Chết người vì những bài thuốc “rỉ tai”
GiadinhNet - Có những ngày trực cấp cứu, BS Ngô Đức Hùng – Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận nhiều bệnh nhân “không còn biết chữa thế nào” do hậu quả của việc tự ý dùng thuốc Đông y lâu ngày. Hầu hết những bệnh nhân này đều dùng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc do lời đồn thổi dẫn đến dị ứng, suy gan, suy thận, thậm chí tử vong…
Hậu quả khôn lường
BS Ngô Đức Hùng cho biết, nguy hiểm nhất là khi người dân mình rất dễ tin vào những thông tin truyền miệng. Chỉ cần nghe ai đó khen một vài thứ con, thứ cây nào đó cùng những lời đồn thổi đánh trúng tâm lý “phong trào chữa bách bệnh” thì càng đắt hàng. Tác dụng của mấy thứ thuốc này được thổi phồng lên một cách quá mức và đương nhiên các thầy lang không giấy phép hành nghề được lên ngôi, càng bí hiểm càng tốt. Sau một vài liệu trình điều trị, nhiều người bệnh “tiền mất, tật mang” tìm đến viện. Nhiều trường hợp bệnh tình quá nặng, các bác sĩ chỉ còn biết nhìn nhau lắc đầu vì không thể chữa được nữa.
“Khổ cái là nhiều người thường tin lời đồn thổi hơn lời khuyên bác sĩ. Có lần tôi nghe người nhà bệnh nhân mình vừa kê đơn và tư vấn nói chuyện với nhau: “Gan bắt đầu xơ, bác sĩ lại kê cho một đống thuốc. Thôi không uống thuốc Tây đâu, về nhà cắt thuốc Nam uống chứ uống thuốc Tây vừa nặng vừa hại người chết có ngày”. Sau vài tháng, chính bệnh nhân này vào cấp cứu vì suy gan cấp, lúc ấy thì đã quá muộn”, BS Ngô Đức Hùng cho biết.
Dọc đường một vùng quê nào đó, hay thậm chí là thành phố lớn, người ta có thể dễ dàng nhận thấy bao thứ rễ, thứ lá, thậm chí là côn trùng, bò sát, chim chóc được bày bán với lời quảng cáo “chữa bách bệnh”. Mỗi lần đi chơi đâu đó, bất kể nơi nào cũng bày bán thuốc bổ dương tốt cho đàn ông, từ sâu bọ cho đến nấm mốc rồi cây cỏ... 100% thứ gì cứ được gắn mác viagra thảo dược đều bán chạy. Điều này rất nguy hiểm, chẳng biết bổ đến đâu nhưng càng ngày bệnh nhân các bệnh mạn tính càng nặng nề trong khi lời khuyên của bác sĩ thì không thực hiện, chỉ thích thực hiện theo tin đồn…
Trong mấy năm gần đây, nhiều trẻ em nhiễm độc chì nặng do uống thuốc cam không rõ nguồn gốc, thậm chí tử vong được cảnh báo nhãn tiền nhưng mấy ngày qua vẫn có trường hợp trẻ 6 tháng tuổi uống thuốc cam bị hôn mê, bất tỉnh.
Theo BS Nguyễn Hữu Trường -Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai), Trung tâm hàng ngày cấp cứu cho rất nhiều trường hợp bị dị ứng thuốc, trong đó có nhiều người bị tai biến thuốc Đông y. Có những người đang điều trị Tây y thì lại sợ uống nhiều thuốc Tây “độc” nên tự tiện đi đến thầy lang cắt thuốc Đông y về uống cho “bổ”. Nhưng sau đó bệnh không đỡ mà còn nặng hơn, đến cấp cứu thì mặt mũi, tay chân biến dạng, phù nề.
Viện Tim mạch Quốc gia cũng là nơi đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân tim mạch nhập viện trong tình trạng nguy kịch như vừa suy tim, vừa suy thận, thậm chí suy gan do nhiễm độc, nhiều trường hợp quá nặng đã tử vong. Điều tra bệnh sử thường cho thấy các bệnh nhân đã có một thời gian dài dùng thuốc bổ Đông y để nâng cao thể trạng.
Phải thận trọng khi dùng thuốc
Theo BS Nguyễn Hữu Trường, dù là thuốc Đông y hay thuốc Tây y thì đều có chung tác dụng là điều hòa các rối loạn chức năng và trị bệnh. Thuốc Tây y được tổng hợp từ các hoạt chất, hóa dược theo công nghệ hiện đại với đậm độ cao, hiệu quả tập trung, tác dụng nhanh. Còn thuốc Đông y có rất nhiều dược chất khác nhau, mỗi bài thuốc lên hàng chục vị. Nếu người thầy thuốc giỏi có kinh nghiệm, lại biết kết hợp và điều chỉnh các vị thuốc hợp lý thì thảo dược hay động vật cũng sẽ có tác dụng chữa bệnh tốt. Còn ngược lại, có thể gây dị ứng, nhiễm độc hậu quả khôn lường.
Đặc biệt đối với thuốc Đông y, nhiều bệnh nhân không phải bị dị ứng, nhiễm độc do các hoạt chất trong thuốc Đông y mà lại do hậu quả của những hóa chất dùng trong quá trình bảo quản các kho thuốc như lưu huỳnh, diêm sinh để chống ẩm, chống nấm mốc.
Việc chữa trị cho những bệnh nhân bị biến chứng, dị ứng bởi thuốc Đông y thường rất khó khăn do diễn tiến âm thầm, khi được phát hiện được thì bệnh nhân đã vào giai đoạn muộn. Nếu bệnh nhân uống thuốc không rõ thành phần hay uống thuốc Đông y lẫn Tây y thì việc cấp cứu và điều trị càng trở nên khó khăn vì các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân. Hơn nữa, với những trường hợp bị suy gan, suy thận sau uống thuốc, kết hợp với bệnh mà bệnh nhân đã được điều trị trước đó thì dị ứng thuốc Đông y càng trở nên nặng nề và dễ tử vong. Những trường hợp cấp cứu thành công có thể bị di chứng về mắt như mù lòa hoặc phải chạy thận cho đến hết đời.
Lương y Dương Đức Mến (Phòng khám Đông y Láng Hạ, Hà Nội) cho rằng, kể cả Đông y hay Tây y, nguyên tắc là khi nào có bệnh mới dùng thuốc, bệnh gì điều trị bằng thuốc nấy chứ không cắt thuốc bổ theo kiểu “chữa bách bệnh” một cách bừa bãi. Nếu muốn điều trị bằng thuốc Đông y, bệnh nhân cần phải tới khám và được tư vấn, bắt mạch cẩn thận, không nhờ người nhà cắt thuốc hộ, thậm chí là thuốc bổ. Tùy từng thể tạng, cơ địa của mỗi người, không phải cứ tốt với người này là tốt với người kia. Vì vậy, muốn dùng thuốc Đông y cũng phải tuân thủ những nguyên tắc và lời khuyên của thầy thuốc.
Theo BS Nguyễn Hữu Trường, dù đó là thuốc Đông y hay Tây y để bồi dưỡng hay chữa bệnh, nếu thấy người có ban đỏ, mẩn ngứa hay những dấu hiệu khác thường thì bệnh nhân cần phải đến các cơ sở y tế ngay để khám và điều trị kịp thời.
“Nếu muốn điều trị bằng thuốc Đông y, bệnh nhân cần phải tới khám và được tư vấn, bắt mạch cẩn thận, không nhờ người nhà cắt thuốc hộ, thậm chí là thuốc bổ. Tùy từng thể tạng, cơ địa của mỗi người, không phải cứ tốt với người này là tốt với người kia”.
Lương y Dương Đức Mến
Tri Thường
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 2 ngày trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 4 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 5 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 5 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tếSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.