Chặn HIV tại "nút" mại dâm
GiadinhNet - Phụ nữ bán dâm ngày càng trẻ hóa, 60% trong số họ xuất thân từ nông thôn, trình độ thấp; Tệ nạn mua bán dâm đã và đang trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc lây nhiễm HIV/AIDS…
Đó là những cảnh báo vừa được Bộ LĐ,TB&XH đưa ra tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình phòng, chống mại dâm tại Thừa Thiên Huế trong 2 ngày 28- 29/9.
Biến tướng tinh vi
"Em cô đơn, cần tìm người tâm đầu ý hợp cả về tinh thần và thể xác", "Chúng mình có thể làm bạn tâm giao, bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu, hãy gọi em"... Những kiểu "gạ tình" như thế dễ thấy trên mạng Internet.
![]() |
Sống lành mạnh, thủy chung để không lây nhiễm HIV. |
Qua lời kể của Thanh và một số người bạn, có thể thấy tệ nạn mua bán dâm ngày càng tinh vi qua Internet, điện thoại di động và các hình thức môi giới, các tụ điểm karaoke, massage, xông hơi, tiệm cắt tóc trá hình, thậm chí là tại một buổi tiệc tùng của những kẻ "tay chơi". Cùng với sự biến tướng tinh vi, đối tượng bán dâm cũng đa dạng hóa.
Ông Nguyễn Văn Minh - Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ LĐ,TB&XH cho biết thêm, hiện nay mại dâm nam và mại dâm đồng giới đang có xu hướng gia tăng. Đã có các động mại dâm nam, tụ điểm mại dâm công cộng. Hiện tượng mại dâm cũng đã len lỏi vào các khu công nghiệp, khu chế xuất...
Lây nhiễm HIV có chiều hướng gia tăng
Phần lớn sự lây lan của HIV trên toàn cầu là qua đường tình dục và qua tiêm chích ma túy. Ông Bruce Campbell, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) cho hay, kết quả của các cuộc điều tra cho thấy ở phạm vi toàn cầu, đối tượng mại dâm chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ phòng chống HIV. Ông lo ngại việc hoàn thành Mục tiêu Thiên niên kỷ về HIV (mục tiêu 6) là khó khăn lớn cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ước tính ở Việt Nam sẽ có 9,3% phụ nữ bán dâm sẽ nhiễm HIV tính tới năm 2012. Tỷ lệ phụ nữ bán dâm nhiễm HIV cao thứ ba trong các nhóm đối tượng, chỉ sau nhóm tiêm chích ma túy và nhóm đồng tính nam có quan hệ tình dục với nam.
Để phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS, phương tiện hiệu quả nhất hiện nay là bao cao su (BCS), song việc sử dụng biện pháp này chưa hiệu quả đối với người bán dâm và cả với người mua dâm. Trong một số khảo sát gần đây của Cục Phòng chống HIV/AIDS và Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế), nữ bán dâm đã dùng BCS nhiều hơn nhưng tỉ lệ thường xuyên không nhiều. Về thực tế này, bà Lê Thị Hà - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ LĐ,TB&XH cho biết, có tới 55,5% gái mại dâm không sử dụng BCS với khách, 25,5% không sử dụng BCS trong những lần quan hệ tình dục gần nhất. "Nhận thức về an toàn tình dục của họ còn thấp, đôi khi còn nhận thức sai khi nghĩ có BCS trong người là bằng chứng có hành vi hoạt động mại dâm" - bà Hà cho hay.
Hiện nay, trên địa bàn cả nước ước tính có 30.900 người bán dâm, tăng 0,9% so với năm 2003. Số có hồ sơ quản lý là 15.316 đối tượng. Cả nước hiện có 63.827 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm (tăng 17% so với năm 2003). Hiện tại trên địa bàn cả nước có hàng trăm tụ điểm mại dâm hoạt động phức tạp ở nơi công cộng, địa bàn giáp ranh tỉnh, quận, huyện, xã, phường. Các số liệu này cùng với tỉ lệ người mua và bán dâm có ý thức tình dục an toàn kém là một nguy cơ cảnh báo tỉ lệ lây nhiễm HIV/AIDS sẽ còn tăng trong thời gian tới.
Đối tượng mua dâm thuộc nhiều lứa tuổi, thành phần khác nhau, trong đó đối tượng không có nghề nghiệp ổn định, tự do làm ăn 75,7%, làm doanh nghiệp 20%, cán bộ công chức 3%. Đối tượng chủ chứa, môi giới là chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ chiếm 80%, không có nghề chiếm 16%, từ 16-25 tuổi chiếm 19,9%, từ 26 - 35 tuổi chiếm 60%; điều đáng chú ý là trên 40% chủ chứa là phụ nữ. (Nguồn: Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ LĐ,TB&XH) |
Theo ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ LĐ,TB&XH các bộ, ngành TƯ cũng như 63 tỉnh, thành phố đã cùng vào cuộc, phối hợp giải quyết các vấn đề đang đặt ra trong công tác phòng, chống mại dâm trước tình trạng lây nhiễm HIV đang gia tăng hiện nay. Đồng thời, gắn phòng chống mại dâm với phòng chống ma tuý, phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em, buôn bán phụ nữ trẻ em; giáo dục kết hợp với đào tạo nghề cho những người tái hòa nhập với cộng đồng.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.