Chiến lược DS/SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020: Đồng bộ, phù hợp và hiệu quả
GiadinhNet - Đó là những tiêu chí và hướng triển khai Chiến lược DS/SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (gọi tắt là Chiến lược) vừa được Hội nghị trực tuyến triển khai Chiến lược đặt ra.
![]() |
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: Chí Cường. |
Đột phá về phát triển nhân lực
Hội nghị trực tuyến triển khai Chiến lược DS/SKSS giai đoạn 2011 - 2020 được tổ chức tại Văn phòng Chính phủ, kết nối với 63 điểm cầu tại UBND các tỉnh, thành phố vừa diễn ra ngày 14/12, đúng 1 tháng sau Quyết định 2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược.
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, trong thắng lợi về phát triển kinh tế - xã hội 10 năm qua của đất nước là nhờ sự chú trọng phát triển nguồn nhân lực. Trong đó có sự đóng góp của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác DS-KHHGĐ. Công tác DS-KHHGĐ đã góp phần quan trọng làm cho tốc độ tăng dân số nước ta ở mức hợp lý, kiểm soát được; sức khỏe của bà mẹ, trẻ em và ý thức về việc phải đảm bảo được sự phát triển dân số cân bằng về giới tính đã ngày càng được nâng cao.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước ta đã xác định, trong thời gian tới phát huy lợi thế nhân lực là một việc hết sức quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó công tác DS-KHHGĐ có ý nghĩa vô cùng to lớn. Do đó, việc triển khai đồng thời Chiến lược DS/SKSS giai đoạn 2011 - 2020 tới cán bộ chủ chốt của UBND 63 tỉnh, thành phố cùng các sở, ban, ngành liên quan là rất kịp thời, đúng tinh thần của bước đột phá thứ hai mà Đại hội Đảng lần thứ XI xác định là đột phá về phát triển nhân lực và ứng dụng khoa học công nghệ.
Chú trọng nâng cao chất lượng dân số
Được sự ủy quyền của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, TS. Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ trình bày tóm tắt Chiến lược DS/SKSS Việt Nam 2011 - 2020 về các quan điểm, mục tiêu, các giải pháp chủ yếu, các giai đoạn thực hiện và các dự án của Chiến lược.
Chiến lược DS/SKSS Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 được tập trung triển khai đồng bộ ở các lĩnh vực: Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số (phát huy lợi thế cơ cấu "dân số vàng", chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số, kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh) và phân bố dân số; góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tại Hội nghị, Bộ Y tế đã hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động thực hiện cụ thể hoá các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã được xác định trong Chiến lược DS/SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Chương trình hành động truyền thông - giáo dục chuyển đổi hành vi DS-KHHGĐ; Các nội dung ưu tiên và định hướng triển khai công tác chăm sóc SKSS giai đoạn 2011 - 2015...
Phần thảo luận và tham luận của Hội nghị nhận được các ý kiến đóng góp thiết thực của lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể và lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố. Ông Nguyễn Xuân Đường - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An khẳng định, trong các giải pháp thực hiện Chiến lược, giải pháp truyền thông là rất quan trọng. Cần tăng cường tuyên truyền để cung cấp thông tin đầy đủ tới các cấp lãnh đạo để lãnh chỉ đạo, triển khai tốt Chiến lược. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân số phải được đào tạo và trang bị đầy đủ các phương tiện và tài liệu truyền thông mới có thể đạt kết quả cao trong công tác truyền thông chuyển đổi hành vi.
![]() |
Một buổi tư vấn SKSS/KHHGĐ cho chị em phụ nữ. Ảnh: Dương Ngọc. |
Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ghi nhận sự vào cuộc tích cực của Bộ Y tế trong việc triển khai xây dựng các báo cáo, văn bản liên quan đến kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược DS/SKSS giai đoạn 2011- 2020.
Trước những khó khăn, thách thức của công tác DS/SKSS trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đã nhấn mạnh, Bộ Y tế cần tập trung khắc phục khó khăn, tập trung nâng cao chất lượng dân số, tăng cường công tác sàng lọc trước sinh và sơ sinh nhằm giảm bớt nguy cơ dị tật bẩm sinh. Tích cực giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tỉ lệ tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh, đặc biệt ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý, đối với 10 tỉnh có tỉ số mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất, Bộ Y tế phải có giải pháp quyết liệt nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng này. Công tác truyền thông cho Chiến lược phải có địa chỉ, mục tiêu, tác dụng cụ thể cho từng đối tượng, đặc biệt là sự phối hợp tuyên truyền với Bộ GD&ĐT về giáo dục giới tính, gia đình, SKSS cho học sinh ngay trong ghế nhà trường. Xây dựng chỉ số tối thiểu để giám sát quá trình thực hiện Chiến lược theo từng năm để Chiến lược phát huy thực sự hiệu quả.
Để thực hiện tốt Chiến lược trong thời gian tới, Phó Thủ tướng chỉ đạo các tỉnh, thành, ngành y tế địa phương cần tập trung xây dựng kế hoạch hoạt động của công tác DS-KHHGĐ phù hợp với tình hình của địa phương, hoàn thành kế hoạch hành động của giai đoạn 1 trong tháng 2/2012. Cần hoạch định cụ thể các nhóm giải pháp trong Chiến lược và 13 dự án, đề án của Chiến lược trình các cơ quan liên quan phê duyệt xong ngay trong quý I/2012. Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo ngành y tế - dân số và các địa phương cần tập trung củng cố tổ chức bộ máy cán bộ chuyên trách về công tác dân số; điều chỉnh về tài chính, đảm bảo nguồn lực để triển khai hiệu quả công tác dân số trong giai đoạn tới.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân |
Hà Thư

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.