cho bé thứ ba bú bình thay vì bú mẹ.

BS. Nguyễn Thị Muôn
(PGĐ Trung tâm CSSKSS Hà Nam)

Trong dân gian vẫn có quan niệm: Nếu trẻ sinh đôi là cặp con gái-con trai, đến ngày sinh nhật đầu tiên, gia đình sẽ tổ chức lễ "kết tóc se duyên" cho 2 cháu như một lễ ăn hỏi thì  các cháu sau này mới không "bám" lấy nhau, thuận lợi cho việc nuôi nấng. Tuy nhiên đây là quan niệm  dân gian, hoàn toàn  chưa được khoa học hiện đại kiểm chứng.

BS.Phùng Đình Khánh
(Hội Đông y Việt Nam)
Nhiều bà mẹ sợ không đủ sữa nuôi hai đứa trẻ bú nhưng theo BS Muôn: Đa số phụ nữ đều có khả năng tạo nguồn sữa dồi dào đủ cho 2 (thậm chí 3 bé) cùng bú. Việc cung cấp đủ sữa cho các bé phụ thuộc vào sự cạn sữa hoàn toàn hay thường xuyên của vú mẹ. Cho con bú thường xuyên sẽ kích thích tạo sữa. Nếu không cho con bú sữa mẹ sẽ làm cho bà mẹ tắt tuyến sữa và dễ nhiễm khuẩn ngực.

Theo tư vấn của BS Muôn, để chăm con tốt hơn, sản phụ nên tham khảo kinh nghiệm của những phụ nữ đã từng nuôi con sinh đôi bằng chính sữa của mình. Trong 6 tháng đầu, bà mẹ cần cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Cần cho bé bú đồng thời cùng một lúc, không nên cho bé này bú nhiều, bé kia bú ít. Nên đảm bảo ít nhất mỗi bé được bú 8lần/ngày. Việc bú đồng thời giúp cho bà mẹ tiết kiệm được thời gian và dễ chăm sóc cho các bé. "Nên luân phiên cho 2 bé bú cả 2 bên ngực, điều này sẽ giúp các bé luyện tập thị giác và khuyến khích "thi đua" bú mẹ giữa các cháu" - BS Muôn nhấn mạnh.

Từ tháng thứ 7 trở đi nhu cầu dinh dưỡng của bé bắt đầu cao hơn, mẹ cần cho các bé ăn dặm và dùng thêm sữa ngoài vì lượng sữa mẹ có thể sẽ không đủ cho cả 2 bé. Cho trẻ tập ăn dặm từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc. Để đảm bảo dinh dưỡng, mỗi ngày nên cho bé bú khoảng 500 - 600ml sữa (cả sữa mẹ và sữa ngoài). 1-2 bữa bột bao gồm đủ 4 nhóm chất: Chất bột (gạo, đỗ, ngô...), chất đạm ăn cả cái (thịt, cá, trứng, tôm, cua...), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật), vitamin và chất khoáng (các loại rau xanh, hoa quả). 1-2 bữa hoa quả chín hoặc nước hoa quả. Ngoài ra, bà mẹ có thể tập cho bé ăn thêm các chế phẩm của sữa như sữa chua, phô mai, váng sữa...

Người mẹ nuôi hai (hoặc ba) con muốn có nhiều sữa, ngoài bữa chính cần tăng cường ăn 3 đến 4 bữa phụ. Một bữa không ăn được nhiều thì chia làm nhiều bữa. Khẩu phần ăn nên bao gồm thực phẩm giàu protein và khoảng 1,2 lít sữa hoặc hơn trong một ngày. Ăn no và đủ sẽ góp phần tạo nguồn sữa cho mẹ. Mẹ cho con bú cần uống nhiều nước, khoảng từ 1,5 đến 2lít/ngày. Có thể vận dụng một số bài làm tăng lượng sữa cho mẹ: Ăn nhiều vừng đen bằng cách nấu cháo hoặc rang lên nấu với xôi nếp; Cháo đu đủ xanh hấp với móng giò heo và gạo nếp, ăn khi còn nóng là tốt nhất. Những món ăn này có thể bổ sung nhiều protein, chất béo và các vitamin rất có lợi cho việc tiết ra nhiều sữa.

Cần có chế độ chăm sóc đặc biệt

BS Vân cho biết, trẻ sinh đôi, sinh ba thường bị sinh sớm và nhẹ cân hơn so với những đứa trẻ bình thường nên đòi hỏi sự chăm sóc và chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Khi đem con về nhà, phải đảm bảo tiếp tục đưa các bé đi khám sức khỏe định kỳ đều đặn. Các trẻ sinh non cần được khám sức khỏe thường xuyên để theo dõi chế độ dinh dưỡng, mức tăng trưởng và phát triển của trẻ. Đồng thời, những em bé này cũng dễ bị mắc các chứng bệnh về đường hô hấp vì phổi không được phát triển bình thường như những em bé khác. "Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mọi đứa trẻ sinh đôi, sinh ba đều gặp phải các vấn đề về đường tim mạch, hô hấp, trường hợp này chủ yếu rơi vào những trẻ sinh ra trước 32 tuần tuổi" - BS.Vân nhấn mạnh.

"Một nghiên cứu cho thấy các trẻ sinh đôi thường thích ôm nhau hoặc đụng chạm nhau khi vào giường ngủ và điều này giúp chúng thở đều và dễ ngủ hơn. Do đó, hãy cho các bé ngủ chung với nhau. Để có thời gian cho mẹ nghỉ ngơi cũng cần tạo cho trẻ có thói quen ăn, ngủ đúng giờ giấc. Cố gắng cho cả hai bé đi ngủ cùng một giờ nếu có thể" - BS Muôn khuyên. Những đứa trẻ sinh đôi, ba khi bị bệnh cũng dễ lây bệnh cho nhau. Vì vậy, khi một trong hai bé mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bất cứ triệu chứng gì có thể lây lan cần cho hai bé cách ly để bảo vệ sức khỏe cho bé còn lại.

Võ Thu - Phương Thuận

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top