Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chạy bộ có tác dụng gì với người cao tuổi?

Thứ ba, 08:33 02/01/2024 | Dân số và phát triển

Chạy bộ mang đến nhiều tác dụng cho người cao tuổi như giảm nguy cơ tử vong, cải thiện mật độ xương, giảm nguy cơ ung thư. Tuy nhiên người cao tuổi nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn hình thức vận động để đạt hiệu quả tốt nhất.

Những sai lầm khiến chạy bộ kém hiệu quả

Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên - Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, chạy bộ có thể gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn chấn thương cho người cao tuổi . Chủ yếu là các chấn thương do vận động quá mức. Một số chấn thương liên quan đến chạy bộ thường do gân và dây chằng bị quá tải gây ra như: viêm cân gan chân, căng cơ , tổn thương gân Achiles….

Chạy bộ có tác dụng gì với người cao tuổi?- Ảnh 1.

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên - Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Cách chạy bộ hiệu quả và giảm nguy cơ chấn thương:

- Khởi động kỹ và đúng cách không quên giãn cơ trước và sau khi chạy bộ

- Trong quá trình chạy, có một số cơ quan quan trọng và cần phải duy trì tập luyện như cơ bụng, cơ gân kheo, cơ mông nhỡ, cơ tứ đầu…

- Khi chạy bộ, nên bắt đầu từ từ và tăng dần tần suất, cường độ. Người chạy bộ cần lưu ý nguyên tắc: tăng khoảng cách/cường độ không quá 10% mỗi tuần.

- Đảm bảo khởi động đúng cách và giãn cơ trước và sau khi chạy.

- Bắt đầu từ từ và tăng dần tần suất cũng như cường độ chạy với nguyên tắc tránh tăng khoảng cách hoặc cường độ hơn 10 % mỗi tuần.

- Duy trì tập luyện thêm các cơ quan trọng trong quá trình chạy như cơ mông nhỡ, cơ tứ đầu, gân kheo, cơ bụng…

- Đặt ra mục tiêu phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân và cố gắng hoàn thành.

- Người cao tuổi nên tập thêm các bài tập giữ thăng bằng hàng ngày để hạn chế nguy cơ ngã, chấn thương khi chạy.

- Một khuyến cáo về nguyên tắc hoạt động thể chất và hành vi của Australia khuyên những người lớn tuổi (trên 65 tuổi) nên thực hiện 30 phút hoạt động với cường độ vừa phải mỗi ngày.

Chạy bộ có tác dụng gì với người cao tuổi?- Ảnh 2.

Chạy bộ mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe cho người cao tuổi.

Chạy bộ có tác dụng gì?

Chạy bộ là môn thể thao phổ biến và đem lại rất nhiều lợi ích được nhiều người cao tuổi lựa chọn. Một số lợi ích của chạy bộ đối với sức khỏe người cao tuổi:

- Giảm nguy cơ ung thư

- Tăng độ nhạy insulin (giúp giảm tình trạng kháng insulin và nguy cơ mắc đái tháo đường ).

- Cải thiện mật độ xương

- Giảm mỡ máu

- Giảm nguy cơ tử vong do tim mạch và các nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân

- Giảm viêm

- Ngoài ra chạy bộ còn mang đến những lợi ích về tinh thần như: giảm nguy cơ trầm cảm, lo lắng và cải thiện tâm trạng.

Chạy bộ có tác dụng gì với người cao tuổi?- Ảnh 3.

Người cao tuổi nên khởi động kỹ trước khi chạy bộ để hạn chế nguy cơ chấn thương.

So với việc đi bộ, chạy bộ có thể mang đến những lợi ích lớn hơn như:

- Giảm cân tốt hơn

- Đốt cháy nhiều calo hơn

Chạy bộ được xem là sự lựa chọn thông minh để duy trì hoạt động cơ thể với người cao tuổi. Với 50 phút chạy bộ mỗi tuần, người cao tuổi có thể tăng cường sức khỏe tim mạch , giảm cân, giao lưu bạn bè để giải tỏa tinh thần…

Việc luyện tập ở người cao tuổi dù là môn thể thao nào đi nữa đều tốt hơn so với việc không vận động. Tùy vào thể trạng của mỗi người, nếu có thể lựa chọn chạy bộ thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe của người cao tuổi. Người cao tuổi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn loại hình vận động và cường độ tập luyện. Việc đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân cũng là cách để người cao tuổi đạt được hiệu quả tốt nhất khi vận động và hạn chế các nguy cơ chấn thương có thể xảy ra.


Kim Dung
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Top