Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em trước tác động của đại dịch COVID-19

Thứ tư, 11:22 19/10/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng sâu sắc tới toàn xã hội, trong đó, trẻ em là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, cần sự chung tay của xã hội để bảo vệ, quan tâm và chăm sóc.

Trẻ em cần được bảo vệ đa chiều

Theo báo cáo của các địa phương và báo cáo đánh giá của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNCEF), đại dịch COVID-19 tác động đến trẻ em ở 5 khía cạnh, rất cần được quan tâm và bảo vệ.

Thứ nhất, đe dọa sự sống còn và sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ em. Trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4, số ca nhiễm trên cả nước tăng cao, trong đó có nhiều trẻ em bị nhiễm và tiếp xúc gần với người nhiễm, đe dọa đến tính mạng của các em. Việc quá tải của hệ thống y tế do ảnh hưởng của dịch bệnh làm gián đoạn, những khó khăn về kinh tế mà các gia đình đang trải qua có thể dẫn tới khó khăn trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em.

Các hộ gia đình gặp khó khăn về kinh tế gây ảnh hưởng đến chế độ ăn của trẻ em, bà mẹ đang mang thai và đang cho con bú. Trẻ em phải đi cách ly y tế tập trung không có cha mẹ, người thân đi cùng hoặc thiếu sự chăm sóc của cha mẹ, do cha mẹ phải điều trị nhiễm COVID-19 làm thay đổi về môi trường sống. Gần 20.000 trẻ em di cư cùng bố mẹ từ vùng dịch về địa phương, chịu ảnh hưởng đồng thời cả về sức khỏe thể chất và tinh thần. Trẻ em cũng chịu tác động của tình trạng hậu COVID-19 với các di chứng cấp tính.

Thứ hai, gián đoạn trong học tập và làm gia tăng sự bất bình đẳng trong tiếp cận nền giáo dục chất lượng. Đại dịch ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc tiếp cận đến giáo dục của trẻ em. Đặc biệt, hàng trăm nghìn trẻ em bị mắc COVID-19, phải điều trị, cách ly y tế dẫn đến bị gián đoạn học tập; nhiều địa phương phải chuyển sang hình thức học trực tuyến. Ước tính có 7,35 triệu học sinh các cấp phải học trực tuyến thuộc 26 tỉnh, thành phố, trong đó khoảng 1,5 triệu học sinh cần được hỗ trợ trang thiết bị học trực tuyến.

Việc dạy học gặp khó khăn do diễn biến phức tạp của tình hình dịch, số học sinh nhiễm COVID-19 tăng cao tại trường học ảnh hưởng đến việc bố trí, sắp xếp lịch học bị thay đổi liên tục. Việc dạy học trực tuyến cũng gặp nhiều khó khăn do nhiều nơi giáo viên thiếu kỹ năng dạy trực tuyến, thiếu trang thiết bị.

Học sinh gặp khó khăn trong học trực tuyến, đặc biệt là học sinh thuộc bậc tiểu học, do hạn chế về sức khỏe thể chất và kỹ năng sử dụng công nghệ. Việc học tập của nhóm trẻ em thuộc các hộ nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, trẻ em tại một số cơ sở nuôi dưỡng ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh và nhóm trẻ em khuyết tật bị gián đoạn, do các em thiếu các phương tiện để duy trì việc học tập trực tuyến. Các cơ sở không có trang thiết bị hỗ trợ trẻ em học trực tuyến. Trẻ em tại cơ sở thuộc nhiều cấp học, lớp học, khung giờ học, chương trình học khác nhau nên khó khăn cho việc học của trẻ em.

Thứ ba, tác động đến chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em. Đến nay, có 4.335 trẻ em mồ côi do dịch COVID-19, tập trung nhiều nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía nam. Cuộc sống của các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mất đi những người thương yêu, thiếu đi sự chăm sóc của cha mẹ. Đây cũng là vấn đề sẽ tác động lâu dài, ảnh hưởng đến việc phát triển sau này của trẻ em. Hiện tại, các em đều đang sống cùng cha hoặc mẹ hoặc ông, bà hoặc người thân thích.

Thứ tư, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần. Các biện pháp cách ly tại nhà, giãn cách xã hội gây ra những căng thẳng tâm lý cho trẻ em. Trong năm 2021, hàng nghìn trẻ em phải đi điều trị, cách ly tập trung không có cha mẹ đi cùng do cha mẹ đang điều trị, cách ly tập trung, phải đi làm theo phương án “ba tại chỗ” không thể về nhà, dẫn đến trẻ em cảm thấy bị cô lập, căng thẳng tâm lý, đối mặt với nguy cơ cao bị xâm hại, cũng như những áp lực khác ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội. Trẻ em, học sinh phải nghỉ học trực tiếp, học trực tuyến tại nhà trong thời gian dài đã ảnh hưởng đến nền nếp, thói quen thực hiện chế độ sinh hoạt theo yêu câu phát triển của độ tuổi, ảnh hưởng đến sự phát triển tốt nhất về tâm lý, sức khỏe và kỹ năng giao tiếp với thế giới xung quanh của các em. Trẻ em tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử, không gian mạng, thiếu tương tác, vận động trực tiếp dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng về sức khỏe tâm thần.

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em trước tác động của đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Quang cảnh Hội thảo với chủ đề "Công tác chăm sóc, giáo dục và bảo bệ trẻ em trước tác động của đại dịch COVID-19". Ảnh: ĐT

Thứ năm, ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ em. Do dịch bệnh, các biện pháp phong tỏa, cách ly tại nhà và suy thoái kinh tế, mất việc làm có thể gây gia tăng nguy cơ trẻ em phải chứng kiến hoặc chịu đựng các hình thức bạo lực, bóc lột và xâm hại. Năm 2021, theo số liệu báo cáo của Bộ Công an, trên toàn quốc phát hiện xảy ra 1.914 vụ xâm hại trẻ em, 1.987 trẻ em bị xâm hại, giảm 31 vụ so với năm 2020. Song tại 34 tỉnh, thành phố, số vụ xâm hại gia tăng, trong đó có 19 tỉnh, thành phố tăng trên 15% bị xâm hại, tình hình xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp và xảy ra một số vụ đặc biệt nghiêm trọng dẫn đến trẻ em bị tử vong. Các vụ việc gây bức xúc trong dư luận xã hội, nhất là các vụ bạo lực xảy ra trong gia đình mà chủ yếu trong các gia đình có vấn đề về hôn nhân. Theo báo cáo của Tổng đài 111, trẻ em bị bạo lực bởi người thân trong gia đình chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm 72,84%, tăng 5,3% so với năm 2020.

Trên thực tế, vẫn còn nhiều vụ tai nạn, thương tích xảy ra, một số vụ xảy ra tại gia đình trong thời gian các em ở nhà, học trực tuyến. Cha mẹ thiếu kiến thức về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, môi trường sống còn chưa an toàn và việc trông giữ, giám sát trẻ em còn chưa chặt chẽ. Đại dịch cũng làm các em hạn chế vui chơi, giải trí, hạn chế tiếp xúc xã hội, giao tiếp bạn bè. Hàng triệu gia đình có trẻ em bị đe dọa về sinh kế có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói hoặc tái nghèo ảnh hưởng lâu dài đến an sinh và sự phát triển của trẻ em.

Những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong hai năm qua đã gây khó khăn cho nền kinh tế, đẩy các nhóm dễ bị tổn thương nhất vào tình trạng nghèo đói và có khả năng bị thiếu thốn lâu dài hơn, làm xói mòn những thành tựu phát triển mà Việt Nam đã rất cố gắng để đạt được trong những thập kỷ qua.

Điều tra về các chỉ số Mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ (SDGCW) của Việt Nam năm 2020 - 2021 do Tổng cục Thống kê chủ trì, gần 1/5 (19,8%) trẻ em (0-17 tuổi) có nguy cơ bị nghèo đa chiều, tức là các em bị thiếu ít nhất hai khía cạnh về phúc lợi của trẻ (bao gồm dinh dưỡng và sức khỏe, sự phát triển thời thơ ấu, giáo dục, nước, vệ sinh và nhà ở). Trẻ em sống ở khu vực nông thôn có nguy cơ bị nghèo đa chiều cao gấp đôi so với trẻ em sống ở khu vực thành thị và hơn 2/3 trẻ em sống trong các hộ gia đình dân tộc thiểu số và hai nhóm hộ nghèo nhất bị nghèo đa chiều.

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

Thời gian qua, các cấp, các ngành đã xây dựng và triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ trẻ em. Trong đó, đáng chú ý có quy định hỗ trợ đối với trẻ em F0, F1, hỗ trợ phụ nữ đang mang thai; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi... Hỗ trợ khẩn cấp trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trẻ em mồ côi từ nguồn vận động xã hội của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Ưu tiên bố trí, hỗ trợ để trẻ em được chăm sóc thay thế bởi người thân, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc để trẻ em được sống trong môi trường gia đình và bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em. 

Việc trẻ em được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội chỉ là biện pháp sau cùng. Nhiều biện pháp được áp dụng bảo đảm an toàn cho trẻ em trong thời gian dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho trẻ em trong khu cách ly tập trung, triển khai chiến dịch truyền thông để bảo đảm an toàn cho trẻ em trong dịch COVID-19, hướng dẫn kiến thức kỹ năng về chăm sóc sức khỏe, tâm lý xã hội và bảo đảm an toàn cho trẻ em trong đại dịch.

Các tỉnh, thành trong cả nước đã tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và bảo đảm an toàn cho trẻ em trong đại dịch. Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức xã hội về tác động của COVID-19 đến phụ nữ và trẻ em, hướng dẫn bảo đảm an toàn cho trẻ em tại gia đình, cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở cách ly tập trung. Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng xã hội, các chiến dịch truyền thông về chăm sóc trẻ em mồ côi do dịch COVID-19, chăm sóc sức khoẻ tâm thần, tâm lý xã hội cho trẻ em, phòng ngừa xâm hại bạo lực trẻ em, hỗ trợ giải đáp chính sách hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Đồng chí Thứ trưởng Bộ LĐ-TB & XH trao học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trao học bổng và thuốc cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Công ty cổ phần Traphaco trao tặng cơ số thuốc trị giá 50 triệu đồng hỗ trợ công tác chăm sóc trẻ em tại trung tâm.

Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, cần tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 5/11/2012 của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới", Luật Trẻ em (năm 2016), Nghị quyết số 121/2020/QH14, ngày 19/6/2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật và các văn bản hướng dẫn về phòng, chống xâm hại trẻ em, bảo vệ trẻ em, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 và tác động của các yếu tố như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thiên tại, thảm họa. Tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức, đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em, bảo vệ trẻ em theo hướng tinh gọn, hiệu quả, bảo đảm có nhân lực chuyên trách công tác trẻ em ở các cơ quan, đơn vị có chức năng thực hiện quyền trẻ em và tăng tỷ lệ chuyên trách ở cấp huyện, cấp xã. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước đối với trẻ em nói chung, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi do COVID-19.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác phòng ngừa bạo lực học đường trong các nhà trường, chú trọng công tác tư vấn học đường và công tác xã hội trường học để giải quyết những vấn đề sang chấn, áp lực tâm lý đối với trẻ em sau thời gian dài học tập trực tuyến, đẩy mạnh xây dựng môi trường an toàn, thân thiện trong các nhà trường. Quyết liệt việc tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, là các giải pháp về chặn, lọc, gỡ các thông tin có hại cho trẻ em, về bảo vệ bí mật thông tin trẻ em và gia đình trong các vụ việc xâm hại, bạo lực. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở. 

Quan tâm, tạo điều kiện công ăn việc làm, thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội cho những gia đình nghèo khó mà đang phải nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em, chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi nói chung và trẻ em mồ côi do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nói riêng, bảo đảm trẻ em mồ côi được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt nhất cả về thể chất và tinh thần, ưu tiên chăm sóc thay thế bởi người thân thích.


Nhật Minh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.

Top