Chê cỗ cưới sơ sài, thông gia to tiếng, khách vội bỏ về
Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra như những gì chúng ta mong đợi. Và dù đám cưới là một trong những dịp đáng nhớ nhất nhưng cũng dễ xảy ra mâu thuẫn.
Người ta bảo cưới xin không chỉ là chuyện của đôi trẻ mà còn là sự hoà hợp của hai gia đình . Tôi đã nghiệm ra điều này khi đám cưới của mình được tổ chức.
Tôi và chồng yêu thương nhau nhưng chỉ vì bất đồng chuyện cỗ cưới mà hai nhà cãi nhau to, tình cảm rạn nứt. Sự khác biệt văn hóa, lối sống ở hai nơi trở thành nguồn cơn của xung đột.
Gia đình tôi ở quê, vốn quen với phong cách cỗ bàn giản dị. Dù là cỗ cưới hay cỗ đám hiếu, cũng chỉ có vài món đơn thuần như gà luộc, thịt trâu xào, bánh bao chấm nước xào, giò lụa và đĩa rau, bát canh là đầy đủ.
Bao năm nay ở quê tôi, nhà nào cũng chỉ như vậy. Nhà ai giàu hơn hoặc tổ chức ở khách sạn thì khác một chút.

Thái độ của nhà trai làm nhà gái xấu hổ. Ảnh minh họa: FP
Tuy nhiên, phía nhà trai lại có quan niệm hoàn toàn khác. Gia đình chồng là người ở phố, có tiền.
Hôm đó, trong ngày đón dâu, nhà trai đặt 10 mâm để họ hàng ăn cỗ ở nhà gái. Nhưng khi khách nhà trai đến, nhìn thấy các món ăn giản dị trên bàn, họ bàn tán xôn xao.
Nhiều người thẳng thắn chê bai, khiến bầu không khí trở nên nặng nề. Họ ngồi vào mâm, gọi hết thứ này đến thứ nọ. Nhà gái không đáp ứng được thì nhà trai cười khó hiểu.
Có người còn thắc mắc “sao thịt trâu lại múc ra bát”, “sao tráng miệng lại có mấy miếng dưa hấu cắt mỏng tang thế này” khiến nhà gái ngượng ngùng.
Thấy thái độ của khách, mẹ chồng nhắc bố tôi và bảo nhà gái thiếu chu đáo, cỗ bàn sơ sài. Khi bố tôi giải thích rằng không phân biệt nhà trai, nhà gái, cỗ nhà ai cũng như nhau thì mẹ chồng khó chịu, bức bối ra mặt.
Bà phàn nàn trước mặt bố mẹ tôi, không nể nang: “Cỗ gì mà có 3-4 món chính, gọi rượu hết rượu, gọi bia hết bia, mỗi bàn được có mấy lon bia.
Mùa đông mà ngồi vào ăn, cỗ nguội ngơ nguội ngắt, gọi xào lại thì nửa tiếng không thấy ai ra. Cưới con mà sao bố mẹ qua loa thế”.
Bố tôi thấy thái độ của thông gia thì bực bội nhưng vì con gái, ông đành nhịn. Bố tôi cố gắng giải thích rằng phong tục ở đây là như vậy.
Mỗi mâm giới hạn số lượng bia, rượu chứ không có để uống thoải mái. Cỗ tự nấu nhưng khách đến một lúc dồn dập, toàn là bà con hàng xóm giúp nên không nhanh nhẹn được như ở nhà hàng chuyên nghiệp.
Dù bố có nói thế nào thì mẹ chồng tôi vẫn khó chịu, nói oang oang. Quan khách thấy hai bên lời qua tiếng lại thì ăn vội, rồi ra về. Mẹ tôi bực quá cũng ra nói vài câu rồi bảo con rể đưa mẹ mình vào chỗ ngồi. Tự nhiên đám cưới mất vui vì thông gia mâu thuẫn.
Sau đám cưới, cả làng bàn tán chuyện nhà tôi. Họ nói tôi làm dâu nhà chồng giàu có cũng chẳng sung sướng gì, rồi bảo tôi ham giàu mà cố vào nhà ấy.
Có người còn bảo: "Tôi mà là nhà gái thì hủy hôn ngay tức khắc, chứ cưới hỏi gì nữa. Thông gia mà không nể nang mặt mũi của nhau, quát người khác như quát trẻ con".
Nghe những lời đó, bố mẹ tôi đau lòng lắm. Nhưng tôi động viên bố mẹ bỏ ngoài tai. Ai cũng có lỗi lầm và cần thời gian để nhìn nhận lại. Thật may, vợ chồng tôi vẫn giữ vững niềm tin, quan tâm và yêu thương nhau.
Độc giả Mai Anh

Chưa kịp vui vì được làm dâu 'hào môn', tôi đau đớn khi phát hiện sự thật về cả gia đình chồng
Tâm sự - 8 giờ trướcGĐXH - Sau chuỗi ngày trắng đêm suy nghĩ, tôi quyết định tâm sự với mẹ chồng để mong tìm sự an ủi. Nào ngờ, điều khiến tôi đau đớn hơn là bà hoàn toàn biết điều đó từ lâu.

83 tuổi, bố tôi bị bà lão U70 lừa tình, muốn sang tên nhà cho bà ấy
Tâm sự - 15 giờ trướcMới quen vài tháng nhưng bạn gái của bố cư xử như nữ chủ nhân, còn ông bố 83 tuổi đang say tình của tôi đòi sang tên nhà cho "trà xanh" 68 tuổi này.

Tôi yêu 6 năm không cưới nổi vì lương 12 triệu không đủ mua trà sữa cho bạn gái
Tâm sự - 17 giờ trướcTôi nhiều lần phải phớt lờ gợi ý cưới xin của bạn gái 6 năm vì chưa đủ giàu để lấy vợ; có lúc "đứng hình" khi cô ấy nhờ mua trà sữa vì trong tài khoản không đủ tiền.

Tôi quyết định ly hôn sau 39 năm sống bên người chồng 'rất tốt' với tôi
Tâm sự - 1 ngày trướcGĐXH - 63 tuổi, tôi không còn sức để chờ đợi một người hiểu mình. Tôi không tiếc 39 năm đã qua, cũng không ân hận vì quyết định cưới anh. Nhưng tôi cũng không muốn lãng phí phần đời còn lại...

Choáng váng khi biết chồng đưa hết lương cho vợ lại giấu giếm nhiều 'tài sản trước hôn nhân'
Tâm sự - 1 ngày trướcGĐXH - Chồng nhìn tôi lạnh lùng rồi nói tôi không có quyền gì bắt ép anh như vậy, đó là tài sản trước hôn nhân và khi tài sản đó sinh sôi thì vẫn là tài sản riêng.

Ghét mẹ chồng, lạnh nhạt, xa cách với chồng: Tôi không hiểu sao vợ mình lại thay đổi hoàn toàn sau khi sinh con?
Tâm sự - 2 ngày trướcGĐXH - Mỗi lần ra đường nhìn thấy gia đình người ta hạnh phúc, tôi chỉ muốn khóc. Đêm nào cũng trằn trọc vì nhớ vợ con. Tại sao mọi thứ lại thay đổi nhanh đến vậy?

Mẹ chồng cờ bạc, muốn tôi cho 5 triệu mỗi tháng
Tâm sự - 2 ngày trướcMỗi tháng mẹ chồng có 10 triệu tiền cho thuê nhà và 5 triệu lương hưu nhưng đều nướng vào cờ bạc. Mới đây bà còn nói đang có một khoản nợ, đề nghị tôi mỗi tháng cho bà 5 triệu đồng

Vợ muốn chu cấp hàng tháng cho bố mẹ: 'Cuộc chiến' giữa quan điểm báo hiếu và tương lai gia đình
Tâm sự - 2 ngày trướcGĐXH - Tôi đã giải thích cho cô ấy là chúng tôi nên tích lũy đã, còn có thể cuối năm gửi cho bố mẹ một khoản để bố mẹ đón Tết hoặc khi ốm đau thì đóng góp sau. Cũng không thể nặng bên ngoại hay bên nội hơn được nhưng cô ấy không đồng ý.

Tôi cầu hôn, bạn gái nói lương dưới 30 triệu đừng mơ cưới vợ
Tâm sự - 2 ngày trướcBạn gái từ chối lời cầu hôn, nói thu nhập hơn 20 triệu của tôi chỉ đủ sống độc thân, chỉ các cô chú 7x mới hạnh phúc nổi với cuộc sống tiêu dưới 50 triệu khi có con.

Chồng tôi vẫn lén lút chuyển tiền cho vợ cũ mua nhà
Tâm sự - 3 ngày trước10 năm sống cùng nhau, tôi không hề nghi ngờ chồng qua lại với vợ cũ, nhưng mới đây tôi được biết anh ấy còn chuyển tiền cho vợ cũ mua nhà

5 năm chờ chồng, ra đi sau 6 tháng vật lộn với bệnh tật: Thái độ của người chồng khiến cả gia đình vợ 'chết đứng'!
Tâm sựGĐXH - 5 năm sau khi anh đi, chị đổ bệnh nặng. Bệnh phát rất nhanh khiến chị suy kiệt kinh khủng, mà gọi anh về anh cũng không về. Chị cố gắng được 6 tháng thì qua đời.