Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chàng trai không chân lên mạng nhờ tìm việc: Từng mơ ước làm IT, nuối tiếc vì nghỉ học sớm

Thứ bảy, 21:30 02/07/2022 | Giáo dục

Từng vì sự mặc cảm, mất phương hướng mà đánh mất nhiều cơ hội, Tâm tự nhủ lần này sẽ nỗ lực, trân trọng những điều may mắn đến với mình.

Học hết cấp 2 thì bỏ dở vì mặc cảm

"Em bị mất 2 chân đến đầu gối, nhưng em vẫn đi lại, hoạt động, bưng bê nặng như người bình thường. Em chạy xe máy có thể chở nhiều đồ, mong mọi người có ai tuyển cho em xin một chân ship hoặc có ai có công việc gì thì cho em đi làm trang trải cuộc sống với ạ. Em thật sự rất muốn đi làm", dòng chia sẻ của chàng trai trẻ Nguyễn Minh Tâm (SN 1996, quê ở Phú Xuyên, Hà Nội) đã khiến nhiều người vô cùng xúc động.

Tâm lớn lên trong một gia đình có 3 anh em trai, cậu là lớn. Bố mẹ cậu vất vả, làm nghề vác gạch thuê trang trải cuộc sống. Bố mẹ và hai người em trai của Tâm đều khỏe mạnh, lành lặn, còn cậu không may bị dị tật bẩm sinh.

Chàng trai không chân lên mạng nhờ tìm việc: Từng mơ ước làm IT, nuối tiếc vì nghỉ học sớm - Ảnh 1.

Tâm mong muốn tìm được một công việc phù hợp, ổn định trong tương lai.

Chàng trai được nghe kể lại rằng, ngày Tâm chào đời, cả gia đình đã giấu mẹ cậu suốt một tuần. Khi biết con bị khuyết tật, mẹ Tâm rất sốc. Bố Tâm vốn ít nói nên ông chọn im lặng. Gia cảnh nhà Tâm thuộc hàng trung bình, dưới Tâm có một em trai sinh năm 2000 đã đi làm, cậu em út đang học lớp 5.

"Điều khiến em tiếc nuối nhất là em đã bỏ học", Tâm trầm ngâm nói. Cậu từng là một học sinh có lực học giỏi, được nguyên phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa tặng bằng khen. Ngày còn đi học, bạn bè rất quý mến, đối xử tốt, không kỳ thị Tâm. Tuy nhiên, chính bản thân cậu lại luôn luôn cảm thấy tủi thân, mặc cảm, không có mục tiêu, mất định hướng tương lai.

Hết cấp 2, Tâm quyết định nghỉ học để đi học làm nghề mộc. Công việc này cho Tâm thu nhập tương đối tốt, khoảng 10 - 15 triệu đồng/tháng. Dẫu vậy, nghề mộc tương đối vất vả, hay phải bê máy móc nặng. Đi làm về là Tâm thấy mệt mỏi, hay bị đau lưng. Làm mộc khoảng 10 năm thì Tâm nghỉ việc, lên Hà Nội đi làm.

Chàng trai không chân lên mạng nhờ tìm việc: Từng mơ ước làm IT, nuối tiếc vì nghỉ học sớm - Ảnh 2.

Tâm ngày nhỏ, cậu bé khôi ngô từng có lực học giỏi.

"Em lên Hà Nội không có người thân, người quen nào cả. Có câu chuyện là em từng nhận được thư của một cô tên là Trang. Thông qua một trung tâm người khuyết tật, cô biết được hoàn cảnh của em nên đã gửi thư, sách, quà và động viên em rất nhiều trong cuộc sống. Những dòng thư của cô đã cho em nhiều động lực để cố gắng, song em lại không làm được những điều như kỳ vọng của cô. Em rất hối hận vì điều đó.

Thế nên khi quyết định lên Hà Nội, mục tiêu đầu tiên của em là để kiếm sống. Và thứ hai là em muốn thay đổi bản thân, trải nghiệm sự khắc nghiệt của xã hội để trưởng thành hơn, để quyết tâm vươn lên. Tiếc là sau này em cũng đã mất liên lạc với cô Trang, viết thư cho cô mà không nhận được hồi âm, đi tìm cũng không có tin tức gì", Tâm bộc bạch.

Công việc đầu tiên của Tâm khi lên Hà Nội là đi bán hàng rong. Hàng ngày, cậu ngồi trên xe lăn, đi bán ở nhiều tuyến phố, phố đi bộ. Tâm thuê trọ ở Hà Nội với mức chi phí là 1,5 - 2 triệu đồng/tháng. Số tiền kiếm được, cậu cố gắng chi trả sinh hoạt phí, đồng thời tiết kiệm một khoản nhỏ để phòng thân.

Chàng trai không chân lên mạng nhờ tìm việc: Từng mơ ước làm IT, nuối tiếc vì nghỉ học sớm - Ảnh 3.

Những bức thư của một người phụ nữ tên Trang đã giúp Tâm có thêm động lực. Nhưng sự mặc cảm, mất định hướng đã khiến Tâm không thực hiện được ước mơ, dự định của mình.

Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, Tâm mắc kẹt lại ở Hà Nội, không thể đi làm và không có thu nhập, cuộc sống của cậu vô cùng khó khăn. Nhưng may mắn, cậu được nhiều người giúp đỡ, cho đồ ăn, tiền bạc để trang trải.

Hết dịch, Tâm xin đi làm tại một quán game. Công việc trông quán game từ sáng đến tối cho Tâm mức thu nhập là 5 triệu đồng. Chủ quán tạo điều kiện cho cậu ngủ tại quán nên Tâm đỡ được tiền thuê trọ. Chàng trai nhỏ nhắn với đôi chân không lành lặn nhưng rất nhanh nhẹn, cậu vẫn phục vụ nước uống cho khách, quét dọn quán như bình thường.

Hết giờ làm ở quán game, Tâm tranh thủ ăn uống, tắm rửa rồi đi chạy ship thêm bằng chiếc xe máy 3 bánh. Cuối tuần được nghỉ sớm, Tâm lại lên phố đi bộ bán hàng rong. Khi đi lại, Tâm chỉ dùng tất để xỏ vào chân thay vì đi giày vì như vậy sẽ thoải mái hơn, thỉnh thoảng nếu đi vào đường có đá, sỏi thì chân hơi đau. Trước đây Tâm có dùng chân giả nhưng hiện tại đôi chân giả đã hỏng.

Chỉ mong có công việc ổn định, không xin hỗ trợ tiền bạc

Nhận thấy những công việc hiện tại đều không thể làm lâu dài, nên Tâm mong muốn tìm được một công việc ổn định hơn, tìm hướng phát triển khác. Khi bài đăng nhờ tìm việc của Tâm được chia sẻ trên mạng xã hội, chàng trai trẻ đã nhận được hàng trăm cuộc gọi, rất nhiều người ngỏ ý muốn giúp đỡ Tâm.

Chàng trai không chân lên mạng nhờ tìm việc: Từng mơ ước làm IT, nuối tiếc vì nghỉ học sớm - Ảnh 4.

Trước đây Tâm sử dụng chân giả để đi lại nhưng hiện tại đôi chân giả này đã hỏng.

"Mọi thứ đến quá nhanh, em thực sự không ngờ tới, ngỡ ngàng. Hiện tại em đã xin nghỉ và chỉ làm ở quán game đến ngày 10/7. Em đang nghiêm túc suy nghĩ về những sự lựa chọn như: Làm Marketing, Telesale,... Nhiều người cũng muốn đầu tư cho em đi học làm phim hoạt hình 2D, 3D, photoshop. Em sẽ vừa đi học, vừa đi làm, học đến khi nào làm được thì người ra sẽ tuyển vào công ty để làm. Em từng rất thích công việc liên quan đến công nghệ thông tin, máy tính nhưng chưa có cơ hội được học, cơ hội lần này thực sự quá tốt với em", Tâm chia sẻ thêm.

Khi được hỏi về chuyện tình cảm, Tâm có chút ngượng ngùng. Cậu cũng đã từng có mối tình kéo dài 4-5 năm với một cô gái bình thường, ở cùng quê. Tuy nhiên, chuyện tình cảm sau đó đã bị phía nhà bạn gái phản đối. Tâm rất hiểu suy nghĩ của người lớn nên cũng không nghĩ ngợi nhiều.

Chàng trai không chân lên mạng nhờ tìm việc: Từng mơ ước làm IT, nuối tiếc vì nghỉ học sớm - Ảnh 5.

Sau bài đăng tìm việc, Tâm nhận được nhiều sự hỗ trợ. Cậu tâm sự sẽ không bỏ qua những cơ hội lần này.

Tâm thổ lộ, hiện cậu đang tìm hiểu một cô gái, là giáo viên mầm non. Cả hai chưa chính thức hẹn hò nhưng cũng đang có những tín hiệu tốt. Tình yêu cho Tâm cảm giác yêu đời, năng lượng tích cực và động lực để phấn đấu. Tâm bảo, nếu sau này trong bất cứ chuyện tình cảm nào, với ai, nếu bị phản đối cậu cũng sẽ không dễ dàng bỏ cuộc nữa. Thay vào đó, Tâm sẽ cố gắng để cho người lớn thấy được sự nỗ lực của bản thân, để phụ huynh thấy rằng cậu có thể che chở được cho con gái của họ.

Nói là vậy nhưng Tâm vẫn còn rất nhiều trăn trở. Mỗi ngày, cậu đều nỗ lực làm việc để kiếm tiền, không cho bản thân có thời gian rảnh bởi mỗi khi rảnh rỗi, Tâm lại suy nghĩ nhiều về tương lai.

"Em lo lắng không biết cuộc sống sau này của mình sẽ thế nào, bố mẹ và các em ra sao, rồi tình yêu của mình sẽ đi về đâu, mình sống vì mục đích gì, lý do gì?... nhiều lắm. Nhưng đó cũng là động lực để em cố gắng. Em biết mình tuy bị khuyết tật nhưng vẫn may mắn hơn nhiều người. Hy vọng em sẽ có công việc ổn định, thu nhập ổn định và có tương lai tốt đẹp hơn.

Cũng có nhiều người gọi điện muốn hỗ trợ em về tiền bạc. Nhưng em đăng lên chỉ với mục đích tìm việc, chứ không xin hỗ trợ tiền bạc. Em mong ai muốn quyên góp tiền giúp em thì hãy giúp các em bé có hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao. Em cảm ơn mọi người rất nhiều", Tâm nói thêm.

Diễn biến bất ngờ vụ cô gái trẻ bị sàm sỡ ở nhà trọDiễn biến bất ngờ vụ cô gái trẻ bị sàm sỡ ở nhà trọ

GiadinhNet - Nam thanh niên thực hiện hành vi khống chế, sàm sỡ cô gái ở nhà trọ không bị tạm giữ, đã được thả về nhà.

Theo Trí Thức Trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024

Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024

Giáo dục - 7 giờ trước

Ngày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Giáo dục - 17 giờ trước

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Giáo dục - 21 giờ trước

Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Giáo dục - 1 ngày trước

Từ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 3 ngày trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 3 ngày trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 3 ngày trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Top